Nội địa hoá lắm gian nan
“Các nhà cung cấp Việt Nam đã không thực sự năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng”
Phát triển công nghiệp phụ trợ (từng bước nội địa hoá linh phụ kiện để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp FDI) đang được coi là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Tuy nhiên, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI không đơn giản.
Khoảng cách về nhận thức
Ông Junichi Mori - chuyên gia Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) - cho biết: các nhà sản xuất Nhật Bản thường xuyên than phiền: Họ rất mong muốn phối hợp với các nhà cung cấp địa phương để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng quả là “mò kim đáy biển”.
Hầu hết trong số họ phải “liều lĩnh” đi tìm các nhà cung cấp Việt Nam bằng cách lần giở các “trang vàng” niên giám điện thoại, thậm chí nhờ cả các mối quan hệ cá nhân của nhân viên để tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng, nhưng tiếp cận hàng trăm công ty mới tìm được một nhà cung cấp đạt yêu cầu.
Ông Mori cho rằng: “Các nhà cung cấp Việt Nam đã không thực sự năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng”. Họ dường như không tự tin và không có khái niệm “xây dựng quan hệ” trong kinh doanh.
Hạn chế tiếp theo của các doanh nghiệp Việt Nam là về nhận thức. Theo ông Mori, trên thực tế luôn tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản hay “quan trọng” các tiểu tiết, và họ bị từ chối thẳng thừng các đơn đặt hàng sản xuất linh kiện, với lý do “chưa đạt yêu cầu”.
Nói về kinh nghiệm “làm ăn” với người Nhật, ông Nguyễn Thiện Ái - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội - cho biết: “Có 3 nguyên tắc bất di bất dịch cộng tác với đối tác Nhật: đảm bảo giao hàng đúng hạn, chất lượng sản phẩm luôn ổn định và giá cả luôn cạnh tranh.
Để trở thành doanh nghiệp vệ tinh chuyên cung cấp sơn cho nhà sản xuất Honda và Yamaha Việt Nam, ông Ái đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tư thiết bị, nhà xưởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO...”.
Để rút ngắn khoảng cách
Ông Hoàng Trúc - Giám đốc Công ty Cơ khí công nghiệp Thái Bình - nêu câu hỏi: “Do tiềm lực về vốn, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, nhưng có cách nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vẫn tiếp cận được các hợp đồng sản xuất linh phụ kiện cho doanh nghiệp Nhật Bản?”.
Câu trả lời của đại diện Công ty Honda Việt Nam là chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng được đủ các điều kiện về chất lượng, thời gian giao hàng thì mới được chọn.
Ông Tạ Đình Xuyên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - khẳng định: “Sẽ không có nhà sản xuất nào chịu nhận những linh phụ kiện chỉ đạt từ 80-90% chất lượng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh của họ”. Giải pháp cho vấn đề này, theo ông Xuyên, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự trau dồi để nâng cao năng lực.
Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ (TAC) sẽ là “cầu nối”; trong đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo từ các dự án hợp tác của TAC với các tổ chức như JETRO hay JICA.
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Khánh Vân - Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ), theo Nghị định 119 của Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ đã thành lập một quỹ hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hoạt động.
“Vấn đề là bản thân doanh nghiệp phải có dự án tốt, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 30% từ quỹ này. Trên cơ sở liên kết 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực cạnh tranh để phát triển”, bà Vân nói.
Tuy nhiên, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI không đơn giản.
Khoảng cách về nhận thức
Ông Junichi Mori - chuyên gia Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) - cho biết: các nhà sản xuất Nhật Bản thường xuyên than phiền: Họ rất mong muốn phối hợp với các nhà cung cấp địa phương để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng quả là “mò kim đáy biển”.
Hầu hết trong số họ phải “liều lĩnh” đi tìm các nhà cung cấp Việt Nam bằng cách lần giở các “trang vàng” niên giám điện thoại, thậm chí nhờ cả các mối quan hệ cá nhân của nhân viên để tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng, nhưng tiếp cận hàng trăm công ty mới tìm được một nhà cung cấp đạt yêu cầu.
Ông Mori cho rằng: “Các nhà cung cấp Việt Nam đã không thực sự năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng”. Họ dường như không tự tin và không có khái niệm “xây dựng quan hệ” trong kinh doanh.
Hạn chế tiếp theo của các doanh nghiệp Việt Nam là về nhận thức. Theo ông Mori, trên thực tế luôn tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản hay “quan trọng” các tiểu tiết, và họ bị từ chối thẳng thừng các đơn đặt hàng sản xuất linh kiện, với lý do “chưa đạt yêu cầu”.
Nói về kinh nghiệm “làm ăn” với người Nhật, ông Nguyễn Thiện Ái - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội - cho biết: “Có 3 nguyên tắc bất di bất dịch cộng tác với đối tác Nhật: đảm bảo giao hàng đúng hạn, chất lượng sản phẩm luôn ổn định và giá cả luôn cạnh tranh.
Để trở thành doanh nghiệp vệ tinh chuyên cung cấp sơn cho nhà sản xuất Honda và Yamaha Việt Nam, ông Ái đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tư thiết bị, nhà xưởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO...”.
Để rút ngắn khoảng cách
Ông Hoàng Trúc - Giám đốc Công ty Cơ khí công nghiệp Thái Bình - nêu câu hỏi: “Do tiềm lực về vốn, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, nhưng có cách nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vẫn tiếp cận được các hợp đồng sản xuất linh phụ kiện cho doanh nghiệp Nhật Bản?”.
Câu trả lời của đại diện Công ty Honda Việt Nam là chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng được đủ các điều kiện về chất lượng, thời gian giao hàng thì mới được chọn.
Ông Tạ Đình Xuyên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - khẳng định: “Sẽ không có nhà sản xuất nào chịu nhận những linh phụ kiện chỉ đạt từ 80-90% chất lượng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh của họ”. Giải pháp cho vấn đề này, theo ông Xuyên, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự trau dồi để nâng cao năng lực.
Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ (TAC) sẽ là “cầu nối”; trong đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo từ các dự án hợp tác của TAC với các tổ chức như JETRO hay JICA.
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Khánh Vân - Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ), theo Nghị định 119 của Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ đã thành lập một quỹ hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hoạt động.
“Vấn đề là bản thân doanh nghiệp phải có dự án tốt, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 30% từ quỹ này. Trên cơ sở liên kết 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực cạnh tranh để phát triển”, bà Vân nói.