Nỗi niềm sau thương vụ thâu tóm Prime Group
Những người từng tin vào Prime có lẽ đang đặt câu hỏi về khoản tiền thu được từ SCG sẽ được dùng làm gì
Thương vụ bán 85% cổ phần cho đối tác ngoại của tập đoàn Prime (Prime Group) đem lại nhiều cảm xúc day dứt, cho chính những ai biết về Prime và những gì tập đoàn này đã từng làm được.
Từ “Vĩnh Phúc” đến Prime
“Câu chuyện Prime” của người viết bắt đầu từ cách đây gần chục năm, khi đến làm việc tại Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Một lãnh đạo vụ này khi đó nói: “Hôm nào có điều kiện, anh mời các nhà báo lên Vĩnh Phúc một chuyến. Trên đấy có “thằng” Vĩnh Phúc (nguyên văn - PV) làm gạch hay lắm. Tư nhân, nhưng quản lý giỏi, mở rộng liên tục”.
“Thằng Vĩnh Phúc” trong câu chuyện năm nào là cách nói mang tính thân mật, nhưng là để nói về Công ty TNHH Vĩnh Phúc, tiền thân của Prime Group. Như rất nhiều câu chuyện khởi nghiệp khác, rất nhiều doanh nhân đã lấy tên địa phương mình, hoặc gia đình mình, đặt tên cho doanh nghiệp. Khi đó, kiến trúc sư của Prime, ông Nguyễn Thế Vinh, cũng nghĩ đơn giản như vậy.
Sau này, vào năm 2009, khi kỷ niệm 10 năm thành lập của đứa con giờ đã mang tên mới là Prime, điều ông Vinh đã có thể tự tin nói với nhân viên, ấy là nếu có khát vọng, thì bắt đầu từ những gì bé nhỏ, cũng có thể làm nên nghiệp lớn. Ít người biết, thuở nhỏ, ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch Prime Group bây giờ thường hay lui tới những lò gốm thủ công và nhận thấy rằng từ đất đá có thể thành nhiều công trình đẹp.
Lớn lên, ông Vinh chọn học nghề xây dựng chuyên ngành vật liệu, và dù khởi nghiệp với nghề thi công các công trình xây dựng, ông vẫn luôn đam mê với các loại vật liệu xây dựng và luôn cố gắng tìm kiếm những vật liệu nào tốt cho công trình của mình. Nói không quá, với vị doanh nhân có vẻ ngoài như một giáo sư, dường như nghề đã chọn người.
Trước năm những năm 90, tất cả gạch men đều phải nhập khẩu. Vậy là ông Vinh quyết tâm bắt tay vào việc xây dựng nhà máy sản xuất gạch, với mong muốn cung cấp vật liệu nội địa cho nhu cầu xây dựng ngày một phát triển.
Sau 10 năm, từ công suất 2 triệu m2/năm ban đầu, Prime đã mở rộng đầu tư xây dựng hàng loạt nhà máy mới để đón đầu nhu cầu thị trường, trở thành nhà sản xuất gạch men lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Tổng cộng cho đến nay, tập đoàn này đã có 24 công ty thành viên hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chính là vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ốp lát, ngói lợp, bình nước nóng, gạch cotto và bất động sản, đầu tư xây dựng và khai thác khu công nghiệp, khu đô thị. Prime đã trở thành 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam.
“Người chơi có trách nhiệm”
Những năm 2006-2010, Prime nổi như cồn. Với chính sách giá hợp lý, có phần hơi bình dân, Prime về với tận cùng mọi ngõ ngách tỉnh lẻ, trong khi không hề bỏ qua thị trường đô thị. Được cộng hưởng bởi sự tăng trưởng tốt của thị trường xây dựng nói chung, Prime đạt được những thành công quan trọng trong kinh doanh, qua đó cho phép họ làm được những điều mà nhiều nhà sản xuất khác không làm được.
Giai đoạn đó, ông Nguyễn Thế Vinh thừa nhận rằng ông đã thành công nhờ cả may mắn và liều lĩnh. Nhưng với những người hiểu được ngành vật liệu xây dựng, điều đáng nói nhất ở Prime chính là việc đưa ra được các quyết định đầu tư đúng hướng và đúng thời điểm. Ông Vinh cũng thừa nhận rằng các quyết định đúng lúc, đúng thời điểm đầu tư là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp.
Có những minh chứng cho điều này. Trong khi phần lớn các nhà sản xuất khác “dàn hàng ngang” để sản xuất và bán hàng theo phương thức truyền thống, một chiến lược truyền thông tốn kém nhưng hiệu quả với thông điệp “Thịnh vượng là Prime” đã được tiến hành trên truyền hình, giúp phủ sóng nhận diện thương hiệu Prime trên thị trường toàn quốc.
Trước năm 2007, không nhiều người biết đến Prime trong khi những thương hiệu khác như Đồng Tâm hay Viglacera đã quá quen thuộc. Nhưng chỉ với chiến dịch này, mọi thứ đã thay đổi. Một chuyên gia về truyền thông, người đã “đạo diễn” toàn bộ chiến dịch này cho biết tại thời điểm đó, chính các lãnh đạo Prime cũng bất ngờ với kết quả đạt được khi doanh số tăng vọt và đâu đâu cũng thấy nói đến “Thịnh vượng là Prime”.
Câu chuyện thứ hai là việc đầu tư một viện nghiên cứu gốm sứ Việt Nam vào năm 2010, đặt dưới sự quản lý và điều hành của ban lãnh đạo Prime. Thời điểm đó, khái niệm đặt viện nghiên cứu tại doanh nghiệp là một khái niệm đột phá, dù rất nhiều doanh nghiệp thừa sức làm.
Thời điểm đó, Prime dự kiến sẽ đầu tư 70 tỷ đồng để xây dựng viện nghiên cứu này. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng giám đốc Prime, nói viện sẽ chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm và đặc biệt, sẽ “chú trọng đến việc phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như có chế độ đãi ngộ thích hợp để các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi tham gia hoạt động, cộng tác”.
Công nghệ đã góp phần rất lớn trong thành công của Prime, và việc đầu tư một viện nghiên cứu, tự nó là một thông điệp không thể tốt hơn để minh họa cho mục tiêu dẫn đầu thị trường với tư cách là một “người chơi có trách nhiệm” với ngành vật liệu xây dựng.
Câu chuyện thứ ba phải nhắc tới, là sự góp vốn đầu tư của các đối tác ngoại. Trong cơn say chứng khoán những năm 2007-2008, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến Prime, trong đó thương vụ đầu tiên và quan trọng nhất chính là việc nhận được khoản đầu tư 20 triệu USD từ quỹ đầu tư của DWS tại Việt Nam, một nhánh của công ty quản lý tài sản Deutsche Asset Management (Asia) Limited, thành viên của tập đoàn ngân hàng Deutsche Bank (Đức).
Nhưng nếu như thương vụ đầu tư của DWS đến vào thời điểm mọi thứ còn khá mơ hồ, thì thương vụ đầu tư của VinaCapital vào tháng 4/2010 đã thực sự đưa Prime lên một tầm vóc mới. Mức giá “bốn chấm” mà VinaCapital đánh giá cổ phiếu của Prime tại thời điểm thị trường đang thoái trào khiến nhiều doanh nghiệp phải ngả mũ.
Đầy tự tin, khi đó, ông Nghĩa nói với báo giới rằng Prime cũng “đang chuẩn bị cho việc IPO vào cuối năm”, tiến tới niêm yết trên sàn chứng khoán. Kế hoạch đó, cho đến nay vẫn chưa thể thành hiện thực. Nhưng, giữa bầu không khí vẫn còn hân hoan về việc đã và đang hình thành một lực lượng “doanh nghiệp dân tộc” đầy tiềm lực, Prime đã tiếp tục duy trì hình ảnh đẹp cho tới ngày tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan công bố thương vụ mua tới 85% cổ phần.
Giữa lằn ranh được mất
SCG đã chính thức công bố việc ký một thỏa thuận mua lại 85% cổ phần của Prime Group với giá 7,2 tỷ Baht, tương đương 4,9 nghìn tỷ đồng. Do kế hoạch “đại chúng hóa” của Prime vẫn còn nửa vời, thật khó để xác định tình hình tài chính của Prime hiện nay, để từ đó đưa ra những nhận xét “đắt - rẻ” về thương vụ. Điều này, chỉ người trong cuộc nắm được. Trên website của Prime, mục quan hệ nhà đầu tư bỏ trống khá lâu nay.
Công luận hiện nay dường như đang xoáy nhiều vào các khoản đầu tư của DWS và VinaCapital, mà giờ đây các tính toán tài chính thuần túy cho thấy các định chế này đã đạt được lợi nhuận khả quan.
Với người viết, “câu chuyện Prime” nên được nhìn nhận theo hướng khác: khi chấp nhận bán tới 85% cổ phần, không thể nói đó là một thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược theo cách hiểu thông thường, vì mục tiêu công nghệ, thương hiệu hay thị trường. Về bản chất, đây dường như là thương vụ bán cả doanh nghiệp.
Khi còn ở đỉnh cao, ông Nguyễn Thế Vinh nói ông vừa may mắn vừa liều lĩnh mới có thể “chớp được cơ hội và đón đầu được xu thế”, rằng ban lãnh đạo Prime đã “cùng nhìn về một hướng để cùng mạo hiểm đầu tư quyết liệt mở rộng tập đoàn để giành vị trí dẫn đầu trên thị trường”.
Tâm thế ấy khiến nhiều người tin rằng, khát vọng dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng, khai mở một sự nghiệp kinh doanh lớn với tầm nhìn dài hạn là có thật.
Nay, thì những người từng tin vào Prime có lẽ đang đặt câu hỏi về khoản tiền thu được từ SCG sẽ được dùng làm gì, bao nhiêu phần sẽ được dành để giải quyết các khó khăn tài chính trước mắt, bao nhiêu phần sẽ được tái đầu tư vào gạch ngói hay một lĩnh vực nào đó; hay đơn giản, ông Vinh sẽ “nghỉ chơi” với một tài sản cũng đáng mơ ước với nhiều người, dù đứa con tinh thần của một cuộc đời “gạch ngói” đã thoát xác.
Và với người viết, “câu chuyện Prime” có một vị chát nào đó, giữa những tháng ngày khó khăn chồng chất đang đè nặng đôi vai của những doanh nhân Việt lớn nhỏ!
Từ “Vĩnh Phúc” đến Prime
“Câu chuyện Prime” của người viết bắt đầu từ cách đây gần chục năm, khi đến làm việc tại Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Một lãnh đạo vụ này khi đó nói: “Hôm nào có điều kiện, anh mời các nhà báo lên Vĩnh Phúc một chuyến. Trên đấy có “thằng” Vĩnh Phúc (nguyên văn - PV) làm gạch hay lắm. Tư nhân, nhưng quản lý giỏi, mở rộng liên tục”.
“Thằng Vĩnh Phúc” trong câu chuyện năm nào là cách nói mang tính thân mật, nhưng là để nói về Công ty TNHH Vĩnh Phúc, tiền thân của Prime Group. Như rất nhiều câu chuyện khởi nghiệp khác, rất nhiều doanh nhân đã lấy tên địa phương mình, hoặc gia đình mình, đặt tên cho doanh nghiệp. Khi đó, kiến trúc sư của Prime, ông Nguyễn Thế Vinh, cũng nghĩ đơn giản như vậy.
Sau này, vào năm 2009, khi kỷ niệm 10 năm thành lập của đứa con giờ đã mang tên mới là Prime, điều ông Vinh đã có thể tự tin nói với nhân viên, ấy là nếu có khát vọng, thì bắt đầu từ những gì bé nhỏ, cũng có thể làm nên nghiệp lớn. Ít người biết, thuở nhỏ, ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch Prime Group bây giờ thường hay lui tới những lò gốm thủ công và nhận thấy rằng từ đất đá có thể thành nhiều công trình đẹp.
Lớn lên, ông Vinh chọn học nghề xây dựng chuyên ngành vật liệu, và dù khởi nghiệp với nghề thi công các công trình xây dựng, ông vẫn luôn đam mê với các loại vật liệu xây dựng và luôn cố gắng tìm kiếm những vật liệu nào tốt cho công trình của mình. Nói không quá, với vị doanh nhân có vẻ ngoài như một giáo sư, dường như nghề đã chọn người.
Sau 10 năm, từ công suất 2 triệu m2/năm ban đầu, Prime đã mở rộng đầu tư xây dựng hàng loạt nhà máy mới để đón đầu nhu cầu thị trường, trở thành nhà sản xuất gạch men lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.
Trước năm những năm 90, tất cả gạch men đều phải nhập khẩu. Vậy là ông Vinh quyết tâm bắt tay vào việc xây dựng nhà máy sản xuất gạch, với mong muốn cung cấp vật liệu nội địa cho nhu cầu xây dựng ngày một phát triển.
Sau 10 năm, từ công suất 2 triệu m2/năm ban đầu, Prime đã mở rộng đầu tư xây dựng hàng loạt nhà máy mới để đón đầu nhu cầu thị trường, trở thành nhà sản xuất gạch men lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Tổng cộng cho đến nay, tập đoàn này đã có 24 công ty thành viên hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chính là vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ốp lát, ngói lợp, bình nước nóng, gạch cotto và bất động sản, đầu tư xây dựng và khai thác khu công nghiệp, khu đô thị. Prime đã trở thành 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam.
“Người chơi có trách nhiệm”
Những năm 2006-2010, Prime nổi như cồn. Với chính sách giá hợp lý, có phần hơi bình dân, Prime về với tận cùng mọi ngõ ngách tỉnh lẻ, trong khi không hề bỏ qua thị trường đô thị. Được cộng hưởng bởi sự tăng trưởng tốt của thị trường xây dựng nói chung, Prime đạt được những thành công quan trọng trong kinh doanh, qua đó cho phép họ làm được những điều mà nhiều nhà sản xuất khác không làm được.
Giai đoạn đó, ông Nguyễn Thế Vinh thừa nhận rằng ông đã thành công nhờ cả may mắn và liều lĩnh. Nhưng với những người hiểu được ngành vật liệu xây dựng, điều đáng nói nhất ở Prime chính là việc đưa ra được các quyết định đầu tư đúng hướng và đúng thời điểm. Ông Vinh cũng thừa nhận rằng các quyết định đúng lúc, đúng thời điểm đầu tư là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp.
Có những minh chứng cho điều này. Trong khi phần lớn các nhà sản xuất khác “dàn hàng ngang” để sản xuất và bán hàng theo phương thức truyền thống, một chiến lược truyền thông tốn kém nhưng hiệu quả với thông điệp “Thịnh vượng là Prime” đã được tiến hành trên truyền hình, giúp phủ sóng nhận diện thương hiệu Prime trên thị trường toàn quốc.
Trước năm 2007, không nhiều người biết đến Prime trong khi những thương hiệu khác như Đồng Tâm hay Viglacera đã quá quen thuộc. Nhưng chỉ với chiến dịch này, mọi thứ đã thay đổi. Một chuyên gia về truyền thông, người đã “đạo diễn” toàn bộ chiến dịch này cho biết tại thời điểm đó, chính các lãnh đạo Prime cũng bất ngờ với kết quả đạt được khi doanh số tăng vọt và đâu đâu cũng thấy nói đến “Thịnh vượng là Prime”.
Câu chuyện thứ hai là việc đầu tư một viện nghiên cứu gốm sứ Việt Nam vào năm 2010, đặt dưới sự quản lý và điều hành của ban lãnh đạo Prime. Thời điểm đó, khái niệm đặt viện nghiên cứu tại doanh nghiệp là một khái niệm đột phá, dù rất nhiều doanh nghiệp thừa sức làm.
Prime
đã tiếp tục duy trì hình ảnh đẹp cho tới ngày tập đoàn Siam Cement
Group (SCG) của Thái Lan công bố thương vụ mua tới 85% cổ phần.
Thời điểm đó, Prime dự kiến sẽ đầu tư 70 tỷ đồng để xây dựng viện nghiên cứu này. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng giám đốc Prime, nói viện sẽ chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm và đặc biệt, sẽ “chú trọng đến việc phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như có chế độ đãi ngộ thích hợp để các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi tham gia hoạt động, cộng tác”.
Công nghệ đã góp phần rất lớn trong thành công của Prime, và việc đầu tư một viện nghiên cứu, tự nó là một thông điệp không thể tốt hơn để minh họa cho mục tiêu dẫn đầu thị trường với tư cách là một “người chơi có trách nhiệm” với ngành vật liệu xây dựng.
Câu chuyện thứ ba phải nhắc tới, là sự góp vốn đầu tư của các đối tác ngoại. Trong cơn say chứng khoán những năm 2007-2008, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến Prime, trong đó thương vụ đầu tiên và quan trọng nhất chính là việc nhận được khoản đầu tư 20 triệu USD từ quỹ đầu tư của DWS tại Việt Nam, một nhánh của công ty quản lý tài sản Deutsche Asset Management (Asia) Limited, thành viên của tập đoàn ngân hàng Deutsche Bank (Đức).
Nhưng nếu như thương vụ đầu tư của DWS đến vào thời điểm mọi thứ còn khá mơ hồ, thì thương vụ đầu tư của VinaCapital vào tháng 4/2010 đã thực sự đưa Prime lên một tầm vóc mới. Mức giá “bốn chấm” mà VinaCapital đánh giá cổ phiếu của Prime tại thời điểm thị trường đang thoái trào khiến nhiều doanh nghiệp phải ngả mũ.
Đầy tự tin, khi đó, ông Nghĩa nói với báo giới rằng Prime cũng “đang chuẩn bị cho việc IPO vào cuối năm”, tiến tới niêm yết trên sàn chứng khoán. Kế hoạch đó, cho đến nay vẫn chưa thể thành hiện thực. Nhưng, giữa bầu không khí vẫn còn hân hoan về việc đã và đang hình thành một lực lượng “doanh nghiệp dân tộc” đầy tiềm lực, Prime đã tiếp tục duy trì hình ảnh đẹp cho tới ngày tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan công bố thương vụ mua tới 85% cổ phần.
Giữa lằn ranh được mất
SCG đã chính thức công bố việc ký một thỏa thuận mua lại 85% cổ phần của Prime Group với giá 7,2 tỷ Baht, tương đương 4,9 nghìn tỷ đồng. Do kế hoạch “đại chúng hóa” của Prime vẫn còn nửa vời, thật khó để xác định tình hình tài chính của Prime hiện nay, để từ đó đưa ra những nhận xét “đắt - rẻ” về thương vụ. Điều này, chỉ người trong cuộc nắm được. Trên website của Prime, mục quan hệ nhà đầu tư bỏ trống khá lâu nay.
Công luận hiện nay dường như đang xoáy nhiều vào các khoản đầu tư của DWS và VinaCapital, mà giờ đây các tính toán tài chính thuần túy cho thấy các định chế này đã đạt được lợi nhuận khả quan.
“Câu chuyện Prime” có một vị chát nào đó, giữa những tháng ngày khó khăn chồng chất đang đè nặng đôi vai của những doanh nhân Việt lớn nhỏ!
Với người viết, “câu chuyện Prime” nên được nhìn nhận theo hướng khác: khi chấp nhận bán tới 85% cổ phần, không thể nói đó là một thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược theo cách hiểu thông thường, vì mục tiêu công nghệ, thương hiệu hay thị trường. Về bản chất, đây dường như là thương vụ bán cả doanh nghiệp.
Khi còn ở đỉnh cao, ông Nguyễn Thế Vinh nói ông vừa may mắn vừa liều lĩnh mới có thể “chớp được cơ hội và đón đầu được xu thế”, rằng ban lãnh đạo Prime đã “cùng nhìn về một hướng để cùng mạo hiểm đầu tư quyết liệt mở rộng tập đoàn để giành vị trí dẫn đầu trên thị trường”.
Tâm thế ấy khiến nhiều người tin rằng, khát vọng dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng, khai mở một sự nghiệp kinh doanh lớn với tầm nhìn dài hạn là có thật.
Nay, thì những người từng tin vào Prime có lẽ đang đặt câu hỏi về khoản tiền thu được từ SCG sẽ được dùng làm gì, bao nhiêu phần sẽ được dành để giải quyết các khó khăn tài chính trước mắt, bao nhiêu phần sẽ được tái đầu tư vào gạch ngói hay một lĩnh vực nào đó; hay đơn giản, ông Vinh sẽ “nghỉ chơi” với một tài sản cũng đáng mơ ước với nhiều người, dù đứa con tinh thần của một cuộc đời “gạch ngói” đã thoát xác.
Và với người viết, “câu chuyện Prime” có một vị chát nào đó, giữa những tháng ngày khó khăn chồng chất đang đè nặng đôi vai của những doanh nhân Việt lớn nhỏ!