Nuôi đà điểu có một vốn ba lời?
Đã hơn mười năm, xem ra nghề nuôi đà điều vẫn chưa đủ sức thu hút được nhiều người... dù nuôi đà điểu không phải là quá khó
Trong chuyến công tác vào năm 1995, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn đã đưa 100 trứng đà điểu đầu tiên giống châu Phi từ Zimbabwe về Việt Nam.
Đến nay, đã hơn mười năm, xem ra nghề nuôi đà điều vẫn chưa đủ sức thu hút được nhiều người... dù nuôi đà điểu không phải là quá khó.
Một vốn ba lời?
Phong trào nuôi đà điểu ở các tỉnh phía Nam chỉ bắt đầu vào khoảng năm 2003 mặc dù hơn mười năm trước, người dân các tỉnh phía Bắc đã nuôi đà điểu. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Ba Vì, Hà Tây, là nơi cung cấp con giống cho nhiều trang trại trong cả nước. Tuy nhiên, để nuôi đà điểu như một nghề với mong muốn mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân ít vốn, thiếu thông tin và kỹ thuật nuôi.
Anh Hà Việt Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thương mại Việt Hùng có trang trại chuyên nuôi đà điểu theo một mô hình khép kín ở quận Bình Thạnh, Tp.HCM, tâm sự về những ngày đầu gian nan tập tành nuôi đà điểu, thời mà giá một cặp đà điểu giống nhập từ châu Phi về khoảng 7.000-8.000 đô la Mỹ.
Năm 1996, Hùng chắt góp vốn liếng để phát triển đàn đà điểu theo mô hình trang trại, ba năm liên tiếp anh đều thất bại, thiệt hại trên 10 tỉ đồng. Không bỏ cuộc, Hùng cất công qua các nước và vùng lãnh thổ như Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan để học kinh nghiệm và tìm tòi kỹ thuật nuôi.
Mất mấy năm, anh mới phát triển thành công đàn đà điểu theo mô hình trang trại với kỹ thuật nuôi hiện đại. Sau đó công ty của anh bắt đầu nhận cung cấp đà điểu giống và chuyển giao công nghệ nuôi cho trên 200 hộ rải rác khắp cả nước. Theo tính toán của anh Hùng, nếu mọi việc thuận lợi thì nghề nuôi đà điểu là một vốn ba lời.
Nhưng rồi anh lại gặp rủi ro.Trước đây trang trại anh nuôi khoảng 700 con, từ khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện, anh không dám nhập đà điểu giống từ các nước khác về. Hiện trang trại của Hùng chỉ còn nuôi khoảng 250 con, anh dự kiến cuối năm sẽ chuyển cơ sở nuôi đà điểu về quận 9, Tp.HCM. Trong khi đó một số nơi từng nhận chuyển giao công nghệ, con giống của Công ty Việt Hùng từ sau các cơn dịch cúm gia cầm cũng chựng lại, không phát triển thêm đàn.
“Nếu không có quy trình chăn nuôi khép kín theo mô hình nuôi nhiều con cùng một lúc như ba ba, đà điểu, trùn quế và cá sấu như hiện nay thì công ty của tôi khó có thể trụ vững được khi có những rủi ro như dịch cúm gia cầm vừa qua”, anh Hùng chia sẻ.
Anh Lê Quang Thực, nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, cũng có một trang trại ở Tây Ninh nuôi 80 con đà điểu đã hơn bốn năm nay. Anh Thực cho biết mặc dù thịt đà điểu có giá cao, nhưng phải nuôi đúng kỹ thuật thì mới đạt được siêu lợi nhuận. Để nuôi đà điểu giống anh Thực phải nhập hai máy ấp trứng từ Trung Quốc về với giá 48 triệu đồng/cái, có khả năng ấp được khoảng 100 trứng/lần.
Anh Thực cho biết đã bỏ ra khoảng 200 triệu đồng để mua đà điểu giống và tiền đầu tư chuồng trại khoảng 300 triệu. “Hiện tại, lợi nhuận mỗi vụ từ tiền bán đà điểu giống, trứng và thịt là trên dưới 500 triệu đồng. Tuy nhiên để đạt được doanh thu như vậy tôi phải nuôi kết hợp với các con khác như heo rừng, nai, hươu và cá”, anh nói.
Năm 2004, nghe bạn bè nói nuôi đà điểu mang lại lợi nhuận cao, chị Triệu Thị Minh Trang, chủ trang trại Triệu Minh ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, đã bỏ ra 300 triệu đồng để đầu tư chuồng trại.
Giai đoạn đầu, chị Trang mua 20 con giống loại tám tháng tuổi từ trại giống gia cầm Thụy Phương ở Ba Vì, Hà Tây về nuôi, sau đó chị mua thêm 80 con giống loại ba tháng tuổi gồm con trống và con mái hết gần 300 triệu đồng nữa.
Chị Trang làm bài tính nhẩm và cho biết hàng tháng tiền thức ăn cho một con mất khoảng 250.000 đồng. Giá đà điểu thịt lúc trước cao, còn bán được khoảng 14-15 triệu đồng/con, sau này giá hạ, chị quyết định bán dần và không đầu tư nuôi thêm.
Tuần trước, chị Trang cho biết khó khăn lắm chị mới tìm được người mua hết 22 con đà điểu cuối cùng với giá mỗi con là 5 triệu đồng theo dạng mua cân hơi nguyên con. Tính toán lại chị lỗ mất 1 tỉ đồng! “Nếu biết trước lỗ như thế này, tôi đã chẳng lao theo như thế. Phải chi ban đầu tôi quyết định nuôi heo hay bò có lẽ hay hơn!”, chị Trang tiếc rẻ.
Chị Trang tâm sự thêm rằng một số người bạn của chị đang nuôi đà điểu ở Trị An, Long Thành, Đồng Nai và Tây Ninh cũng đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: giống thì đã mua, tiếp tục nuôi thì chi phí cao mà bán nửa chừng thì giá thấp, sẽ lỗ nặng.
“Trước đây, giá mua thịt đà điểu tại các nhà hàng, siêu thị tại Tp.HCM là 350.000 đồng/ki lô gam, từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát, giá thịt đà điểu hạ xuống còn khoảng 150.000 đồng/ki lô gam, có nơi mua nơi không. Mặt khác, do không có kỹ thuật thuộc da và chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên các hộ nuôi chỉ còn biết bán thịt theo kiểu cân hơi cả con chứ không thể tận dụng khai thác hết các bộ phận khác của đà điểu như lông, da và xương”, anh Hùng cho biết.
Nhọc nhằn tìm đầu ra
Ông Thiên Sanh Trí, chủ trang trại đà điểu Thiên Lâm Nguyên (Ninh Thuận), cho biết cách đây bảy năm ông đã bỏ ra 1 tỉ đồng để đầu tư nuôi đà điểu trên một khu vực rộng 22 héc ta ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, ông làm trang trại đà điểu vì muốn tận dụng mảnh đất đang có chứ cũng chưa tính đến đầu ra.
Ở lứa đà điểu đầu tiên, ông Trí làm thịt một con đem biếu cho các đầu bếp ở khách sạn, nhà hàng lớn nhằm… tiếp thị sản phẩm. Ông tiếp tục làm thế với con thứ hai, rồi thứ ba… thì nhận được đơn đặt hàng… 5 ký thịt từ một nhà hàng. Hơn một năm sau, sản phẩm tiêu thụ có khá hơn nhưng vẫn chỉ là thịt nạc. “Lúc đó, tôi chẳng biết làm gì với mớ gân, xương và da của đà điểu (chiếm đến 60% trọng lượng hơi). Mà không tận dụng những thứ này thì nuôi đà điểu thịt chỉ có nước lỗ”, ông Trí nhớ lại.
Từ đây, ông đã hình thành ý tưởng về một quy trình chăn nuôi, chế biến để tiêu thụ “trọn vẹn” sản phẩm đà điểu. Tuy nhiên, trước khi đi đến đích cuối cùng là mở quán phở và nhà hàng đà điểu hồi tháng 8-2006, ông đã mất nhiều năm mày mò để làm bóp, ví, dây nịt… từ da đà điểu.
“Không cơ sở nào nhận thuộc da, cũng như chế tác các sản phẩm từ loại da rất lạ này, tôi đành chấp nhận sản phẩm làm ra dù không đạt yêu cầu vẫn không bắt họ bồi thường. Nhưng hàng làm ra rồi lại… kén khách mua, một phần cũng vì giá cao đến bạc triệu. Ngay cả món phở đà điểu, người ta ăn khen ngon nhưng vẫn chê mắc”, ông Trí nói.
Trong khi chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm “trọn gói” từ đà điểu, ông Trí vẫn phải chịu lỗ với việc bán thịt thương phẩm. “Cứ tính tròn 100 con giống, giá mua thời điểm cách đây bảy năm khoảng 3,5 triệu/con, tiền ăn hàng ngày 10.000 đồng/con trong ít nhất một năm (thời gian cần thiết để đà điểu đạt trọng lượng trên 100 ký), chưa tính chi phí xây dựng chuồng trại, nhân công… với lượng thịt thương phẩm từ một con đà điểu chỉ tối đa 40% thì không cách gì lời được!”, ông Trí cho biết.
Hiện nay thịt và các sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đà điểu chưa được tiêu thụ nhiều trong nước, còn xuất khẩu thì lại chưa đủ năng lực. Ông Trí cho biết, hiện nhu cầu nhập khẩu thịt đà điểu tại châu Âu và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… lên tới 3.000 tấn/năm. Bản thân ông cũng đã nhận được những đơn hàng cụ thể nhưng đành chịu vì khả năng chăn nuôi và tiềm lực tài chính còn giới hạn. Hiện trang trại của ông đang nuôi 65 con giống và 100 con thịt, cũng thuộc loại trang trại “tầm cỡ” ở Việt Nam, nhưng nếu so với các đơn hàng từ nước ngoài thì ông sẽ phải phát triển trang trại của mình lên đến hàng ngàn con. Điều này thật khó.
Thực hiện quy trình chăn nuôi và chế biến khép kín như trang trại ông Trí, hoặc quy mô hơn như Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cũng là một thách thức đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Với tổng đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, Khatoco đã xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công suất 20 tấn/giờ; một nhà máy chế biến thịt công suất 3.000 tấn/năm; một xí nghiệp thuộc da và chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ da, lông, vỏ trứng; một xí nghiệp sản xuất bánh xốp và bột dinh dưỡng cao cấp dùng nguyên liệu chính từ trứng đà điểu…
Theo ông Trí, khó nhất trong chế biến là lọc da đà điểu, vì thực tế lớp da này rất mỏng, lại nhiều mỡ nên phải rất “chuyên nghiệp” mới có được tấm da đẹp. Rồi phải tổ chức sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gia dụng từ da đà điểu… Nếu đã thực hiện đủ một quy trình khép kín thì lợi nhuận từ đầu ra đà điểu mới là thực tế.
“Một tấm da đà điểu có thể làm được 20 sợi dây nịt, giá bán sỉ 750.000 đồng/sợi. Phần thịt có thể thu về 5 triệu đồng; xương có giá 10.000 đồng/ký; lông đà điểu, trứng tươi và cả vỏ trứng sau sử dụng cũng có giá trị thương mại…”, ông Trí chia sẻ.
Đến nay, đã hơn mười năm, xem ra nghề nuôi đà điều vẫn chưa đủ sức thu hút được nhiều người... dù nuôi đà điểu không phải là quá khó.
Một vốn ba lời?
Phong trào nuôi đà điểu ở các tỉnh phía Nam chỉ bắt đầu vào khoảng năm 2003 mặc dù hơn mười năm trước, người dân các tỉnh phía Bắc đã nuôi đà điểu. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Ba Vì, Hà Tây, là nơi cung cấp con giống cho nhiều trang trại trong cả nước. Tuy nhiên, để nuôi đà điểu như một nghề với mong muốn mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân ít vốn, thiếu thông tin và kỹ thuật nuôi.
Anh Hà Việt Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thương mại Việt Hùng có trang trại chuyên nuôi đà điểu theo một mô hình khép kín ở quận Bình Thạnh, Tp.HCM, tâm sự về những ngày đầu gian nan tập tành nuôi đà điểu, thời mà giá một cặp đà điểu giống nhập từ châu Phi về khoảng 7.000-8.000 đô la Mỹ.
Năm 1996, Hùng chắt góp vốn liếng để phát triển đàn đà điểu theo mô hình trang trại, ba năm liên tiếp anh đều thất bại, thiệt hại trên 10 tỉ đồng. Không bỏ cuộc, Hùng cất công qua các nước và vùng lãnh thổ như Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan để học kinh nghiệm và tìm tòi kỹ thuật nuôi.
Mất mấy năm, anh mới phát triển thành công đàn đà điểu theo mô hình trang trại với kỹ thuật nuôi hiện đại. Sau đó công ty của anh bắt đầu nhận cung cấp đà điểu giống và chuyển giao công nghệ nuôi cho trên 200 hộ rải rác khắp cả nước. Theo tính toán của anh Hùng, nếu mọi việc thuận lợi thì nghề nuôi đà điểu là một vốn ba lời.
Nhưng rồi anh lại gặp rủi ro.Trước đây trang trại anh nuôi khoảng 700 con, từ khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện, anh không dám nhập đà điểu giống từ các nước khác về. Hiện trang trại của Hùng chỉ còn nuôi khoảng 250 con, anh dự kiến cuối năm sẽ chuyển cơ sở nuôi đà điểu về quận 9, Tp.HCM. Trong khi đó một số nơi từng nhận chuyển giao công nghệ, con giống của Công ty Việt Hùng từ sau các cơn dịch cúm gia cầm cũng chựng lại, không phát triển thêm đàn.
“Nếu không có quy trình chăn nuôi khép kín theo mô hình nuôi nhiều con cùng một lúc như ba ba, đà điểu, trùn quế và cá sấu như hiện nay thì công ty của tôi khó có thể trụ vững được khi có những rủi ro như dịch cúm gia cầm vừa qua”, anh Hùng chia sẻ.
Anh Lê Quang Thực, nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, cũng có một trang trại ở Tây Ninh nuôi 80 con đà điểu đã hơn bốn năm nay. Anh Thực cho biết mặc dù thịt đà điểu có giá cao, nhưng phải nuôi đúng kỹ thuật thì mới đạt được siêu lợi nhuận. Để nuôi đà điểu giống anh Thực phải nhập hai máy ấp trứng từ Trung Quốc về với giá 48 triệu đồng/cái, có khả năng ấp được khoảng 100 trứng/lần.
Anh Thực cho biết đã bỏ ra khoảng 200 triệu đồng để mua đà điểu giống và tiền đầu tư chuồng trại khoảng 300 triệu. “Hiện tại, lợi nhuận mỗi vụ từ tiền bán đà điểu giống, trứng và thịt là trên dưới 500 triệu đồng. Tuy nhiên để đạt được doanh thu như vậy tôi phải nuôi kết hợp với các con khác như heo rừng, nai, hươu và cá”, anh nói.
Năm 2004, nghe bạn bè nói nuôi đà điểu mang lại lợi nhuận cao, chị Triệu Thị Minh Trang, chủ trang trại Triệu Minh ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, đã bỏ ra 300 triệu đồng để đầu tư chuồng trại.
Giai đoạn đầu, chị Trang mua 20 con giống loại tám tháng tuổi từ trại giống gia cầm Thụy Phương ở Ba Vì, Hà Tây về nuôi, sau đó chị mua thêm 80 con giống loại ba tháng tuổi gồm con trống và con mái hết gần 300 triệu đồng nữa.
Chị Trang làm bài tính nhẩm và cho biết hàng tháng tiền thức ăn cho một con mất khoảng 250.000 đồng. Giá đà điểu thịt lúc trước cao, còn bán được khoảng 14-15 triệu đồng/con, sau này giá hạ, chị quyết định bán dần và không đầu tư nuôi thêm.
Tuần trước, chị Trang cho biết khó khăn lắm chị mới tìm được người mua hết 22 con đà điểu cuối cùng với giá mỗi con là 5 triệu đồng theo dạng mua cân hơi nguyên con. Tính toán lại chị lỗ mất 1 tỉ đồng! “Nếu biết trước lỗ như thế này, tôi đã chẳng lao theo như thế. Phải chi ban đầu tôi quyết định nuôi heo hay bò có lẽ hay hơn!”, chị Trang tiếc rẻ.
Chị Trang tâm sự thêm rằng một số người bạn của chị đang nuôi đà điểu ở Trị An, Long Thành, Đồng Nai và Tây Ninh cũng đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: giống thì đã mua, tiếp tục nuôi thì chi phí cao mà bán nửa chừng thì giá thấp, sẽ lỗ nặng.
“Trước đây, giá mua thịt đà điểu tại các nhà hàng, siêu thị tại Tp.HCM là 350.000 đồng/ki lô gam, từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát, giá thịt đà điểu hạ xuống còn khoảng 150.000 đồng/ki lô gam, có nơi mua nơi không. Mặt khác, do không có kỹ thuật thuộc da và chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên các hộ nuôi chỉ còn biết bán thịt theo kiểu cân hơi cả con chứ không thể tận dụng khai thác hết các bộ phận khác của đà điểu như lông, da và xương”, anh Hùng cho biết.
Nhọc nhằn tìm đầu ra
Ông Thiên Sanh Trí, chủ trang trại đà điểu Thiên Lâm Nguyên (Ninh Thuận), cho biết cách đây bảy năm ông đã bỏ ra 1 tỉ đồng để đầu tư nuôi đà điểu trên một khu vực rộng 22 héc ta ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, ông làm trang trại đà điểu vì muốn tận dụng mảnh đất đang có chứ cũng chưa tính đến đầu ra.
Ở lứa đà điểu đầu tiên, ông Trí làm thịt một con đem biếu cho các đầu bếp ở khách sạn, nhà hàng lớn nhằm… tiếp thị sản phẩm. Ông tiếp tục làm thế với con thứ hai, rồi thứ ba… thì nhận được đơn đặt hàng… 5 ký thịt từ một nhà hàng. Hơn một năm sau, sản phẩm tiêu thụ có khá hơn nhưng vẫn chỉ là thịt nạc. “Lúc đó, tôi chẳng biết làm gì với mớ gân, xương và da của đà điểu (chiếm đến 60% trọng lượng hơi). Mà không tận dụng những thứ này thì nuôi đà điểu thịt chỉ có nước lỗ”, ông Trí nhớ lại.
Từ đây, ông đã hình thành ý tưởng về một quy trình chăn nuôi, chế biến để tiêu thụ “trọn vẹn” sản phẩm đà điểu. Tuy nhiên, trước khi đi đến đích cuối cùng là mở quán phở và nhà hàng đà điểu hồi tháng 8-2006, ông đã mất nhiều năm mày mò để làm bóp, ví, dây nịt… từ da đà điểu.
“Không cơ sở nào nhận thuộc da, cũng như chế tác các sản phẩm từ loại da rất lạ này, tôi đành chấp nhận sản phẩm làm ra dù không đạt yêu cầu vẫn không bắt họ bồi thường. Nhưng hàng làm ra rồi lại… kén khách mua, một phần cũng vì giá cao đến bạc triệu. Ngay cả món phở đà điểu, người ta ăn khen ngon nhưng vẫn chê mắc”, ông Trí nói.
Trong khi chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm “trọn gói” từ đà điểu, ông Trí vẫn phải chịu lỗ với việc bán thịt thương phẩm. “Cứ tính tròn 100 con giống, giá mua thời điểm cách đây bảy năm khoảng 3,5 triệu/con, tiền ăn hàng ngày 10.000 đồng/con trong ít nhất một năm (thời gian cần thiết để đà điểu đạt trọng lượng trên 100 ký), chưa tính chi phí xây dựng chuồng trại, nhân công… với lượng thịt thương phẩm từ một con đà điểu chỉ tối đa 40% thì không cách gì lời được!”, ông Trí cho biết.
Hiện nay thịt và các sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đà điểu chưa được tiêu thụ nhiều trong nước, còn xuất khẩu thì lại chưa đủ năng lực. Ông Trí cho biết, hiện nhu cầu nhập khẩu thịt đà điểu tại châu Âu và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… lên tới 3.000 tấn/năm. Bản thân ông cũng đã nhận được những đơn hàng cụ thể nhưng đành chịu vì khả năng chăn nuôi và tiềm lực tài chính còn giới hạn. Hiện trang trại của ông đang nuôi 65 con giống và 100 con thịt, cũng thuộc loại trang trại “tầm cỡ” ở Việt Nam, nhưng nếu so với các đơn hàng từ nước ngoài thì ông sẽ phải phát triển trang trại của mình lên đến hàng ngàn con. Điều này thật khó.
Thực hiện quy trình chăn nuôi và chế biến khép kín như trang trại ông Trí, hoặc quy mô hơn như Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cũng là một thách thức đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Với tổng đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, Khatoco đã xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công suất 20 tấn/giờ; một nhà máy chế biến thịt công suất 3.000 tấn/năm; một xí nghiệp thuộc da và chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ da, lông, vỏ trứng; một xí nghiệp sản xuất bánh xốp và bột dinh dưỡng cao cấp dùng nguyên liệu chính từ trứng đà điểu…
Theo ông Trí, khó nhất trong chế biến là lọc da đà điểu, vì thực tế lớp da này rất mỏng, lại nhiều mỡ nên phải rất “chuyên nghiệp” mới có được tấm da đẹp. Rồi phải tổ chức sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gia dụng từ da đà điểu… Nếu đã thực hiện đủ một quy trình khép kín thì lợi nhuận từ đầu ra đà điểu mới là thực tế.
“Một tấm da đà điểu có thể làm được 20 sợi dây nịt, giá bán sỉ 750.000 đồng/sợi. Phần thịt có thể thu về 5 triệu đồng; xương có giá 10.000 đồng/ký; lông đà điểu, trứng tươi và cả vỏ trứng sau sử dụng cũng có giá trị thương mại…”, ông Trí chia sẻ.