OECD khuyên FED nâng lãi suất
FED nên bắt đầu tăng lãi suất cơ bản, còn ECB thì nên tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ đồng Euro, OECD khuyến nghị
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nên bắt đầu tăng lãi suất cơ bản đồng USD, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì nên tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ đồng Euro, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị.
Theo hãng tin Reuters, báo cáo ra ngày 25/5 của OECD cho rằng, trong bối cảnh châu Âu cần thắt chặt chính sách tài khóa nhiều hơn so với Mỹ, FED có khả năng tăng lãi suất nhiều hơn là ECB.
“Với một vài dấu hiệu cho thấy những kỳ vọng lạm phát dài hạn đã tăng lên, FED nên nâng lãi suất từ giữa năm 2011”, báo cáo của OECD viết. Theo tổ chức này, nếu tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ gia tăng, FED có thể tăng lãi suất USD thêm 1% từ mức 0 - 0,25% hiện nay.
OECD dự báo, lãi suất cơ bản đồng bạc xanh có thể đạt mức 2,25% vào cuối năm 2012.
Trong khi đó, OECD cho rằng, ECB không cần tăng thêm lãi suất trong tương lai gần, sau khi đã tăng lãi suất đồng Euro lên 1,25% vào tháng trước. Tuy nhiên, OECD nhận định, ECB cần nối lại việc tăng lãi suất vào năm tới, đồng thời dự báo lãi suất đồng Euro sẽ đạt mức 2,2% vào cuối năm 2012.
Đối với đồng Bảng Anh, OECD cho rằng, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ phải tăng lãi suất sớm hơn vì lạm phát ở nước này hiện đã cao hơn mức mục tiêu 2%. OECD dự báo, BoE sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 1% vào cuối năm nay và lên mức 2,25% vào năm 2012.
Về Nhật Bản, tổ chức này khuyến nghị, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) nên giữ lãi suất đồng Yên ở mức 0% cho tới khi lạm phát đạt mức dương. “Giữa lúc còn chưa có những dấu hiệu về một xu hướng rõ nét cho thấy lạm phát thực đạt mục tiêu 1%, BoJ nên sẵn sàng có thêm biện pháp như tập trung vào giảm lãi suất dài hạn thông qua việc mở rộng chương trình mua vào trái phiếu chính phủ”, báo cáo của OECD có đoạn viết.
OECD cũng cho rằng, cường quốc kinh tế mới nổi Trung Quốc cần tập trung vào việc chống lạm phát và tăng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ thêm khoảng 0,5% nữa, cho dù nền kinh tế nước này đang giảm tốc. Theo OECD, Trung Quốc cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các áp lực lạm phát vì một đồng Nhân dân tệ yếu đã “vô hiệu hóa” ít nhiều tác động của những lần tăng lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc vừa qua.
Theo hãng tin Reuters, báo cáo ra ngày 25/5 của OECD cho rằng, trong bối cảnh châu Âu cần thắt chặt chính sách tài khóa nhiều hơn so với Mỹ, FED có khả năng tăng lãi suất nhiều hơn là ECB.
“Với một vài dấu hiệu cho thấy những kỳ vọng lạm phát dài hạn đã tăng lên, FED nên nâng lãi suất từ giữa năm 2011”, báo cáo của OECD viết. Theo tổ chức này, nếu tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ gia tăng, FED có thể tăng lãi suất USD thêm 1% từ mức 0 - 0,25% hiện nay.
OECD dự báo, lãi suất cơ bản đồng bạc xanh có thể đạt mức 2,25% vào cuối năm 2012.
Trong khi đó, OECD cho rằng, ECB không cần tăng thêm lãi suất trong tương lai gần, sau khi đã tăng lãi suất đồng Euro lên 1,25% vào tháng trước. Tuy nhiên, OECD nhận định, ECB cần nối lại việc tăng lãi suất vào năm tới, đồng thời dự báo lãi suất đồng Euro sẽ đạt mức 2,2% vào cuối năm 2012.
Đối với đồng Bảng Anh, OECD cho rằng, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ phải tăng lãi suất sớm hơn vì lạm phát ở nước này hiện đã cao hơn mức mục tiêu 2%. OECD dự báo, BoE sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 1% vào cuối năm nay và lên mức 2,25% vào năm 2012.
Về Nhật Bản, tổ chức này khuyến nghị, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) nên giữ lãi suất đồng Yên ở mức 0% cho tới khi lạm phát đạt mức dương. “Giữa lúc còn chưa có những dấu hiệu về một xu hướng rõ nét cho thấy lạm phát thực đạt mục tiêu 1%, BoJ nên sẵn sàng có thêm biện pháp như tập trung vào giảm lãi suất dài hạn thông qua việc mở rộng chương trình mua vào trái phiếu chính phủ”, báo cáo của OECD có đoạn viết.
OECD cũng cho rằng, cường quốc kinh tế mới nổi Trung Quốc cần tập trung vào việc chống lạm phát và tăng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ thêm khoảng 0,5% nữa, cho dù nền kinh tế nước này đang giảm tốc. Theo OECD, Trung Quốc cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các áp lực lạm phát vì một đồng Nhân dân tệ yếu đã “vô hiệu hóa” ít nhiều tác động của những lần tăng lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc vừa qua.