Kinh tế châu Âu sẽ “theo chân” châu Á và Mỹ
Nếu khu vực châu Á và Mỹ tăng trưởng đuối sức, thì kinh tế châu Âu cũng sẽ đi xuống cùng chiều
Tăng trưởng kinh tế đuối sức ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, sẽ “tác động tiêu cực” tới đà tăng trưởng của khu vực châu Âu, tờ Bloomberg dẫn lời một chuyên gia kinh tế trưởng của Liên minh châu Âu cho biết sáng nay (24/8).
Theo ông Olli Rehn, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về các vấn đề kinh tế và tiền tệ, ngoài yếu tố châu Á ở trên, thì việc kinh tế Mỹ phục hồi trì trệ cũng như cú sốc trên các thị trường nợ cũng có thể gây ra những lo lắng ở châu Âu.
Việc kinh tế toàn cầu ấm dần đã giúp kinh tế châu Âu quý 2/2010 có mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua, sau khi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp trước đó đã nhấn chìm niềm tin vào đồng Euro và buộc các chính phủ ở lục địa già đua nhau cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng Euro có khả năng chậm lại và đi xuống trong nửa cuối năm nay, do những dấu hiệu cho thấy sự trì trệ của hai nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc có khả năng gây tác động xấu tới triển vọng xuất khẩu.
Theo giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận mới đây của tờ Bloomberg, tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, Bộ Thương mại nước này có khả năng điều chỉnh lại tỷ lệ tăng trưởng GDP quý 2 xuống mức thấp nhất kể từ khi quá trình hồi phục bắt đầu.
Trong khi đó, GDP quý 2 của Trung Quốc đã tiến chậm lại, ở mức 10,3%, và sản lượng công nghiệp tháng 6 của quốc gia đông dân nhất châu Á này cũng kém hơn dự báo của giới phân tích, dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm sâu hơn trong nửa cuối năm 2010.
“Bất cứ sự suy giảm nào ở châu Á, nhất là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, sẽ có tác động rất tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu”, ông Rehn trả lời trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg tại New York (Mỹ).
Trước đó, hôm 27/7, ông John Lipsky, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng cho rằng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu có khả năng “rất khiêm tốn”, do căng thẳng đang trở lại trên các thị trường tài chính đã gây ra những rủi ro cho triển vọng tăng trưởng.
Thêm vào đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn đang “tiếp tục”, theo ông Rehn, “điều cần thiết là các nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và cả Tây Ban Nha cũng cần giải quyết tốt vấn đề sức cạnh tranh đi xuống”.
GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã tăng trưởng 2,2% trong quý 2, nhưng kinh tế Tây Ban Nha chỉ tăng trưởng có 0,2%, trong khi Hy Lạp thì âm tới 1,5%.
Theo ông Olli Rehn, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về các vấn đề kinh tế và tiền tệ, ngoài yếu tố châu Á ở trên, thì việc kinh tế Mỹ phục hồi trì trệ cũng như cú sốc trên các thị trường nợ cũng có thể gây ra những lo lắng ở châu Âu.
Việc kinh tế toàn cầu ấm dần đã giúp kinh tế châu Âu quý 2/2010 có mức tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua, sau khi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp trước đó đã nhấn chìm niềm tin vào đồng Euro và buộc các chính phủ ở lục địa già đua nhau cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng Euro có khả năng chậm lại và đi xuống trong nửa cuối năm nay, do những dấu hiệu cho thấy sự trì trệ của hai nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc có khả năng gây tác động xấu tới triển vọng xuất khẩu.
Theo giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận mới đây của tờ Bloomberg, tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, Bộ Thương mại nước này có khả năng điều chỉnh lại tỷ lệ tăng trưởng GDP quý 2 xuống mức thấp nhất kể từ khi quá trình hồi phục bắt đầu.
Trong khi đó, GDP quý 2 của Trung Quốc đã tiến chậm lại, ở mức 10,3%, và sản lượng công nghiệp tháng 6 của quốc gia đông dân nhất châu Á này cũng kém hơn dự báo của giới phân tích, dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm sâu hơn trong nửa cuối năm 2010.
“Bất cứ sự suy giảm nào ở châu Á, nhất là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, sẽ có tác động rất tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu”, ông Rehn trả lời trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg tại New York (Mỹ).
Trước đó, hôm 27/7, ông John Lipsky, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng cho rằng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu có khả năng “rất khiêm tốn”, do căng thẳng đang trở lại trên các thị trường tài chính đã gây ra những rủi ro cho triển vọng tăng trưởng.
Thêm vào đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn đang “tiếp tục”, theo ông Rehn, “điều cần thiết là các nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và cả Tây Ban Nha cũng cần giải quyết tốt vấn đề sức cạnh tranh đi xuống”.
GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã tăng trưởng 2,2% trong quý 2, nhưng kinh tế Tây Ban Nha chỉ tăng trưởng có 0,2%, trong khi Hy Lạp thì âm tới 1,5%.