Nỗi lo nghị trường: Lạm phát và… lạm phát
Góc nhìn nhiều chiều về lạm phát tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13
Quốc hội khóa 13 vừa bế mạc kỳ họp đầu tiên, sau hai phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội với sự đăng đàn của 43 đại biểu, trong tổng số 54 vị nhấn nút đăng ký phát biểu.
Lắng nghe tất cả các ý kiến này, điều rất dễ nhận thấy là rất hiếm vị đại biểu nào không tỏ ra lo lắng vì lạm phát đã quá cao trong phần phát biểu được giới hạn tối đa 7 phút của mình.
Thực ra, ngay từ đầu kỳ họp, bên hành lang Quốc hội và phần “khởi động” cho phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp – thảo luận tổ vào sáng 4/8- cũng đã dồn dập các nỗi lo về lạm phát được mổ xẻ, so sánh ở nhiều góc độ.
Trong 40 phút phát biểu tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM “để các đại biểu chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hiểu rõ hơn về lạm phát, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia Trần Hoàng Ngân đã phê công tác dự báo “quá tệ” khi chỉ đưa ra con số 7% lạm phát cho cả năm nay nhưng thực tế có thể lên đến 17%.
Trước đó, ông Ngân cũng đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực, khi trao đổi với báo chí.
Lạm phát Việt Nam quá cao, nhất khu vực, nhì thế giới, đã thành căn bệnh trầm kha… là nhận định được nhiều đại biểu khác nhấn mạnh khi thảo luận tổ.
Báo cáo tổng hợp ý kiến từ diễn đàn này cũng cho biết, nhiều vị đại biểu đánh giá việc kiềm chế lạm phát chưa đồng bộ và quyết liệt, đồng thời đề nghị đưa chỉ số lạm phát về một con số trong năm 2012.
Chiều 5/8, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình), người đầu tiên đăng đàn tại phiên thảo luận toàn thể đã nhắc đến lạm phát như một thách thức lớn của nền kinh tế, cùng với nhận định rằng “trong tình hình kinh tế lạm phát như hiện nay thì việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng chủ đạo là chưa phù hợp”.
Cùng nỗi lo lạm phát, liền sau đó, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét “lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền bị giảm sút ghê gớm, ngày xưa phát hành tiền thì tính bằng tiền xu, nhưng bây giờ đi chợ tính bằng tiền nghìn, tức là mất giá đến 1.000 lần”.
Các phát biểu tiếp, tất nhiên, vẫn gọi thẳng lạm phát, như là thủ phạm làm cho chất lượng tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng. Một số vị đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.
Nhấn nút sau 6 vị khác, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) thẳng thắn cho rằng, gói kích cầu không phải là tác nhân chính bên trong gây lạm phát cao như báo cáo của Chính phủ nhận định mà chính những khiếm khuyết trong cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng, cộng với khả năng quản lý, điều hành còn yếu kém đã đẩy lạm phát ngày càng lên cao.
Vị đại biểu thứ 12 phát biểu - doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến - dõng dạc “quan điểm cá nhân tôi cho rằng chính nhập siêu là nguyên nhân gốc tạo ra lạm phát”.
Hơi “ấm ức” bởi nhận xét này, đăng đàn vào sáng hôm sau, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định “việc nhập siêu là cần thiết trong bối cảnh hiện nay”. Vị "tư lệnh" mới tái cử của ngành Công Thương cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến nhập siêu cao là do tâm lý chuộng hàng ngoại, khi ở Việt Nam - một nước còn nghèo - mà ôtô, điện thoại thuộc hàng sang nhất đều có cả.
Trong khi đó, đòi hỏi “phải trả lời được câu hỏi vì sao trong cùng một hoàn cảnh khó khăn cũng như các nước khác, Chính phủ ta đã rất quyết tâm, năng động trong điều hành, nhưng nước ta vẫn là một nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất khu vực” vẫn được đại biểu Bùi Mạnh Hùng đặt ra.
Nhưng, không khí nghị trường đã đột ngột chuyển trạng thái, khi đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) không “hoàn toàn nhất trí hay cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ” như nhiều vị đại biểu khác hay mở đầu phần phát biểu của mình mà nói ngay rằng “tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực”.
“Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn", vị đại biểu này nêu dẫn chứng cụ thể.
“Tôi thấy gần đây giá cả giảm, giá sắt thép giảm hơn, nhà thu nhập thấp ít người mua hơn, đề ra nhà thu nhập cho người trung bình, tới đây có lẽ là nhà thu nhập cao. Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”, vị đại biểu này tiếp tục làm cho hội trường rộn lên tiếng cười.
Nhưng, nhiều đại biểu vẫn lại tiếp tục bàn về lạm phát theo hướng "sốt ruột" hơn là "xem lại".
Được mời “báo cáo thêm với Quốc hội về tình hình vận chuyển bauxite”, đại biểu Trần Xuân Hoà, Chủ tịch Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vẫn tranh thủ ít thời gian còn lại của 7 phút đưa ra nhận xét “việc thực hiện kìm chế lạm phát chưa được quán triệt thực hiện một cách mạnh mẽ, sâu rộng, triệt để trong toàn xã hội”.
Theo vị đại biểu này thì nhiều doanh nghiệp và nhiều tầng lớp xã hội thậm chí còn bàng quan với lạm phát. Đặc biệt là việc tiết kiệm tiêu dùng của một tầng lớp dân cư và việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả vốn, nguyên, nhiên vật liệu và các loại đầu vào khác của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Dành toàn bộ thời gian của mình cho "chuyên đề" lạm phát, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) không nhất trí cao khi Chính phủ nhận định nguyên nhân của lạm phát cao có yếu tố tăng lương cho cán bộ công chức.
"Trên thực tế tăng lương luôn đi sau việc tăng giá, tăng lương không đủ bù đắp việc trượt giá, đồng lương thực tế của người ăn lương đã giảm đi rất nhiều so với trước đây", đại biểu Mạo nói.
Vị đại biểu này cũng chỉ ra sự lúng túng trong kiềm chế lạm phát. Khi đưa ra gói kích cầu Quốc hội luôn lo ngại sẽ lạm phát cao trở lại, Chính phủ đều nói là sẽ điều hành các công cụ chính sách tiền tệ lãi suất tỷ giá linh hoạt theo yêu cầu kìm chế lạm phát.
"Hồi đó thì chúng tôi rất yên tâm, nhưng lạm phát cao đã xảy ra mà nguyên nhân quan trọng trong đó có một phần của chính gói kích cầu", ông Mạo "đúc kết".
Thể hiện rõ quan điểm không phàn nàn về những sai sót song đại biểu Mạo đặt vấn đề kỳ họp thứ hai Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về vấn đề này, cần tổng kết đánh giá kỹ để cả Chỉnh phủ và Quốc hội đều không phải bất ngờ khi lạm phát quá cao.
Kết thúc hai phiên thảo luận tại hội trường, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “gói” lại ý kiến đại biểu, nhấn mạnh: nhiều đại biểu cũng nêu bật nhiều vấn đề đề nghị Chính phủ cần rút kinh nghiệm và có những giải pháp hữu hiệu khắc phục yếu kém hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong quản lý xã hội.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong công tác điều hành chỉ đạo cho được 8 nhóm giải pháp mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Lắng nghe tất cả các ý kiến này, điều rất dễ nhận thấy là rất hiếm vị đại biểu nào không tỏ ra lo lắng vì lạm phát đã quá cao trong phần phát biểu được giới hạn tối đa 7 phút của mình.
Thực ra, ngay từ đầu kỳ họp, bên hành lang Quốc hội và phần “khởi động” cho phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp – thảo luận tổ vào sáng 4/8- cũng đã dồn dập các nỗi lo về lạm phát được mổ xẻ, so sánh ở nhiều góc độ.
Trong 40 phút phát biểu tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM “để các đại biểu chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hiểu rõ hơn về lạm phát, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia Trần Hoàng Ngân đã phê công tác dự báo “quá tệ” khi chỉ đưa ra con số 7% lạm phát cho cả năm nay nhưng thực tế có thể lên đến 17%.
Trước đó, ông Ngân cũng đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực, khi trao đổi với báo chí.
Lạm phát Việt Nam quá cao, nhất khu vực, nhì thế giới, đã thành căn bệnh trầm kha… là nhận định được nhiều đại biểu khác nhấn mạnh khi thảo luận tổ.
Báo cáo tổng hợp ý kiến từ diễn đàn này cũng cho biết, nhiều vị đại biểu đánh giá việc kiềm chế lạm phát chưa đồng bộ và quyết liệt, đồng thời đề nghị đưa chỉ số lạm phát về một con số trong năm 2012.
Chiều 5/8, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình), người đầu tiên đăng đàn tại phiên thảo luận toàn thể đã nhắc đến lạm phát như một thách thức lớn của nền kinh tế, cùng với nhận định rằng “trong tình hình kinh tế lạm phát như hiện nay thì việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng chủ đạo là chưa phù hợp”.
Cùng nỗi lo lạm phát, liền sau đó, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét “lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền bị giảm sút ghê gớm, ngày xưa phát hành tiền thì tính bằng tiền xu, nhưng bây giờ đi chợ tính bằng tiền nghìn, tức là mất giá đến 1.000 lần”.
Các phát biểu tiếp, tất nhiên, vẫn gọi thẳng lạm phát, như là thủ phạm làm cho chất lượng tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng. Một số vị đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.
Nhấn nút sau 6 vị khác, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) thẳng thắn cho rằng, gói kích cầu không phải là tác nhân chính bên trong gây lạm phát cao như báo cáo của Chính phủ nhận định mà chính những khiếm khuyết trong cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng, cộng với khả năng quản lý, điều hành còn yếu kém đã đẩy lạm phát ngày càng lên cao.
Vị đại biểu thứ 12 phát biểu - doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến - dõng dạc “quan điểm cá nhân tôi cho rằng chính nhập siêu là nguyên nhân gốc tạo ra lạm phát”.
Hơi “ấm ức” bởi nhận xét này, đăng đàn vào sáng hôm sau, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định “việc nhập siêu là cần thiết trong bối cảnh hiện nay”. Vị "tư lệnh" mới tái cử của ngành Công Thương cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến nhập siêu cao là do tâm lý chuộng hàng ngoại, khi ở Việt Nam - một nước còn nghèo - mà ôtô, điện thoại thuộc hàng sang nhất đều có cả.
Trong khi đó, đòi hỏi “phải trả lời được câu hỏi vì sao trong cùng một hoàn cảnh khó khăn cũng như các nước khác, Chính phủ ta đã rất quyết tâm, năng động trong điều hành, nhưng nước ta vẫn là một nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất khu vực” vẫn được đại biểu Bùi Mạnh Hùng đặt ra.
Nhưng, không khí nghị trường đã đột ngột chuyển trạng thái, khi đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) không “hoàn toàn nhất trí hay cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ” như nhiều vị đại biểu khác hay mở đầu phần phát biểu của mình mà nói ngay rằng “tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực”.
“Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn", vị đại biểu này nêu dẫn chứng cụ thể.
“Tôi thấy gần đây giá cả giảm, giá sắt thép giảm hơn, nhà thu nhập thấp ít người mua hơn, đề ra nhà thu nhập cho người trung bình, tới đây có lẽ là nhà thu nhập cao. Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”, vị đại biểu này tiếp tục làm cho hội trường rộn lên tiếng cười.
Nhưng, nhiều đại biểu vẫn lại tiếp tục bàn về lạm phát theo hướng "sốt ruột" hơn là "xem lại".
Được mời “báo cáo thêm với Quốc hội về tình hình vận chuyển bauxite”, đại biểu Trần Xuân Hoà, Chủ tịch Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vẫn tranh thủ ít thời gian còn lại của 7 phút đưa ra nhận xét “việc thực hiện kìm chế lạm phát chưa được quán triệt thực hiện một cách mạnh mẽ, sâu rộng, triệt để trong toàn xã hội”.
Theo vị đại biểu này thì nhiều doanh nghiệp và nhiều tầng lớp xã hội thậm chí còn bàng quan với lạm phát. Đặc biệt là việc tiết kiệm tiêu dùng của một tầng lớp dân cư và việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả vốn, nguyên, nhiên vật liệu và các loại đầu vào khác của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Dành toàn bộ thời gian của mình cho "chuyên đề" lạm phát, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) không nhất trí cao khi Chính phủ nhận định nguyên nhân của lạm phát cao có yếu tố tăng lương cho cán bộ công chức.
"Trên thực tế tăng lương luôn đi sau việc tăng giá, tăng lương không đủ bù đắp việc trượt giá, đồng lương thực tế của người ăn lương đã giảm đi rất nhiều so với trước đây", đại biểu Mạo nói.
Vị đại biểu này cũng chỉ ra sự lúng túng trong kiềm chế lạm phát. Khi đưa ra gói kích cầu Quốc hội luôn lo ngại sẽ lạm phát cao trở lại, Chính phủ đều nói là sẽ điều hành các công cụ chính sách tiền tệ lãi suất tỷ giá linh hoạt theo yêu cầu kìm chế lạm phát.
"Hồi đó thì chúng tôi rất yên tâm, nhưng lạm phát cao đã xảy ra mà nguyên nhân quan trọng trong đó có một phần của chính gói kích cầu", ông Mạo "đúc kết".
Thể hiện rõ quan điểm không phàn nàn về những sai sót song đại biểu Mạo đặt vấn đề kỳ họp thứ hai Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về vấn đề này, cần tổng kết đánh giá kỹ để cả Chỉnh phủ và Quốc hội đều không phải bất ngờ khi lạm phát quá cao.
Kết thúc hai phiên thảo luận tại hội trường, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “gói” lại ý kiến đại biểu, nhấn mạnh: nhiều đại biểu cũng nêu bật nhiều vấn đề đề nghị Chính phủ cần rút kinh nghiệm và có những giải pháp hữu hiệu khắc phục yếu kém hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong quản lý xã hội.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong công tác điều hành chỉ đạo cho được 8 nhóm giải pháp mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.