Nông nghiệp “đi chậm lại” vì thiếu nguồn lực
Bộ trưởng Cao Đức Phát nói ngành nông nghiệp đang "đi chậm lại" vì cả lý do khách quan và chủ quan
Đăng đàn tại Quốc hội chiều 19/11, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm lại vì không đủ nguồn lực cần thiết, mặc dù “vẫn đạt mục tiêu”.
Trả lời chất vấn về nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp chậm lại, Bộ trưởng Phát cho hay giai đoạn 5 năm trước tăng trưởng bình quân 3,3% và giai đoạn 5 năm hiện nay có thể đạt khoảng 2,9%, vẫn “đạt kế hoạch Quốc hội, Chính phủ giao, tuy nhiên rõ ràng có chậm lại”.
“Nghị quyết Trung ương 7 đặt vấn đề phải duy trì đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng tới 3,5 đến 3,8%. Nên rõ ràng đối với ngành nông nghiệp và nền kinh tế việc tạo điều kiện cho nông nghiệp phục hồi tốc độ tăng trưởng cao hơn là một thách thức lớn. Mà để phát triển phải có nguồn lực, nguồn lực về đất đai, nguồn lực về lao động, nguồn lực về tài chính”, ông Phát nói.
Về ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết ở Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến nguyên nhân những yếu kém trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng cho hay, “có những nguyên nhân khách quan, nhưng cũng có rất nhiều những nguyên nhân chủ quan”, trong đó có vấn đề hệ thống về cơ chế chính sách đã được ban hành rất nhiều nhưng cũng còn một số văn bản chúng ta điều chỉnh và ban hành chưa kịp thời.
Về vấn đề hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Phát cho hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang huy động các lực lượng để nghiên cứu chọn tạo các giống mới. Bộ đã đặt hàng với các viện nghiên cứu để chọn tạo ra một số lượng ít giống nhưng phải đạt chất lượng cao.
Bên cạnh đó, sẽ phải tiếp tục hỗ trợ nhân dân để ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến.
“Thủ tướng Chính phủ vừa ký một quyết định về chính sách hỗ trợ cho nhân dân mua máy móc. Riêng việc áp dụng gặt đập liên hợp ở đồng bằng sông Cửu Long, các đồng chí ở Hậu Giang nói với tôi rằng cứ mỗi một héc ta giảm được 4 triệu đồng, và 4 triệu đồng đó là có lợi cho nhân dân”, ông Phát nói.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Văn Minh và đại biểu Huỳnh Minh Hoàng về vấn đề quản lý chất lượng, vật tư nông nghiệp, Bộ trưởng Phát cho hay qua kiểm tra thấy rằng trên thị trường đang lưu hành số lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi có chất lượng kém, thậm chí có loại làm giả, buôn lậu ngoài danh mục.
"Để thực hiện trách nhiệm của mình, chúng tôi xác định trong toàn ngành là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm số 1 của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 2 - 3 năm nay. Đích thân Bộ trưởng và trong trường hợp đặc biệt không thể họp được thì ủy quyền cho một đồng chí thứ trưởng hàng tháng có họp giao ban chuyên đề về quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để kiểm điểm và đôn đốc thực hiện", ông Phát nói.
“Chúng tôi đã và đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra. Chúng tôi đã ban hành thông tư và chỉ đạo kiểm tra siết chặt ở biên giới, ở trong nước thì tiến hành thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh để phân loại xác định những trọng tâm, trọng điểm để liên tục kiểm tra, xử lý những vi phạm, đồng thời kiểm tra trên thị trường phối hợp với các bộ, ngành”.
Trả lời chất vấn về nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp chậm lại, Bộ trưởng Phát cho hay giai đoạn 5 năm trước tăng trưởng bình quân 3,3% và giai đoạn 5 năm hiện nay có thể đạt khoảng 2,9%, vẫn “đạt kế hoạch Quốc hội, Chính phủ giao, tuy nhiên rõ ràng có chậm lại”.
“Nghị quyết Trung ương 7 đặt vấn đề phải duy trì đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng tới 3,5 đến 3,8%. Nên rõ ràng đối với ngành nông nghiệp và nền kinh tế việc tạo điều kiện cho nông nghiệp phục hồi tốc độ tăng trưởng cao hơn là một thách thức lớn. Mà để phát triển phải có nguồn lực, nguồn lực về đất đai, nguồn lực về lao động, nguồn lực về tài chính”, ông Phát nói.
Về ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết ở Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến nguyên nhân những yếu kém trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng cho hay, “có những nguyên nhân khách quan, nhưng cũng có rất nhiều những nguyên nhân chủ quan”, trong đó có vấn đề hệ thống về cơ chế chính sách đã được ban hành rất nhiều nhưng cũng còn một số văn bản chúng ta điều chỉnh và ban hành chưa kịp thời.
Về vấn đề hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Phát cho hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang huy động các lực lượng để nghiên cứu chọn tạo các giống mới. Bộ đã đặt hàng với các viện nghiên cứu để chọn tạo ra một số lượng ít giống nhưng phải đạt chất lượng cao.
Bên cạnh đó, sẽ phải tiếp tục hỗ trợ nhân dân để ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến.
“Thủ tướng Chính phủ vừa ký một quyết định về chính sách hỗ trợ cho nhân dân mua máy móc. Riêng việc áp dụng gặt đập liên hợp ở đồng bằng sông Cửu Long, các đồng chí ở Hậu Giang nói với tôi rằng cứ mỗi một héc ta giảm được 4 triệu đồng, và 4 triệu đồng đó là có lợi cho nhân dân”, ông Phát nói.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Văn Minh và đại biểu Huỳnh Minh Hoàng về vấn đề quản lý chất lượng, vật tư nông nghiệp, Bộ trưởng Phát cho hay qua kiểm tra thấy rằng trên thị trường đang lưu hành số lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi có chất lượng kém, thậm chí có loại làm giả, buôn lậu ngoài danh mục.
"Để thực hiện trách nhiệm của mình, chúng tôi xác định trong toàn ngành là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm số 1 của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 2 - 3 năm nay. Đích thân Bộ trưởng và trong trường hợp đặc biệt không thể họp được thì ủy quyền cho một đồng chí thứ trưởng hàng tháng có họp giao ban chuyên đề về quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để kiểm điểm và đôn đốc thực hiện", ông Phát nói.
“Chúng tôi đã và đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra. Chúng tôi đã ban hành thông tư và chỉ đạo kiểm tra siết chặt ở biên giới, ở trong nước thì tiến hành thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh để phân loại xác định những trọng tâm, trọng điểm để liên tục kiểm tra, xử lý những vi phạm, đồng thời kiểm tra trên thị trường phối hợp với các bộ, ngành”.