Nước Nhật và nỗi lo mất việc vì chăm bố mẹ ốm
Mỗi năm, hơn 100 nghìn người Nhật phải nghỉ việc để chăm người thân bị ốm, và họ cũng thất nghiệp luôn
Năm 45 tuổi, khi đang làm quản lý tổ chức sự kiện tại một trung tâm thương mại ở Tokyo với mức lương hấp dẫn, Akihiro Takano đã phải nghỉ việc để chăm bố ốm.
Khi ấy, ông không thể nào tưởng tượng được rằng sẽ có ngày ông trở thành một kẻ khốn cùng, không nhà cửa, và sống trong công viên.
Câu chuyện này đã được hãng tin Bloomberg đăng tải để nói về thực trạng của sự bất cập trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người già tại Nhật và những ảnh hưởng của nó lên thị trường việc làm.
“Kaigo rishoku”
Sau khi bố mất, Takano đã làm rất nhiều việc bán thời gian bởi ông còn phải chăm sóc cho người mẹ đang ốm rất nặng trong thời gian đó. Bà ốm suốt nhiều năm, khiến Takano tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.
Đến năm 2009, khi mẹ mất thì Takano cũng đã cạn tiền. Khoản tiền tiết kiệm cuối cùng đã được dành để làm đám tang cho bà. Sau đó ông không còn tiền để trả tiền thuê căn chung cư mà gia đình đã ở đó suốt 30 năm và bị đẩy ra đường.
Ngày rời căn hộ, ông ôm theo bình tro của mẹ và một con mèo rồi tìm đến công viên gần đó để sống. Sau đó, ông được một nhóm các tình nguyện viên kiếm cho một công việc bán thời gian với mức lương thấp, nhiệm vụ hàng ngày của ông là tư vấn cho những người thu nhập thấp.
Takano chính là một trong số những người được truyền thông Nhật nhắc đến với cái tên “kaigo rishoku”, cụm từ chỉ người thất nghiệp do trước đó đã nghỉ làm để chăm sóc cho cha mẹ già.
“Ông chủ của tôi nói với tôi rằng một khi đã rời thế giới việc làm, gần như sẽ không bao giờ còn cơ hội quay lại nữa. Tôi đã trượt dài mà không có cách nào ngừng lại được và chính tôi cũng không nhận ra điều đó khi nó xảy ra,tôi vẫn tin rằng mình sẽ xoay xở được”, ông Takano buồn bã nói.
Số liệu từ Chính phủ Nhật cho thấy mỗi năm, hơn 100 nghìn người Nhật phải nghỉ việc để chăm sóc cho người thân bị ốm và rồi từ đó họ cũng thất nghiệp luôn.
Con số trên sẽ tăng ngày một nhanh bởi 7 triệu người được sinh ra trong thời kỳ “bùng nổ trẻ em” sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ lần lượt đến tuối 75 trong thập kỷ tới và vì thế rất nhiều con cái họ cũng sẽ phải nghỉ việc để chăm bố mẹ già.
Điều này sẽ gây ra nhiều áp lực đối với lực lượng lao động Nhật, bởi thực tế lực lượng này đang suy giảm do tỷ lệ sinh thấp và chính phủ hạn chế mạnh mẽ nhập cư.
Áp lực dân số già
Tháng 9 năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ cho những người lao động có cha mẹ già.
Ông công bố đặt mục tiêu tăng quy mô nền kinh tế lên 600 nghìn tỷ Yên (tức khoảng 4,9 nghìn tỷ USD) từ mức 500 nghìn tỷ Yên hiện tại, cùng với đó là rất nhiều biện pháp hỗ trợ để giúp ngày một nhiều người tham gia vào thị trường lao động mà không phải bận tậm về những trách nhiệm gia đình.
Từ nay đến năm 2020, Chính phủ Nhật công bố sẽ cung cấp thêm 120 nghìn chỗ ở cho người già tại các nhà dưỡng lão trên khắp nước Nhật. Đó là còn chưa kể đến kế hoạch 380 nghìn chỗ ở mới cho người già trong 5 năm hiện đã đang được triển khai. Các quy định ràng buộc khi mở nhà dưỡng lão mới cũng sẽ được nới lỏng bớt.
Tính toán từ Capital Economics cho thấy chương trình hỗ trợ trên của chính phủ Nhật sẽ giúp lực lượng lao động Nhật tăng thêm 0,2%/năm, một con số rất khiêm tốn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các biện pháp của Chính phủ không đủ để giải quyết gốc rễ của vấn đề.
“Vấn đề người lao động bỏ việc để chăm sóc gia đình không thể được giải quyết triệt để chỉ bằng việc xây dựng thêm nhà dưỡng lão. Người lao động cần những công việc ổn định với mức lương cao, bớt làm thêm giờ, thêm các điểm giữ trẻ và những chương trình hỗ trợ cho phụ nữ đi làm. Xã hội cần phải thay đổi cách nghĩ của mình”, ông Takanori Fujita, một chuyên gia xã hội học nhận xét.
Hiện nay, Nhật đang có 16,4 triệu người trên 75 tuổi - nhóm tuổi cần rất nhiều hỗ trợ về y tế. Đến năm 2025, ước tính con số này lên đến mức 28,4 triệu.
Hiện nay, hệ thống các nhà dưỡng lão ở Nhật vốn đã quá tải. Hiện nay 260 nghìn người già Nhật đang phải ở nhà trong lúc chờ được xếp chỗ vào viện dưỡng lão. Nhân lực chăm sóc người già ở Nhật cũng thiếu trầm trọng bởi Nhật rất hạn chế nhận lao động nước ngoài và chính sách này được cho là cũng không sớm thay đổi.
Và như vậy, không loại bỏ khả năng sẽ còn rất nhiều trường hợp khó khăn và bị lâm vào cảnh khốn cùng, như ông Akihiro Takano.
Khi ấy, ông không thể nào tưởng tượng được rằng sẽ có ngày ông trở thành một kẻ khốn cùng, không nhà cửa, và sống trong công viên.
Câu chuyện này đã được hãng tin Bloomberg đăng tải để nói về thực trạng của sự bất cập trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người già tại Nhật và những ảnh hưởng của nó lên thị trường việc làm.
“Kaigo rishoku”
Sau khi bố mất, Takano đã làm rất nhiều việc bán thời gian bởi ông còn phải chăm sóc cho người mẹ đang ốm rất nặng trong thời gian đó. Bà ốm suốt nhiều năm, khiến Takano tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.
Đến năm 2009, khi mẹ mất thì Takano cũng đã cạn tiền. Khoản tiền tiết kiệm cuối cùng đã được dành để làm đám tang cho bà. Sau đó ông không còn tiền để trả tiền thuê căn chung cư mà gia đình đã ở đó suốt 30 năm và bị đẩy ra đường.
Ngày rời căn hộ, ông ôm theo bình tro của mẹ và một con mèo rồi tìm đến công viên gần đó để sống. Sau đó, ông được một nhóm các tình nguyện viên kiếm cho một công việc bán thời gian với mức lương thấp, nhiệm vụ hàng ngày của ông là tư vấn cho những người thu nhập thấp.
Takano chính là một trong số những người được truyền thông Nhật nhắc đến với cái tên “kaigo rishoku”, cụm từ chỉ người thất nghiệp do trước đó đã nghỉ làm để chăm sóc cho cha mẹ già.
“Ông chủ của tôi nói với tôi rằng một khi đã rời thế giới việc làm, gần như sẽ không bao giờ còn cơ hội quay lại nữa. Tôi đã trượt dài mà không có cách nào ngừng lại được và chính tôi cũng không nhận ra điều đó khi nó xảy ra,tôi vẫn tin rằng mình sẽ xoay xở được”, ông Takano buồn bã nói.
Số liệu từ Chính phủ Nhật cho thấy mỗi năm, hơn 100 nghìn người Nhật phải nghỉ việc để chăm sóc cho người thân bị ốm và rồi từ đó họ cũng thất nghiệp luôn.
Con số trên sẽ tăng ngày một nhanh bởi 7 triệu người được sinh ra trong thời kỳ “bùng nổ trẻ em” sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ lần lượt đến tuối 75 trong thập kỷ tới và vì thế rất nhiều con cái họ cũng sẽ phải nghỉ việc để chăm bố mẹ già.
Điều này sẽ gây ra nhiều áp lực đối với lực lượng lao động Nhật, bởi thực tế lực lượng này đang suy giảm do tỷ lệ sinh thấp và chính phủ hạn chế mạnh mẽ nhập cư.
Áp lực dân số già
Tháng 9 năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ cho những người lao động có cha mẹ già.
Ông công bố đặt mục tiêu tăng quy mô nền kinh tế lên 600 nghìn tỷ Yên (tức khoảng 4,9 nghìn tỷ USD) từ mức 500 nghìn tỷ Yên hiện tại, cùng với đó là rất nhiều biện pháp hỗ trợ để giúp ngày một nhiều người tham gia vào thị trường lao động mà không phải bận tậm về những trách nhiệm gia đình.
Từ nay đến năm 2020, Chính phủ Nhật công bố sẽ cung cấp thêm 120 nghìn chỗ ở cho người già tại các nhà dưỡng lão trên khắp nước Nhật. Đó là còn chưa kể đến kế hoạch 380 nghìn chỗ ở mới cho người già trong 5 năm hiện đã đang được triển khai. Các quy định ràng buộc khi mở nhà dưỡng lão mới cũng sẽ được nới lỏng bớt.
Tính toán từ Capital Economics cho thấy chương trình hỗ trợ trên của chính phủ Nhật sẽ giúp lực lượng lao động Nhật tăng thêm 0,2%/năm, một con số rất khiêm tốn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các biện pháp của Chính phủ không đủ để giải quyết gốc rễ của vấn đề.
“Vấn đề người lao động bỏ việc để chăm sóc gia đình không thể được giải quyết triệt để chỉ bằng việc xây dựng thêm nhà dưỡng lão. Người lao động cần những công việc ổn định với mức lương cao, bớt làm thêm giờ, thêm các điểm giữ trẻ và những chương trình hỗ trợ cho phụ nữ đi làm. Xã hội cần phải thay đổi cách nghĩ của mình”, ông Takanori Fujita, một chuyên gia xã hội học nhận xét.
Hiện nay, Nhật đang có 16,4 triệu người trên 75 tuổi - nhóm tuổi cần rất nhiều hỗ trợ về y tế. Đến năm 2025, ước tính con số này lên đến mức 28,4 triệu.
Hiện nay, hệ thống các nhà dưỡng lão ở Nhật vốn đã quá tải. Hiện nay 260 nghìn người già Nhật đang phải ở nhà trong lúc chờ được xếp chỗ vào viện dưỡng lão. Nhân lực chăm sóc người già ở Nhật cũng thiếu trầm trọng bởi Nhật rất hạn chế nhận lao động nước ngoài và chính sách này được cho là cũng không sớm thay đổi.
Và như vậy, không loại bỏ khả năng sẽ còn rất nhiều trường hợp khó khăn và bị lâm vào cảnh khốn cùng, như ông Akihiro Takano.