Nợ xấu ngân hàng đang giảm khá nhanh
Tốc độ tăng nợ xấu chậm lại trong 6 tháng cuối năm 2012, đặc biệt giảm mạnh trong tháng 12
Ở hai kênh dữ liệu, từ báo cáo của các tổ chức tín dụng và giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu đã có xu hướng giảm khá nhanh.
Tại buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013, thông tin dẫn nguồn Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm từ khoảng 8,82% tại thời cuối tháng 9/2012 xuống còn khoảng 6% vào cuối tháng 2/2013.
Con số trên là theo kết quả giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Còn theo con số từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cũng có xu hướng giảm khá mạnh vào cuối năm 2012.
Cụ thể, dữ liệu mà VnEconomy tìm hiểu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu ước tính theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã giảm xuống mức 4,08% sau khi tăng từ mức 3,07% cuối năm 2011 lên mức cao nhất là 4,86% vào thời điểm cuối tháng 11/2012.
Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có chiều hướng chậm lại trong nửa sau năm vừa qua. Trong quý 1/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng ở khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng; riêng tháng 12/2012 giảm 12,2%.
Tác động giảm nợ xấu trong tháng 12/2012 chủ yếu do các tổ chức tín dụng đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Tính chung, trong năm 2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thống ước đạt khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng, do có nợ xấu mới tiếp tục phát sinh.
Về mức tăng trưởng nợ xấu theo năm, tốc độ cao đã thể hiện từ năm 2008 với mức 75%, nhưng đến năm 2009 đã giảm mạnh xuống mức 27%; đến năm 2011 lại tăng trưởng tới 64% và tính đến 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66%.
Trong các mốc trên, mức tăng trưởng thấp năm 2009 được lý giải ở tác động của chính sách kích cầu và tăng trưởng tín dụng cao; mẫu số tổng dư nợ mở rộng đã “giúp” che khuất tốc độ tăng của nợ xấu. Đến năm 2011 và 2012, tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức thấp kỷ lục, tốc độ tăng nợ xấu mới thực sự lộ rõ.
Với diễn biến có xu hướng cải thiện từ cuối năm 2012, sắp tới, nếu công ty quản lý tài sản ra đời, có thể kỳ vọng nợ xấu sẽ dần được xử lý tốt hơn. Tuy nhiên, cơ sở để giảm được nợ xấu bền vững vẫn tùy thuộc chủ yếu vào sự phục hồi của nền kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp.
Trong bản tin kinh tế vĩ mô vừa phát hành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhấn mạnh rằng: “Trạng thái động của nợ xấu có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, giống như hai mặt của một đồng tiền”.
Theo phân tích của Ủy ban, cũng giống như lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng là biến nội sinh và có quan hệ hai chiều với dòng tín dụng để có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn khi tương tác với nhau. Tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình, nợ xấu gia tăng sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực và qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm.
Tại buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013, thông tin dẫn nguồn Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm từ khoảng 8,82% tại thời cuối tháng 9/2012 xuống còn khoảng 6% vào cuối tháng 2/2013.
Con số trên là theo kết quả giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Còn theo con số từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cũng có xu hướng giảm khá mạnh vào cuối năm 2012.
Cụ thể, dữ liệu mà VnEconomy tìm hiểu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu ước tính theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã giảm xuống mức 4,08% sau khi tăng từ mức 3,07% cuối năm 2011 lên mức cao nhất là 4,86% vào thời điểm cuối tháng 11/2012.
Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có chiều hướng chậm lại trong nửa sau năm vừa qua. Trong quý 1/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng ở khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng; riêng tháng 12/2012 giảm 12,2%.
Tác động giảm nợ xấu trong tháng 12/2012 chủ yếu do các tổ chức tín dụng đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Tính chung, trong năm 2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thống ước đạt khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng, do có nợ xấu mới tiếp tục phát sinh.
Về mức tăng trưởng nợ xấu theo năm, tốc độ cao đã thể hiện từ năm 2008 với mức 75%, nhưng đến năm 2009 đã giảm mạnh xuống mức 27%; đến năm 2011 lại tăng trưởng tới 64% và tính đến 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66%.
Trong các mốc trên, mức tăng trưởng thấp năm 2009 được lý giải ở tác động của chính sách kích cầu và tăng trưởng tín dụng cao; mẫu số tổng dư nợ mở rộng đã “giúp” che khuất tốc độ tăng của nợ xấu. Đến năm 2011 và 2012, tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức thấp kỷ lục, tốc độ tăng nợ xấu mới thực sự lộ rõ.
Với diễn biến có xu hướng cải thiện từ cuối năm 2012, sắp tới, nếu công ty quản lý tài sản ra đời, có thể kỳ vọng nợ xấu sẽ dần được xử lý tốt hơn. Tuy nhiên, cơ sở để giảm được nợ xấu bền vững vẫn tùy thuộc chủ yếu vào sự phục hồi của nền kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp.
Trong bản tin kinh tế vĩ mô vừa phát hành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhấn mạnh rằng: “Trạng thái động của nợ xấu có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, giống như hai mặt của một đồng tiền”.
Theo phân tích của Ủy ban, cũng giống như lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng là biến nội sinh và có quan hệ hai chiều với dòng tín dụng để có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn khi tương tác với nhau. Tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình, nợ xấu gia tăng sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực và qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm.