Obama “đại cải tổ” hệ thống giám sát tài chính
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra kế hoạch “đại cải tổ” hệ thống quy chế giám sát hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ
Ngày 17/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra kế hoạch “đại cải tổ” hệ thống quy chế giám sát hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ. Ông tuyên bố sẽ chấm dứt “hàng chuỗi những sai lầm trong suốt nhiều thập kỷ qua” xói mòn sự kiểm soát các nhà băng và thị trường.
“Chính phủ Mỹ đang đề xuất một chương trình cải tổ lớn đối với hệ thống giám sát tài chính, một sự điều chỉnh với quy mô chưa từng có từ Đại suy thoái tới nay”, ông Obama tuyên bố trong một bài diễn văn phát đi từ Nhà Trắng.
Kế hoạch của ông Obama đã được phát triển trong suốt 6 tháng trở lại đây và tiếp theo sẽ được đưa lên Quốc hội Mỹ để thảo luận và thông qua. Hơn một chục phiên điều trần đã được Quốc hội Mỹ lên lịch cho dự luật này trong thời gian từ nay tới giữa tháng 7.
Trọng tâm của kế hoạch là trao cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyền lực mới nhằm kiểm soát những rủi ro hệ thống trong nền kinh tế, qua đó ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra trong tương lai giống như vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9/2008, hay vụ hãng bảo hiểm khổng lồ AIG suýt gục ngã nếu như không có tiền giải cứu của Chính phủ…
Bên cạnh đó, kế hoạch bao gồm một số điểm khá cứng rắn khác, chẳng hạn như buộc các định chế tài chính lớn phải tăng vốn dự phòng; đưa các nghiệp vụ phái sinh và các công cụ chứng khoán hóa vào vòng kiểm soát; thắt chặt hoạt động giám sát các quỹ tương hỗ (mutual fund), các cơ quan xếp hạng tín nhiệm và các quỹ phòng hộ (hedge fund), theo đó tất cả các tổ chức này sẽ phải đăng ký hoạt động với SEC; cho phép cổ đông có quyền nhiều hơn trong vấn đề kiểm soát lương thưởng của giám đốc các ngân hàng và công ty tài chính...
Kế hoạch kêu gọi việc đóng cửa Văn phòng Giám sát tiết kiệm (OTS), đồng thời cho phép Chính phủ có quyền giành quyền kiểm soát và cho giải thể những doanh nghiệp lớn (không phải là ngân hàng) gặp sự cố, tương tự như quyền lực hiện nay của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) trong việc giải thể các ngân hàng trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, kế hoạch còn đề nghị thành lập một Cơ quan Bảo vệ tài chính tiêu dùng, cấp thêm quyền lực cho Ủy ban Thương mại liên bang nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời nâng cao quyền hạn của SEC để bảo vệ các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong vấn đề quan trọng nhất là cải tổ toàn diện các cơ quan giám sát tài chính, kế hoạch của ông Obama mới chỉ giải quyết được một phần. Chẳng hạn, ông Obama không có ý định sáp nhập Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) do nhiều trở ngại chính trị.
Giới quan sát ví von, với kế hoạch này, ông Obama giống như một người đang bước đi trên một sợi dây.
Một mặt, ông phải tránh tác động quá mạnh tới những lợi ích trong ngành tài chính, vì như thế sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới vai trò của ngành này trong nền kinh tế Mỹ vốn đang nỗ lực thoát khỏ suy thoái. Tuy nhiên, cùng với đó, ông cũng nhận thấy rằng, những rắc rối tài chính mà nước Mỹ đang phải đối mặt, cùng với những cuộc khủng hoảng khác mà quốc gia này phải vượt qua trong nhiều năm trước đây, chỉ có thể được giải quyết bằng những thay đổi căn bản.
“Chúng ta phải công nhận rằng thị trường tự do là động lực mạnh mẽ nhất cho sự thịnh vượng của nước Mỹ, nhưng không phải là thứ giấy phép miễn phí để có thể lơ là những hậu quả mà hành động của chúng ta có thể gây ra”, ông Obama phát biểu.
Các nhóm vận động hành lang của giới doanh nghiệp Mỹ nhanh chóng “phản pháo” lại kế hoạch cải tổ giám sát tài chính của ông Obama. “Kế hoạch của Chính phủ là quá lớn và gây nhiều tranh cãi tới mức rất khó để có thể trở thành luật. Kế hoạch này sẽ gây ra những xáo trộn lớn trên thị trường tài chính”, ông Edward Yingling, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Mỹ, nhận xét.
Tổng thống Mỹ hy vọng dự luật này được ký thành luật trước cuối năm nay, nhưng các thành viên bảo thủ của Đảng Cộng hòa đã vạch ra một kế hoạch nhằm chống lại.
Gây tranh cãi nhiều nhất trong kế hoạch của ông Obama chính là điểm cho phép FED, cùng với một hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chủ trì, giám sát các định chế tài chính lớn nhất của Mỹ. “Ở điểm này, sự tin tưởng dành cho FED không phải là quá lớn”, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ Christopher Dodd nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết, Chính phủ Mỹ đã xem xét các lựa chọn khác nhau, nhưng không tìm ra được “một sự thay thế hợp lý” nào khác cho việc để FED giám sát những rủi ro hệ thống.
(Theo Reuters, BBC)
“Chính phủ Mỹ đang đề xuất một chương trình cải tổ lớn đối với hệ thống giám sát tài chính, một sự điều chỉnh với quy mô chưa từng có từ Đại suy thoái tới nay”, ông Obama tuyên bố trong một bài diễn văn phát đi từ Nhà Trắng.
Kế hoạch của ông Obama đã được phát triển trong suốt 6 tháng trở lại đây và tiếp theo sẽ được đưa lên Quốc hội Mỹ để thảo luận và thông qua. Hơn một chục phiên điều trần đã được Quốc hội Mỹ lên lịch cho dự luật này trong thời gian từ nay tới giữa tháng 7.
Trọng tâm của kế hoạch là trao cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyền lực mới nhằm kiểm soát những rủi ro hệ thống trong nền kinh tế, qua đó ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra trong tương lai giống như vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9/2008, hay vụ hãng bảo hiểm khổng lồ AIG suýt gục ngã nếu như không có tiền giải cứu của Chính phủ…
Bên cạnh đó, kế hoạch bao gồm một số điểm khá cứng rắn khác, chẳng hạn như buộc các định chế tài chính lớn phải tăng vốn dự phòng; đưa các nghiệp vụ phái sinh và các công cụ chứng khoán hóa vào vòng kiểm soát; thắt chặt hoạt động giám sát các quỹ tương hỗ (mutual fund), các cơ quan xếp hạng tín nhiệm và các quỹ phòng hộ (hedge fund), theo đó tất cả các tổ chức này sẽ phải đăng ký hoạt động với SEC; cho phép cổ đông có quyền nhiều hơn trong vấn đề kiểm soát lương thưởng của giám đốc các ngân hàng và công ty tài chính...
Kế hoạch kêu gọi việc đóng cửa Văn phòng Giám sát tiết kiệm (OTS), đồng thời cho phép Chính phủ có quyền giành quyền kiểm soát và cho giải thể những doanh nghiệp lớn (không phải là ngân hàng) gặp sự cố, tương tự như quyền lực hiện nay của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) trong việc giải thể các ngân hàng trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, kế hoạch còn đề nghị thành lập một Cơ quan Bảo vệ tài chính tiêu dùng, cấp thêm quyền lực cho Ủy ban Thương mại liên bang nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời nâng cao quyền hạn của SEC để bảo vệ các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong vấn đề quan trọng nhất là cải tổ toàn diện các cơ quan giám sát tài chính, kế hoạch của ông Obama mới chỉ giải quyết được một phần. Chẳng hạn, ông Obama không có ý định sáp nhập Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) do nhiều trở ngại chính trị.
Giới quan sát ví von, với kế hoạch này, ông Obama giống như một người đang bước đi trên một sợi dây.
Một mặt, ông phải tránh tác động quá mạnh tới những lợi ích trong ngành tài chính, vì như thế sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới vai trò của ngành này trong nền kinh tế Mỹ vốn đang nỗ lực thoát khỏ suy thoái. Tuy nhiên, cùng với đó, ông cũng nhận thấy rằng, những rắc rối tài chính mà nước Mỹ đang phải đối mặt, cùng với những cuộc khủng hoảng khác mà quốc gia này phải vượt qua trong nhiều năm trước đây, chỉ có thể được giải quyết bằng những thay đổi căn bản.
“Chúng ta phải công nhận rằng thị trường tự do là động lực mạnh mẽ nhất cho sự thịnh vượng của nước Mỹ, nhưng không phải là thứ giấy phép miễn phí để có thể lơ là những hậu quả mà hành động của chúng ta có thể gây ra”, ông Obama phát biểu.
Các nhóm vận động hành lang của giới doanh nghiệp Mỹ nhanh chóng “phản pháo” lại kế hoạch cải tổ giám sát tài chính của ông Obama. “Kế hoạch của Chính phủ là quá lớn và gây nhiều tranh cãi tới mức rất khó để có thể trở thành luật. Kế hoạch này sẽ gây ra những xáo trộn lớn trên thị trường tài chính”, ông Edward Yingling, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Mỹ, nhận xét.
Tổng thống Mỹ hy vọng dự luật này được ký thành luật trước cuối năm nay, nhưng các thành viên bảo thủ của Đảng Cộng hòa đã vạch ra một kế hoạch nhằm chống lại.
Gây tranh cãi nhiều nhất trong kế hoạch của ông Obama chính là điểm cho phép FED, cùng với một hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chủ trì, giám sát các định chế tài chính lớn nhất của Mỹ. “Ở điểm này, sự tin tưởng dành cho FED không phải là quá lớn”, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ Christopher Dodd nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết, Chính phủ Mỹ đã xem xét các lựa chọn khác nhau, nhưng không tìm ra được “một sự thay thế hợp lý” nào khác cho việc để FED giám sát những rủi ro hệ thống.
(Theo Reuters, BBC)