“Nút thắt” trong giáo dục đại học
Theo các chuyên gia, “nút thắt” của giáo dục đại học hiện chính là sự tồn tại cơ chế xin - cho
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục không thể tiếp tục quản lý hệ thống giáo dục đại học như vừa qua, từ năm học 2009- 2010, các trường sẽ tham gia đánh giá hoạt động quản lý của Bộ, việc đổi mới phải xuất phát từ vấn đề căn bản là xác định chuẩn đầu ra.
Để làm được điều này không đơn giản bởi thực tế gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường đại học, cao đẳng; chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hàng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo hàng năm về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học.
Thừa nhận những tồn tại của giáo dục đại học trong thời gian qua, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, “chưa bao giờ điều kiện phát triển giáo dục thuận lợi như bây giờ, nhưng cũng đặt nhiều thách thức cho những người làm công tác quản lý”. Do vậy, trong năm học 2009- 2010, cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, để các trường rà soát quy chế đào tạo, chính sách tuyển dụng giáo viên...
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 20% đại học, cao đẳng (12 trường) được thành lập mới hoặc nâng cấp lên đại học từ năm 2005 chưa thực hiện đầy đủ các cam kết như: đất đai xây dựng trường, đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, vốn đầu tư và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác đều chưa có.
Theo các chuyên gia, “nút thắt” của giáo dục đại học hiện chính là sự tồn tại cơ chế xin - cho. Các trường đại học đều mong muốn trao quyền tự chủ để giải quyết dễ dàng các vấn đề kinh phí, yếu tố cần để nâng cao chất lượng đào tạo.
TS. Lê Đình Duyên, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Long An thẳng thắn: “Bộ nói, không đủ sức để giám sát tất cả các trường mà giao quyền cho địa phương quản thì vẫn còn xin - cho. Tại sao không xem xét giao quyền tự chủ cho các trường đại học? Thực tế, doanh nghiệp đã không còn cơ chế chủ quản, tại sao các trường vẫn còn Bộ chủ quản? Đã đến lúc cơ quan chủ quản không cần thiết nữa mà chỉ nên có duy nhất một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo”. “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội” là chủ đề của năm học 2009-2010 của khối các trường đại học.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, vấn đề tự chủ cũng sẽ được đặt ra. Tuy nhiên các trường tự chủ mà không theo quy chế là không thể được. Giáo dục là dịch vụ đặc biệt có điều kiện, đào tạo không tốt khi người học ra trường kém chất lượng thì ai sẽ là người trả lời, chịu trách nhiệm trước người dân, xã hội.
Người giám sát phải do cơ quan nhà nước vì người học có thể giám sát nhưng cũng không đủ lực làm việc đó. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là bảo vệ quyền lợi người học chứ không phải bó buộc sự chủ động của các trường. Đối với trường công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thay mặt Nhà nước đầu tư và quản lý chất lượng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, hiện chưa có văn bản quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với các trường và chưa có quy chế để giảng viên và sinh viên tham gia quản lý nhà trường.
Do đó, phải làm rõ hệ thống các quy phạm pháp luật từ cấp quản lý nhà nước tới các trường. Tránh tình trạng có một số trường sai phạm, một số ban giám hiệu có sai phạm đã xảy ra nhưng tập thể giảng viên và sinh viên không có ý kiến nên cứ để sai phạm kéo dài. Việc này sẽ phải chấm dứt trong năm học tới. Không thể tiếp tục quản lý giáo dục đại học như thời gian vừa qua.
Năm học này sẽ triển khai mạnh việc sinh viên đánh giá giảng viên. Đồng thời, các trường sẽ tham gia đánh giá Bộ chứ không chỉ có Bộ đánh giá các trường. Với những trường đại học đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội, không đạt chất lượng cũng sẽ phải chấm dứt. Đặc biệt, sẽ giao cho địa phương giám sát hoạt động của các trường đại học.
Theo Bộ trưởng, với đội ngũ thanh tra của Bộ thì nếu đi đủ trên 400 trường đại học, phải mất trên 3,5 năm. Bộ không giám sát được hết thì sẽ ban hành các quy chế để các trường có khung pháp lý để làm và địa phương giám sát. Để làm được, địa phương sẽ có bộ phận kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế ở các trường. Việc đánh giá nội dung chương trình đào tạo sẽ do Bộ và các trường chịu trách nhiệm.
Về ngân sách cho sinh viên diện chính sách, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang giao Vụ Kế hoạch tài chính phác thảo cơ chế, để tiến tới nhà nước sẽ cho toàn bộ học phí cho sinh viên diện chính sách. Từ đó, giảm bớt gánh nặng chi phí cho trường, để các trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Được biết, trong năm học 2009-2010, sẽ có 12 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học được ban hành. Trong đó có các văn bản như nghị định của Chính phủ về phân cấp và phối hợp quản lý giáo dục giữa các bộ, ngành và địa phương; thông tư ban hành quy định về biên soạn giáo trình đại học, cao đẳng...
Để làm được điều này không đơn giản bởi thực tế gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường đại học, cao đẳng; chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hàng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo hàng năm về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học.
Thừa nhận những tồn tại của giáo dục đại học trong thời gian qua, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, “chưa bao giờ điều kiện phát triển giáo dục thuận lợi như bây giờ, nhưng cũng đặt nhiều thách thức cho những người làm công tác quản lý”. Do vậy, trong năm học 2009- 2010, cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, để các trường rà soát quy chế đào tạo, chính sách tuyển dụng giáo viên...
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 20% đại học, cao đẳng (12 trường) được thành lập mới hoặc nâng cấp lên đại học từ năm 2005 chưa thực hiện đầy đủ các cam kết như: đất đai xây dựng trường, đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, vốn đầu tư và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác đều chưa có.
Theo các chuyên gia, “nút thắt” của giáo dục đại học hiện chính là sự tồn tại cơ chế xin - cho. Các trường đại học đều mong muốn trao quyền tự chủ để giải quyết dễ dàng các vấn đề kinh phí, yếu tố cần để nâng cao chất lượng đào tạo.
TS. Lê Đình Duyên, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Long An thẳng thắn: “Bộ nói, không đủ sức để giám sát tất cả các trường mà giao quyền cho địa phương quản thì vẫn còn xin - cho. Tại sao không xem xét giao quyền tự chủ cho các trường đại học? Thực tế, doanh nghiệp đã không còn cơ chế chủ quản, tại sao các trường vẫn còn Bộ chủ quản? Đã đến lúc cơ quan chủ quản không cần thiết nữa mà chỉ nên có duy nhất một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo”. “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội” là chủ đề của năm học 2009-2010 của khối các trường đại học.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, vấn đề tự chủ cũng sẽ được đặt ra. Tuy nhiên các trường tự chủ mà không theo quy chế là không thể được. Giáo dục là dịch vụ đặc biệt có điều kiện, đào tạo không tốt khi người học ra trường kém chất lượng thì ai sẽ là người trả lời, chịu trách nhiệm trước người dân, xã hội.
Người giám sát phải do cơ quan nhà nước vì người học có thể giám sát nhưng cũng không đủ lực làm việc đó. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là bảo vệ quyền lợi người học chứ không phải bó buộc sự chủ động của các trường. Đối với trường công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thay mặt Nhà nước đầu tư và quản lý chất lượng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, hiện chưa có văn bản quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với các trường và chưa có quy chế để giảng viên và sinh viên tham gia quản lý nhà trường.
Do đó, phải làm rõ hệ thống các quy phạm pháp luật từ cấp quản lý nhà nước tới các trường. Tránh tình trạng có một số trường sai phạm, một số ban giám hiệu có sai phạm đã xảy ra nhưng tập thể giảng viên và sinh viên không có ý kiến nên cứ để sai phạm kéo dài. Việc này sẽ phải chấm dứt trong năm học tới. Không thể tiếp tục quản lý giáo dục đại học như thời gian vừa qua.
Năm học này sẽ triển khai mạnh việc sinh viên đánh giá giảng viên. Đồng thời, các trường sẽ tham gia đánh giá Bộ chứ không chỉ có Bộ đánh giá các trường. Với những trường đại học đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội, không đạt chất lượng cũng sẽ phải chấm dứt. Đặc biệt, sẽ giao cho địa phương giám sát hoạt động của các trường đại học.
Theo Bộ trưởng, với đội ngũ thanh tra của Bộ thì nếu đi đủ trên 400 trường đại học, phải mất trên 3,5 năm. Bộ không giám sát được hết thì sẽ ban hành các quy chế để các trường có khung pháp lý để làm và địa phương giám sát. Để làm được, địa phương sẽ có bộ phận kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế ở các trường. Việc đánh giá nội dung chương trình đào tạo sẽ do Bộ và các trường chịu trách nhiệm.
Về ngân sách cho sinh viên diện chính sách, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang giao Vụ Kế hoạch tài chính phác thảo cơ chế, để tiến tới nhà nước sẽ cho toàn bộ học phí cho sinh viên diện chính sách. Từ đó, giảm bớt gánh nặng chi phí cho trường, để các trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Được biết, trong năm học 2009-2010, sẽ có 12 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học được ban hành. Trong đó có các văn bản như nghị định của Chính phủ về phân cấp và phối hợp quản lý giáo dục giữa các bộ, ngành và địa phương; thông tư ban hành quy định về biên soạn giáo trình đại học, cao đẳng...