Nỗi lo kinh tế thụt lùi từ một bản báo cáo "nóng"
Với nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội, kỳ họp thứ 10 sẽ diễn ra trong tuần tới có thể sẽ là Kỳ họp nóng nhất trong nhiệm kỳ QH khóa XIII…
Một cách hiếm gặp, dự thảo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình kinh tế xã hội năm 2015 và 5 năm 2011- 2015 trở nên nóng khi nêu lên một loạt chỉ tiêu thụt lùi của nền kinh tế trong 5 năm qua.
Theo Ủy ban Kinh tế, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt thấp so với Nghị quyết quốc hội và kế hoạch 5 năm 2011- 2015.
Đó đều là những chỉ tiêu cơ bản đo sức khỏe cho nền kinh tế.
Trước hết, về GDP, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2015 khoảng 5,88%/ năm, thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%- 7%.
Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng còn hạn chế ở mức 24- 25% trong khi con số này ở một số nước trong khu vực là 35-40%.
Điều đáng chú ý là vào thời điểm năm 2010, yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt còn đạt được mức 28- 29%.
Năng suất lao động Việt Nam so với Singapore chỉ bằng 1/18, Malaysia bằng 1/6,5…Tốc độ tăng của khu vực dịch vụ sụt giảm trong hai năm gần đây, năm 2014 tăng 5,96% và năm 2015 tăng khoảng 6,4% thấp hơn mức 6,56% của năm 2013.
Nhiệm kỳ 2011- 2015 cũng là một nhiệm kỳ mà nói như Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong một phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái, “thu được đồng nào đem xài hết. Chi đầu tư hãm lại, vay nợ ào ào. Như vậy làm sao phát triển được đất nước”
Các con số trong bản dự thảo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế lần này đã chỉ ra rất rõ.
Đó là chi thường xuyên vẫn tăng nhanh, khiến cho tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 chỉ còn ở mức khoảng 18,1 % so với tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước, giảm mạnh so với 25% trong tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010.
Bội chi ngân sách dự kiến là 5% không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).
Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 54,5%, ước năm 2014 là 59,6%, dự kiến năm 2015 là 61,3%.
Ủy ban Kinh tế là cơ quan thay mặt các Ủy ban của quốc hội và Hội đồng dân tộc của quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ tình hình kinh tế xã hội.
Trong cả 9 Kỳ họp đã qua của nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII, bản báo cáo này, theo đánh giá của nhiều đại biểu quốc hội là khá mềm mỏng, đôi khi còn hơi “hiền” quá.
Ngay tại phiên khai mạc của Kỳ họp thứ 10, dự kiến diễn ra vào ngày 20/10, theo thông lệ của các Kỳ họp quốc hội cuối năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội.
Kỳ họp thứ 10 là Kỳ họp áp chót của quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII. Tại Kỳ họp áp chót của quốc hội khóa XII, tháng 10/2010, vấn đề điều hành phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ không quá nóng.
Cũng có thể vào thời điểm đó, sự quan tâm của Quốc hội đang đổ dồn về sự kiện đổ vỡ của con tàu khổng lồ mang tên Vinashine.
Theo Ủy ban Kinh tế, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt thấp so với Nghị quyết quốc hội và kế hoạch 5 năm 2011- 2015.
Đó đều là những chỉ tiêu cơ bản đo sức khỏe cho nền kinh tế.
Trước hết, về GDP, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2015 khoảng 5,88%/ năm, thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%- 7%.
Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng còn hạn chế ở mức 24- 25% trong khi con số này ở một số nước trong khu vực là 35-40%.
Điều đáng chú ý là vào thời điểm năm 2010, yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt còn đạt được mức 28- 29%.
Năng suất lao động Việt Nam so với Singapore chỉ bằng 1/18, Malaysia bằng 1/6,5…Tốc độ tăng của khu vực dịch vụ sụt giảm trong hai năm gần đây, năm 2014 tăng 5,96% và năm 2015 tăng khoảng 6,4% thấp hơn mức 6,56% của năm 2013.
Nhiệm kỳ 2011- 2015 cũng là một nhiệm kỳ mà nói như Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong một phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái, “thu được đồng nào đem xài hết. Chi đầu tư hãm lại, vay nợ ào ào. Như vậy làm sao phát triển được đất nước”
Các con số trong bản dự thảo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế lần này đã chỉ ra rất rõ.
Đó là chi thường xuyên vẫn tăng nhanh, khiến cho tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 chỉ còn ở mức khoảng 18,1 % so với tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước, giảm mạnh so với 25% trong tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010.
Bội chi ngân sách dự kiến là 5% không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).
Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 54,5%, ước năm 2014 là 59,6%, dự kiến năm 2015 là 61,3%.
Ủy ban Kinh tế là cơ quan thay mặt các Ủy ban của quốc hội và Hội đồng dân tộc của quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ tình hình kinh tế xã hội.
Trong cả 9 Kỳ họp đã qua của nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII, bản báo cáo này, theo đánh giá của nhiều đại biểu quốc hội là khá mềm mỏng, đôi khi còn hơi “hiền” quá.
Ngay tại phiên khai mạc của Kỳ họp thứ 10, dự kiến diễn ra vào ngày 20/10, theo thông lệ của các Kỳ họp quốc hội cuối năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội.
Kỳ họp thứ 10 là Kỳ họp áp chót của quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII. Tại Kỳ họp áp chót của quốc hội khóa XII, tháng 10/2010, vấn đề điều hành phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ không quá nóng.
Cũng có thể vào thời điểm đó, sự quan tâm của Quốc hội đang đổ dồn về sự kiện đổ vỡ của con tàu khổng lồ mang tên Vinashine.