Nỗi lo châu Âu thực sự đang trở lại
Chuyên gia kinh tế giành giải Nobel, Joseph Stiglitz, cho rằng kinh tế châu Âu có khả năng sẽ đương đầu với suy thoái lần 2
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua (24/8), các thị trường chứng khoán châu Âu ngập tràn sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,51%, xuống 5.155,95 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 1,26%, xuống 5.935,44 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm tới 1,75%, xuống 3.491,11 điểm.
Trước đó, trong ngày, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã chính thức hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Ireland từ AA xuống AA- và đánh giá triển vọng tiêu cực. Standard & Poor’s cho rằng, chi phí hỗ trợ hệ thống ngân hàng ngày càng tăng sẽ giảm tính linh hoạt tài chính của Ireland.
Standard & Poor’s nâng dự báo về chi phí tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng Ireland lên mức 50 tỷ Euro, tương đương 63 tỷ USD. Dự báo trước đó chỉ là 35 tỷ Euro. Mức xếp hạng tín dụng của Ireland như vậy thấp nhất từ năm 1995.
Standard & Poor’s cho biết, “chi phí ước tính mà Chính phủ Ireland dùng để hỗ trợ lĩnh vực tài chính đã tăng rất mạnh và vượt mức dự báo trước đó của chúng tôi”.
“Khả năng xếp hạng tín dụng bị hạ hoàn toàn có thể xảy ra, nếu chi phí cứu các ngân hàng tiếp tục tăng thêm hay diễn biến kinh tế xấu đi, và việc thực hiện mục tiêu tài khóa trung hạn của chính phủ bị hạn chế”, tổ chức này nói thêm.
Ireland đã trải qua suy thoái kinh tế tồi tệ chưa từng có trong lịch sử, khi giai đoạn bùng nổ của thị trường nhà đất kéo dài suốt 1 thập kỷ chấm dứt và hệ thống tài chính gần sụp đổ. Tháng trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm nợ Moody's cũng có động thái tương tự khi hạ mức xếp hạng trái phiếu của Ireland.
Cũng trong ngày 24/8, ông Joseph Stiglitz, chuyên gia kinh tế giành giải Nobel, cho rằng kinh tế châu Âu có khả năng sẽ đương đầu với suy thoái lần 2, do chính phủ các nước ở lục địa này đã mạnh tay cắt giảm chi tiêu để hạ nhiệt thâm hụt ngân sách.
Phát biểu với RTE Radio, ông Stiglitz nhận định, “việc cắt giảm một cách bắt buộc đối với các khoản đầu tư mang lại lợi suất cao sẽ chỉ khiến bức tranh thâm hụt ngân sách thêm tồi tệ hơn”.
Trước đó một ngày, hôm 23/8, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cũng đã lên tiếng cảnh báo các chính phủ châu Âu đang phải đối mặt với những nguy cơ trong việc cắt giảm tỷ lệ nợ công khi cùng lúc phải nỗ lực kiểm soát các khoản chi tiêu quá mức.
Moody’s nêu rõ, cùng với những thách thức tài chính và sự cần thiết phải duy trì chính sách "thắt chặt hầu bao" trong nhiều năm, thì những nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ nợ.
Điều này là một thực tế ở các nước châu Âu, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế được cho là thấp nhất thế giới do vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế, vừa phải hạn chế kích thích tài chính trong toàn khu vực.
Kiểm soát không để nổ ra cuộc khủng hoảng nợ đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), trong đó có các "mắt xích yếu" như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Hungary.
Moody’s đánh giá, trong những tháng gần đây, tỷ lệ nợ công cao ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Hungary đã giảm đáng kể. Mặc dù không được đánh giá cao bằng trước đây, nhưng những nền kinh tế có tỷ trọng lớn trong EU như Pháp, Đức, Anh vẫn được Moody xếp hạng tín dụng cao nhất, mức AAA.
Theo chuyên gia Stiglitz, dù các nước châu Âu đã nỗ lực giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, nợ công và kinh tế 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng 1% trong quý 2/2010, nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi đang suy yếu.
Tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ và sản xuất tại châu Âu chậm hơn so với tính toán của các chuyên gia kinh tế. Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Đức rơi xuống thấp nhất trong 16 tháng. Tháng 5/2010, Ủy ban châu Âu dự đoán mức thâm hụt ngân sách tại khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ lên mức 6,6% GDP vào năm 2010 từ mức 6,3% năm 2009.
Ở mức 14,3% GDP, Ireland hiện có mức thâm hụt ngân sách lớn nhất tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Mức thâm hụt ngân sách có thể xuống 11,7% GDP trong năm nay (loại bỏ các chi phí cần thiết để cứu các ngân hàng).
“Rõ ràng, những gì đang diễn ra tại Ireland không đủ để quyết định điều gì sẽ xảy ra tại châu Âu, thế nhưng nếu chính phủ Đức, Anh và nhiều nền kinh tế lớn khác cắt giảm ngân sách quá mạnh tay, Ireland sẽ lãnh đủ”, ông nói. Theo ông, châu Âu chưa ra khỏi khủng hoảng, cách làm hiện nay sẽ đưa châu Âu rơi vào thời kỳ trì trệ kéo dài kiểu Nhật.
Trước đó, trong ngày, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã chính thức hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Ireland từ AA xuống AA- và đánh giá triển vọng tiêu cực. Standard & Poor’s cho rằng, chi phí hỗ trợ hệ thống ngân hàng ngày càng tăng sẽ giảm tính linh hoạt tài chính của Ireland.
Standard & Poor’s nâng dự báo về chi phí tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng Ireland lên mức 50 tỷ Euro, tương đương 63 tỷ USD. Dự báo trước đó chỉ là 35 tỷ Euro. Mức xếp hạng tín dụng của Ireland như vậy thấp nhất từ năm 1995.
Standard & Poor’s cho biết, “chi phí ước tính mà Chính phủ Ireland dùng để hỗ trợ lĩnh vực tài chính đã tăng rất mạnh và vượt mức dự báo trước đó của chúng tôi”.
“Khả năng xếp hạng tín dụng bị hạ hoàn toàn có thể xảy ra, nếu chi phí cứu các ngân hàng tiếp tục tăng thêm hay diễn biến kinh tế xấu đi, và việc thực hiện mục tiêu tài khóa trung hạn của chính phủ bị hạn chế”, tổ chức này nói thêm.
Ireland đã trải qua suy thoái kinh tế tồi tệ chưa từng có trong lịch sử, khi giai đoạn bùng nổ của thị trường nhà đất kéo dài suốt 1 thập kỷ chấm dứt và hệ thống tài chính gần sụp đổ. Tháng trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm nợ Moody's cũng có động thái tương tự khi hạ mức xếp hạng trái phiếu của Ireland.
Cũng trong ngày 24/8, ông Joseph Stiglitz, chuyên gia kinh tế giành giải Nobel, cho rằng kinh tế châu Âu có khả năng sẽ đương đầu với suy thoái lần 2, do chính phủ các nước ở lục địa này đã mạnh tay cắt giảm chi tiêu để hạ nhiệt thâm hụt ngân sách.
Phát biểu với RTE Radio, ông Stiglitz nhận định, “việc cắt giảm một cách bắt buộc đối với các khoản đầu tư mang lại lợi suất cao sẽ chỉ khiến bức tranh thâm hụt ngân sách thêm tồi tệ hơn”.
Trước đó một ngày, hôm 23/8, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cũng đã lên tiếng cảnh báo các chính phủ châu Âu đang phải đối mặt với những nguy cơ trong việc cắt giảm tỷ lệ nợ công khi cùng lúc phải nỗ lực kiểm soát các khoản chi tiêu quá mức.
Moody’s nêu rõ, cùng với những thách thức tài chính và sự cần thiết phải duy trì chính sách "thắt chặt hầu bao" trong nhiều năm, thì những nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ nợ.
Điều này là một thực tế ở các nước châu Âu, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế được cho là thấp nhất thế giới do vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế, vừa phải hạn chế kích thích tài chính trong toàn khu vực.
Kiểm soát không để nổ ra cuộc khủng hoảng nợ đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), trong đó có các "mắt xích yếu" như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Hungary.
Moody’s đánh giá, trong những tháng gần đây, tỷ lệ nợ công cao ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Hungary đã giảm đáng kể. Mặc dù không được đánh giá cao bằng trước đây, nhưng những nền kinh tế có tỷ trọng lớn trong EU như Pháp, Đức, Anh vẫn được Moody xếp hạng tín dụng cao nhất, mức AAA.
Theo chuyên gia Stiglitz, dù các nước châu Âu đã nỗ lực giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, nợ công và kinh tế 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng 1% trong quý 2/2010, nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi đang suy yếu.
Tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ và sản xuất tại châu Âu chậm hơn so với tính toán của các chuyên gia kinh tế. Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Đức rơi xuống thấp nhất trong 16 tháng. Tháng 5/2010, Ủy ban châu Âu dự đoán mức thâm hụt ngân sách tại khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ lên mức 6,6% GDP vào năm 2010 từ mức 6,3% năm 2009.
Ở mức 14,3% GDP, Ireland hiện có mức thâm hụt ngân sách lớn nhất tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Mức thâm hụt ngân sách có thể xuống 11,7% GDP trong năm nay (loại bỏ các chi phí cần thiết để cứu các ngân hàng).
“Rõ ràng, những gì đang diễn ra tại Ireland không đủ để quyết định điều gì sẽ xảy ra tại châu Âu, thế nhưng nếu chính phủ Đức, Anh và nhiều nền kinh tế lớn khác cắt giảm ngân sách quá mạnh tay, Ireland sẽ lãnh đủ”, ông nói. Theo ông, châu Âu chưa ra khỏi khủng hoảng, cách làm hiện nay sẽ đưa châu Âu rơi vào thời kỳ trì trệ kéo dài kiểu Nhật.