Thời gian là kẻ thù của xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ khó khăn của Việt Nam trong năm qua và những năm tiếp theo
Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đang chờ được phê duyệt. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính quốc tế, các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam cho rằng, hai điểm đáng chú ý nhất hiện nay là “thời gian” và “thể chế”.
Kinh tế Việt Nam năm 2013 được đánh giá là vẫn còn nhiều thách thức. Đáng chú ý, xử lý nợ xấu là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Theo ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), đây là một trong những “vết thương nội tại” của nền kinh tế.
Ông Preben phân tích, kết quả của quá trình đầu tư không hiệu quả nhiều năm qua là những vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng. Tiền được vay từ ngân hàng để đầu tư thường là không được đánh giá công bằng hoặc quá đắt đỏ. Kết quả là, các khoản vay đó khó có thể được hoàn trả.
Theo ông Sameer Goyal, chuyên gia tài chính cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) Chính phủ Việt Nam đã có một số giải pháp nhưng trì hoãn tốc độ xử lý nợ xấu ngày nào cũng gây tăng chi phí ngày đó.
Đồng tình với quan điểm về tiến độ xử lý nợ xấu của Việt Nam, ông Daryl Dong – chuyên gia tài chính cao cấp của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) chia sẻ, người Trung Quốc có câu ngạn ngữ “thời điểm tốt nhất để trồng cây là cách đây một năm” với hàm ý dù đã muộn nhưng vẫn là lúc tốt nhất để làm.
“Tương tự với thực trạng nợ xấu của Việt Nam, thời điểm tốt nhất để làm đã qua rồi và ngay bây giờ phải xử lý nó. Thời gian là kẻ thù của nợ xấu”, ông Darryl Dong khẳng định.
Quá trình xử lý này không chỉ chịu áp lực về thời gian mà còn gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng khung thể chế phù hợp. Ông Sameer Goyal đánh giá đây là một trong những điểm khó khăn vì khung pháp lý, thể chế, giám sát của Việt Nam vẫn đi sau so với các chuẩn mực/thông lệ quốc tế, cụ thể là quyền của chủ nợ, khả năng trả nợ, phá sản. “Bên cạnh đó, những nỗ lực tái cấu trúc sẽ đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi Chính phủ không có nhiều tiềm lực tài chính”, ông Sameer nói.
Đồng thời, yếu tố mấu chốt được chỉ định là cải thiện chất lượng quản trị công ty, bởi quản trị kém dẫn tới thể chế yếu. Vị chuyên gia này kiến nghị cần có sự điều phối đa ngành giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tham vấn các bên liên quan và doanh nghiệp. “Sẵn sàng cho tình huống xấu nhất nhưng hy vọng ở điều tốt đẹp nhất”, vị chuyên gia WB nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến việc xây dựng hệ thống thể chế, ông Daryl Dong nêu quan điểm cơ chế xử lý nợ xấu tại Việt Nam chưa rõ ràng và khó xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Theo đó, thị trường mua bán nợ khó đòi chưa phát triển ở các thị trường mới nổi như Việt Nam.
Hiện chưa nhà đầu tư nào có thể mua được nợ xấu Việt Nam trừ các Công ty quản lý tài sản (AMC) của mỗi ngân hàng, Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính (DATC) và Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) có kế hoạch thành lập.
“Nếu Chính phủ làm rõ được AMC, VAMC hay DATC làm gì và luật pháp sẽ sửa đổi theo hướng nào để khuyến khích việc mua bán tài sản, nợ xấu thì các nhà đầu tư sẽ tìm đến, nhờ đó, Việt Nam sẽ có một thị trường nợ khó đòi hoàn hảo”, ông Daryl nhấn mạnh.
Ông Daryl cũng chia sẻ thêm, vai trò của Nhà nước giống một người sắp ra sân chơi với những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường như giảm thuế, cải cách thể chế. “Nhà đầu tư nào cũng chỉ lên kế hoạch xử lý nợ khi đã nhìn thấy một cơ chế tốt”, vị chuyên gia IFC khẳng định.
Thêm vào đó, ông Daryl khẳng định, muốn việc xử lý có hiệu quả thật thì cần phải sửa cả Luật phá sản, quyền phát mãi tài sản, đây là một phần giúp tạo hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu. Về cách mua bán các khoản nợ, ông Daryl e ngại về phương pháp mua theo giá trị sổ sách vì cách làm này có thể liên quan đến việc chuyển giá và giải pháp được khuyến nghị là bán theo giá thị trường nhằm thu hút được nhà đầu tư.
Phân tích kỹ về vấn đề thể chế bà Chui Sum Lee - Tổng giám đốc Công ty tư vấn tài chính PricewaterhouseCoopers (Malaysia) – cho rằng, Việt Nam cần có lộ trình và thể chế rõ ràng về việc thành lập công ty mua bán nợ nhà nước để xử lý nợ xấu.
Vị chuyên gia của PWC chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước Trung Quốc, Malaysia. Theo đó, để thúc đẩy hoạt động mua bán nợ xấu, từ năm 2005, Trung Quốc cho phép khối ngoại đầu tư vào nợ xấu được phép chuyển lợi nhuận thu được về nước mình để khuyến khích.
Tại Malaysia cũng như ở Thái Lan, khi muốn truy hồi nợ hay xóa nợ thì khoản nợ gốc không bị tính thuế. Tuy nhiên, nếu một nhà đầu tư mua khoản nợ xấu với mức giá 20 đồng, sau này thu về 40 đồng thì họ vẫn bị đánh thuế 20 đồng. Malaysia coi nợ xấu như chứng khoán thông thường và vẫn tính thuế.
Trước lo ngại về tác động đối với lạm phát từ việc hình thành một công ty quản lý tài sản (VAMC), theo bà Chui Sum Lee, hoạt động của công ty này sẽ giúp cải thiện thanh khoản và có thể tác động tới lạm phát, nhưng không chắc sẽ có lạm phát cao. “Việc này còn phụ thuộc vào rất nhiều biện pháp mà Chính phủ có thể thực hiện để kiềm chế lạm phát”, bà Chui Sum Lee khẳng định. Cách thức bơm tiền được chuyên gia này khuyến nghị là bơm dần dần.
“Nhờ đó, khối lượng tiền bơm ra được kéo dãn và như thế tốt hơn nhiều, bởi lẽ, các ngân hàng thương mại có thời gian điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dựa trên dòng tiền kỳ vọng. Nếu tiền về dồn dập có thể làm vấn nạn nợ xấu quay trở lại”, bà Chui Sum Lee phân tích.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Kinh tế Việt Nam năm 2013 được đánh giá là vẫn còn nhiều thách thức. Đáng chú ý, xử lý nợ xấu là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Theo ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), đây là một trong những “vết thương nội tại” của nền kinh tế.
Ông Preben phân tích, kết quả của quá trình đầu tư không hiệu quả nhiều năm qua là những vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng. Tiền được vay từ ngân hàng để đầu tư thường là không được đánh giá công bằng hoặc quá đắt đỏ. Kết quả là, các khoản vay đó khó có thể được hoàn trả.
Theo ông Sameer Goyal, chuyên gia tài chính cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) Chính phủ Việt Nam đã có một số giải pháp nhưng trì hoãn tốc độ xử lý nợ xấu ngày nào cũng gây tăng chi phí ngày đó.
Đồng tình với quan điểm về tiến độ xử lý nợ xấu của Việt Nam, ông Daryl Dong – chuyên gia tài chính cao cấp của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) chia sẻ, người Trung Quốc có câu ngạn ngữ “thời điểm tốt nhất để trồng cây là cách đây một năm” với hàm ý dù đã muộn nhưng vẫn là lúc tốt nhất để làm.
“Tương tự với thực trạng nợ xấu của Việt Nam, thời điểm tốt nhất để làm đã qua rồi và ngay bây giờ phải xử lý nó. Thời gian là kẻ thù của nợ xấu”, ông Darryl Dong khẳng định.
Quá trình xử lý này không chỉ chịu áp lực về thời gian mà còn gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng khung thể chế phù hợp. Ông Sameer Goyal đánh giá đây là một trong những điểm khó khăn vì khung pháp lý, thể chế, giám sát của Việt Nam vẫn đi sau so với các chuẩn mực/thông lệ quốc tế, cụ thể là quyền của chủ nợ, khả năng trả nợ, phá sản. “Bên cạnh đó, những nỗ lực tái cấu trúc sẽ đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi Chính phủ không có nhiều tiềm lực tài chính”, ông Sameer nói.
Đồng thời, yếu tố mấu chốt được chỉ định là cải thiện chất lượng quản trị công ty, bởi quản trị kém dẫn tới thể chế yếu. Vị chuyên gia này kiến nghị cần có sự điều phối đa ngành giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tham vấn các bên liên quan và doanh nghiệp. “Sẵn sàng cho tình huống xấu nhất nhưng hy vọng ở điều tốt đẹp nhất”, vị chuyên gia WB nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến việc xây dựng hệ thống thể chế, ông Daryl Dong nêu quan điểm cơ chế xử lý nợ xấu tại Việt Nam chưa rõ ràng và khó xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Theo đó, thị trường mua bán nợ khó đòi chưa phát triển ở các thị trường mới nổi như Việt Nam.
Hiện chưa nhà đầu tư nào có thể mua được nợ xấu Việt Nam trừ các Công ty quản lý tài sản (AMC) của mỗi ngân hàng, Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính (DATC) và Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) có kế hoạch thành lập.
“Nếu Chính phủ làm rõ được AMC, VAMC hay DATC làm gì và luật pháp sẽ sửa đổi theo hướng nào để khuyến khích việc mua bán tài sản, nợ xấu thì các nhà đầu tư sẽ tìm đến, nhờ đó, Việt Nam sẽ có một thị trường nợ khó đòi hoàn hảo”, ông Daryl nhấn mạnh.
Ông Daryl cũng chia sẻ thêm, vai trò của Nhà nước giống một người sắp ra sân chơi với những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường như giảm thuế, cải cách thể chế. “Nhà đầu tư nào cũng chỉ lên kế hoạch xử lý nợ khi đã nhìn thấy một cơ chế tốt”, vị chuyên gia IFC khẳng định.
Thêm vào đó, ông Daryl khẳng định, muốn việc xử lý có hiệu quả thật thì cần phải sửa cả Luật phá sản, quyền phát mãi tài sản, đây là một phần giúp tạo hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu. Về cách mua bán các khoản nợ, ông Daryl e ngại về phương pháp mua theo giá trị sổ sách vì cách làm này có thể liên quan đến việc chuyển giá và giải pháp được khuyến nghị là bán theo giá thị trường nhằm thu hút được nhà đầu tư.
Phân tích kỹ về vấn đề thể chế bà Chui Sum Lee - Tổng giám đốc Công ty tư vấn tài chính PricewaterhouseCoopers (Malaysia) – cho rằng, Việt Nam cần có lộ trình và thể chế rõ ràng về việc thành lập công ty mua bán nợ nhà nước để xử lý nợ xấu.
Vị chuyên gia của PWC chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước Trung Quốc, Malaysia. Theo đó, để thúc đẩy hoạt động mua bán nợ xấu, từ năm 2005, Trung Quốc cho phép khối ngoại đầu tư vào nợ xấu được phép chuyển lợi nhuận thu được về nước mình để khuyến khích.
Tại Malaysia cũng như ở Thái Lan, khi muốn truy hồi nợ hay xóa nợ thì khoản nợ gốc không bị tính thuế. Tuy nhiên, nếu một nhà đầu tư mua khoản nợ xấu với mức giá 20 đồng, sau này thu về 40 đồng thì họ vẫn bị đánh thuế 20 đồng. Malaysia coi nợ xấu như chứng khoán thông thường và vẫn tính thuế.
Trước lo ngại về tác động đối với lạm phát từ việc hình thành một công ty quản lý tài sản (VAMC), theo bà Chui Sum Lee, hoạt động của công ty này sẽ giúp cải thiện thanh khoản và có thể tác động tới lạm phát, nhưng không chắc sẽ có lạm phát cao. “Việc này còn phụ thuộc vào rất nhiều biện pháp mà Chính phủ có thể thực hiện để kiềm chế lạm phát”, bà Chui Sum Lee khẳng định. Cách thức bơm tiền được chuyên gia này khuyến nghị là bơm dần dần.
“Nhờ đó, khối lượng tiền bơm ra được kéo dãn và như thế tốt hơn nhiều, bởi lẽ, các ngân hàng thương mại có thời gian điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dựa trên dòng tiền kỳ vọng. Nếu tiền về dồn dập có thể làm vấn nạn nợ xấu quay trở lại”, bà Chui Sum Lee phân tích.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)