Phác họa chân dung khủng hoảng
Góc nhìn của TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về "chân dung khủng hoảng"
Chỉ còn gần một tháng nữa là tròn 2 năm ngày Lehman Brothers phải tuyên bố phá sản, đánh dấu một thời kỳ khủng khoảng kinh tế thế giới mới bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Thời gian cũng đã đủ để các nhà khoa học, những nhà quản lý các tổ chức tài chính - ngân hàng có những đánh giá ban đầu về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Có thể tóm tắt lại diễn biến và cách lý giải của các nhà khoa học Hoa Kỳ như sau:
Từ các yếu tố xác định khủng hoảng
Nếu chỉ sử dụng các số liệu so sánh đơn thuần trong hệ thống tiêu chí đánh giá nền kinh tế ở góc độ vĩ mô mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều sử dụng, tính từ thời điểm tháng 1/2006 đến tháng 12/2008, có thể nhận thấy giá tài sản tại Hoa Kỳ tăng khoảng 40%, trong khi GDP của giai đoạn này chỉ tăng ở mức dưới 5%.
Tài sản tăng giá nhanh hơn giá trị thực đã làm cho việc thế chấp tài sản tại ngân hàng có tính rủi ro cao. Trong quá trình luân chuyển của dòng tiền này, các ngân hàng Mỹ đã chuyển các tài sản này dưới dạng cổ phiếu và phát hành trên thị trường chứng khoán để tạo nguồn lực mới, thu hút nguồn lực tài chính trên thị trường.
Trên cơ sở giá trị của các cổ phiếu (tài sản được định giá cao hơn giá trị thực) các doanh nghiệp kinh doanh và công ty đầu tư tài chính đem ra bảo lãnh các khoản nợ tại ngân hàng. Khi người tiêu dùng cuối cùng không có khả năng thanh toán đúng hạn cho ngân hàng, các chứng từ có giá do ngân hàng phát hành mất khả năng thanh khoản đã dẫn đến đổ vỡ dây chuyền của cả hệ thống tài chính – ngân hàng Hoa Kỳ.
Lấy chỉ số Dow Jones của thị trường New York ngày 31/12/2006 đạt 12.500 điểm, ngày 31/12/2007 đạt 13.368 điểm nhưng ngày 31/12/2008 còn 8.826 điểm và đỉnh cao là ngày 31/3/2009 chỉ đạt 7.056 điểm. So với thời điểm ngày 31/12/2007, thị trường đã giảm 6.312 điểm (tương đương 47,22%). Sau khi có gói hỗ trợ của Chính phủ đến ngày 31/12/2009 đã tăng lên và đạt 10.343 điểm (tăng 146,58% so với tháng 3/2009 và cũng chỉ đạt 77,37% so với cuối năm 2007).
Mặc dù kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại từ quý 2/2009 nhưng chỉ số giá nhà đất liên tục giảm từ 217.900 USD (năm 2007) xuống còn 196.000 USD và cuối năm 2009 chỉ còn 173.200 USD. Một chỉ số quan trọng nữa phản ánh nền kinh tế Mỹ là tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4,4% (thời điểm ngày 31/12/2006) lên 10% vào thời điểm ngày 31/12/2009.
Đến giải pháp ứng phó của Chính phủ Hoa Kỳ
Theo số liệu được công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan này đã phát hiện được vấn đề nóng của hệ thống ngân hàng nên đã có các giải pháp xử lý tình trạng mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng lớn từ tháng 3/2008.
Ngày 17/3/2008, FED đã có chính sách hỗ trợ nợ qua đêm của các tổ chức tài chính lớn. Ngày 27/3/2008 lại có chính sách hỗ trợ cho vay chứng khoán kỳ hạn. Đến 22/9/2008 tiếp tục ban hành chính sách cho vay dựa trên thương phiếu được bảo đảm bằng tài sản. Ngày 1/10/2008 ban hành chính sách trả lãi cho dự trữ bắt buộc. Và đến 27/10/2008 đã thành lập Quỹ thương phiếu.
Như vậy, tình trạng hệ thống tài chính - ngân hàng Mỹ gặp khó khăn và phải nhận trợ giúp của FED đã xuất hiện ngay từ cuối năm 2007 và bắt buộc phải có chính sách hỗ trợ từ đầu năm 2008. Khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản ngày 16/9/2008 thì bức tranh tài chính mới được công khai một phần, vì còn những mảng tối trong việc phân định tổ chức nào thì được nhận cứu trợ, tổ chức nào thì phải phá sản.... Tuy vậy, lúc này sự việc đã trở thành khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu do các tài sản đã được chứng khoán hóa và đã được bảo lãnh hoán đổi nợ xấu tại ngân hàng.
Để tránh tình trạng đổ vỡ dây chuyền, cuối năm 2008 Chính phủ Mỹ đã trình và được Quốc hội thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 787 tỷ USD và Chương trình tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp.
Nội dung chính của gói hỗ trợ khẩn cấp là cho phép Bộ Tài chính Hoa Kỳ được phép mua các nợ xấu hoặc bảo hiểm tài sản xấu lên đến 700 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn cho phép thế chấp nhà ở hoặc thế chấp thương mại nhằm nâng cao tính ổn định của thị trường tài chính. Chính phủ cũng cho phép các thể chế tài chính được sử dụng bất cứ công cụ tài chính nào cũng nhằm mục tiêu ổn định thị trường tài chính. Thực hiện chính sách trên, điển hình là gói hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô khoảng 65,2 tỷ USD (GM, Chrysler), hỗ trợ cho các tổ chức tài chính – ngân hàng 181,2 tỷ USD, Tập đoàn bảo hiểm AIG có trị giá gần 70 tỷ USD.
Kết quả của gói kích thích sản xuất này đã đạt được kết quả, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã đạt tốc độ dương từ quý 1/2009, thị trường chứng khoán đã hồi phục.
Một năm sau khi gói hỗ trợ được thực hiện, Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ đang phải tập trung xử lý các vấn đề nảy sinh: việc sử dụng vốn để mua các ngân hàng và định chế tài chính là nhằm mục đích nâng cao vốn vay hay trả bớt nợ của ngân hàng? Bên cạnh đó, việc kiểm soát đặc biệt chương trình này nhằm ngăn chặn việc thanh toán vượt mức đối với tài sản, việc lập các báo cáo kế toán riêng về sử dụng vốn hỗ trợ, vấn đề đền bù cho người điều hành…
Một phần của các vấn đề nêu trên đã được thể hiện trong Luật Kiểm soát tài chính (còn gọi là Luật phố Wall) theo hướng bảo vệ đầu tư của Chính phủ thông qua bán tài sản khi hoạt động giao dịch phục hồi, cho phép Bộ Tài chính mua và bán bảo lãnh cổ phần, nợ lâu năm thu lãi cho ngân sách nước Mỹ, hạn chế đền bù và tiền thưởng của bộ máy điều hành…
Các vấn đề mới trong quá trình khắc phục khủng hoảng đã làm nảy sinh vấn đề xây dựng một khung pháp lý mới cho hoạt động của Bộ Tài chính, đóng cửa một số quỹ cho vay mới (từ ngày 1/2/2010) và tiếp tục duy trì lãi suất hiện tại trong một thời gian nữa.
Và phản ứng của người làm chính sách vĩ mô của Việt Nam
Qua các số liệu được công bố, có thể nhận thấy là Chính phủ Hoa Kỳ, mà ở đây là FED, đã phát hiện được những bất ổn ban đầu của hệ thống tài chính - tiền tệ nên đã có những động thái đối phó sớm ngay từ tháng 3/2008. Tuy nhiên, do tính không nhất quán trong chính sách đối với các công ty cùng gặp khó khăn tài chính nên sự sụp đổ bắt đầu từ khâu yếu nhất. Lúc này, hiệu ứng domino xuất hiện, tình hình tuột ra ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý tạo thành cơn lốc xoáy tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ và lan tỏa ra khắp thế giới với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ các nước phải dành một khoản ngân sách khá lớn để hỗ trợ những ngành công nghiệp chủ chốt (tiêu chí đánh giá là việc làm, đóng góp cho tăng trưởng và sức lôi cuốn các ngành kinh tế khác). Khủng hoảng cũng bộc lộ những bất cập về chứng khoán hóa tài sản thế chấp, làm cho sáng tạo Mỹ gặp khó khăn về mặt lý luận bền vững. Đồng thời, khủng hoảng buộc Chính phủ phải trực tiếp can thiệp vào doanh nghiệp, mâu thuẫn với chính nguyên lý tổ chức bộ máy chính quyền hiện hành là một chính phủ nhỏ, giảm thiểu tối đa can thiệp vào thị trường.
Ở Việt Nam, năm 2008 phải đối phó với lạm phát đang tăng cao từ cuối năm 2007, đặc biệt nghiêm trọng vào tháng tết Âm lịch và cả những tháng sau đó. Việt Nam đã không sớm nhận biết được những biến động của thị trường tài chính tiền tệ của Hoa Kỳ thông qua các hệ thống chính sách tiền tệ mà FED đã áp dụng. Chỉ đến khi sự sụp đổ của thị trường tài chính – tiền tệ bắt đầu và tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu của Việt Nam, mới xử lý.
Tuy nhiên, nhìn lại tình hình lúc đó, Việt Nam vừa chịu tác động của tăng chỉ số giá tiêu dùng do yếu tố chủ quan trong nước lại cùng lúc chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế từ nước ngoài mới thấy khó khăn của Việt Nam lớn hơn rất nhiều nước, nhưng các biện pháp được áp dụng để khắc phục tình trạng này đã tuân thủ các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường nên chính sách đề ra đạt được hiệu quả với độ trễ thời gian ngắn nhất.
Ngay từ tháng 5 năm 2008, nhiều ngân hàng thương mại của Việt Nam cũng gặp phải tình trạng khó khăn trong thanh khoản, làm cho lãi suất qua đêm tăng rất cao nhưng nhiều biện pháp tổng hợp đã được áp dụng để xử lý. Sang đến tháng 4/2009, trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn còn đang vật lộn với cơn bão khủng hoảng, Chính phủ đã dự báo chính xác nền kinh tế Việt Nam đã suy giảm đến đáy và sẽ bật lên vào cuối quý 2 và trong quý 3.
Đến cuối năm 2009, khi các yếu tố bất thường đã dần dần được khắc phục, các ảnh hưởng tiêu cực của hệ thống chính sách hỗ trợ đã bộc lộ rõ, Việt Nam đã chủ động dừng thực hiện gói hỗ trợ kinh tế để giữ ổn định vĩ mô. Quá trình xử lý đó được nhiều tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế ghi nhận là kịp thời và nền kinh tế trong nước đã có những phản ứng tích cực.
Những ngày này, khi cả nước đang sống trong không khí kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám, một câu hỏi lại được đặt ra: tại sao chỉ với một bộ máy hết sức nhỏ bé của Đảng lúc đó, với trang thiết bị cực kỳ thiếu thốn, Đảng và Bác Hồ vẫn nắm vững được diễn biến chính trị trên thế giới để dự báo tình hình và đưa ra những quyết định sáng suốt làm thay đổi cả lịch sử dân tộc?
Ngày nay, chúng ta có đầy đủ các cơ quan chức năng, các công cụ kỹ thuật và có điều kiện theo dõi mọi diễn biến ngay tại trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, nơi bắt đầu cơn bão tài chính, nhưng lại không có được những thông tin tốt phục vụ cho quyết định ở tầm vĩ mô của nền kinh tế?
Có thể có nhiều câu trả lời đúng cho câu hỏi trên. Nhưng ở góc độ kinh tế vĩ mô phải nhận rằng, các tổ chức được phân công theo dõi kinh tế tế giới còn yếu về năng lực, không chủ động nắm bắt thông tin để giúp cho người hoạch định chính sách có cơ sở quyết định đúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không tận dụng hết được những cái mà chúng ta có.
Xưa, ta tận dụng được sự hỗ trợ của chính ngay những tổ chức Đồng minh chống phát xít để giúp nắm tình hình, nay ta cũng có các tổ chức quốc tế, nhưng hình như yêu cầu sử dụng sự giúp đỡ của bạn chỉ thiên về một phía huy động vốn vay mà chưa chú trọng tới thông tin giúp dự báo vĩ mô.
Chúng ta mới thiên về đánh giá mối quan hệ song phương thông qua số lượng dự án được các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn băng nhiều hình thức mà chưa chú ý tới việc tiếp nhận các thông tin điều hành của các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn để từ đó giúp cho công tác dự báo kinh tế vĩ mô được chính xác và kịp thời.
Mặt khác, quá trình hình thành văn bản pháp quy còn quá chậm so với yêu cầu của thực tế.Đơn cử, giám sát tối cao của Quốc hội (từ kỳ họp cuối năm 2009) đã chỉ ra các tồn tại của các tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước nhưng đến nay một luật hay nghị định về quản lý vốn của nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng chưa xây dựng xong...
Hy vọng kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám thành công cũng là dịp để chúng ta nhìn lại bộ máy và phương thức hoạt động của mình, vận dụng những bài học thành công vào tình hình mới để có thể nâng cao hiệu quả của việc thu thập thông tin kinh tế quốc tế (không chỉ dừng lại ở mức dự báo giá dầu thô, giá gạo...) phục vụ cho dự báo tình hình ở tầm vĩ mô, tạo điều kiện cho đất nước chủ động ứng phó với các diễn biến phức tạp khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian cũng đã đủ để các nhà khoa học, những nhà quản lý các tổ chức tài chính - ngân hàng có những đánh giá ban đầu về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Có thể tóm tắt lại diễn biến và cách lý giải của các nhà khoa học Hoa Kỳ như sau:
Từ các yếu tố xác định khủng hoảng
Nếu chỉ sử dụng các số liệu so sánh đơn thuần trong hệ thống tiêu chí đánh giá nền kinh tế ở góc độ vĩ mô mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều sử dụng, tính từ thời điểm tháng 1/2006 đến tháng 12/2008, có thể nhận thấy giá tài sản tại Hoa Kỳ tăng khoảng 40%, trong khi GDP của giai đoạn này chỉ tăng ở mức dưới 5%.
Tài sản tăng giá nhanh hơn giá trị thực đã làm cho việc thế chấp tài sản tại ngân hàng có tính rủi ro cao. Trong quá trình luân chuyển của dòng tiền này, các ngân hàng Mỹ đã chuyển các tài sản này dưới dạng cổ phiếu và phát hành trên thị trường chứng khoán để tạo nguồn lực mới, thu hút nguồn lực tài chính trên thị trường.
Trên cơ sở giá trị của các cổ phiếu (tài sản được định giá cao hơn giá trị thực) các doanh nghiệp kinh doanh và công ty đầu tư tài chính đem ra bảo lãnh các khoản nợ tại ngân hàng. Khi người tiêu dùng cuối cùng không có khả năng thanh toán đúng hạn cho ngân hàng, các chứng từ có giá do ngân hàng phát hành mất khả năng thanh khoản đã dẫn đến đổ vỡ dây chuyền của cả hệ thống tài chính – ngân hàng Hoa Kỳ.
Lấy chỉ số Dow Jones của thị trường New York ngày 31/12/2006 đạt 12.500 điểm, ngày 31/12/2007 đạt 13.368 điểm nhưng ngày 31/12/2008 còn 8.826 điểm và đỉnh cao là ngày 31/3/2009 chỉ đạt 7.056 điểm. So với thời điểm ngày 31/12/2007, thị trường đã giảm 6.312 điểm (tương đương 47,22%). Sau khi có gói hỗ trợ của Chính phủ đến ngày 31/12/2009 đã tăng lên và đạt 10.343 điểm (tăng 146,58% so với tháng 3/2009 và cũng chỉ đạt 77,37% so với cuối năm 2007).
Mặc dù kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại từ quý 2/2009 nhưng chỉ số giá nhà đất liên tục giảm từ 217.900 USD (năm 2007) xuống còn 196.000 USD và cuối năm 2009 chỉ còn 173.200 USD. Một chỉ số quan trọng nữa phản ánh nền kinh tế Mỹ là tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4,4% (thời điểm ngày 31/12/2006) lên 10% vào thời điểm ngày 31/12/2009.
Đến giải pháp ứng phó của Chính phủ Hoa Kỳ
Theo số liệu được công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan này đã phát hiện được vấn đề nóng của hệ thống ngân hàng nên đã có các giải pháp xử lý tình trạng mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng lớn từ tháng 3/2008.
Ngày 17/3/2008, FED đã có chính sách hỗ trợ nợ qua đêm của các tổ chức tài chính lớn. Ngày 27/3/2008 lại có chính sách hỗ trợ cho vay chứng khoán kỳ hạn. Đến 22/9/2008 tiếp tục ban hành chính sách cho vay dựa trên thương phiếu được bảo đảm bằng tài sản. Ngày 1/10/2008 ban hành chính sách trả lãi cho dự trữ bắt buộc. Và đến 27/10/2008 đã thành lập Quỹ thương phiếu.
Như vậy, tình trạng hệ thống tài chính - ngân hàng Mỹ gặp khó khăn và phải nhận trợ giúp của FED đã xuất hiện ngay từ cuối năm 2007 và bắt buộc phải có chính sách hỗ trợ từ đầu năm 2008. Khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản ngày 16/9/2008 thì bức tranh tài chính mới được công khai một phần, vì còn những mảng tối trong việc phân định tổ chức nào thì được nhận cứu trợ, tổ chức nào thì phải phá sản.... Tuy vậy, lúc này sự việc đã trở thành khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu do các tài sản đã được chứng khoán hóa và đã được bảo lãnh hoán đổi nợ xấu tại ngân hàng.
Để tránh tình trạng đổ vỡ dây chuyền, cuối năm 2008 Chính phủ Mỹ đã trình và được Quốc hội thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 787 tỷ USD và Chương trình tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp.
Nội dung chính của gói hỗ trợ khẩn cấp là cho phép Bộ Tài chính Hoa Kỳ được phép mua các nợ xấu hoặc bảo hiểm tài sản xấu lên đến 700 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn cho phép thế chấp nhà ở hoặc thế chấp thương mại nhằm nâng cao tính ổn định của thị trường tài chính. Chính phủ cũng cho phép các thể chế tài chính được sử dụng bất cứ công cụ tài chính nào cũng nhằm mục tiêu ổn định thị trường tài chính. Thực hiện chính sách trên, điển hình là gói hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô khoảng 65,2 tỷ USD (GM, Chrysler), hỗ trợ cho các tổ chức tài chính – ngân hàng 181,2 tỷ USD, Tập đoàn bảo hiểm AIG có trị giá gần 70 tỷ USD.
Kết quả của gói kích thích sản xuất này đã đạt được kết quả, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã đạt tốc độ dương từ quý 1/2009, thị trường chứng khoán đã hồi phục.
Một năm sau khi gói hỗ trợ được thực hiện, Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ đang phải tập trung xử lý các vấn đề nảy sinh: việc sử dụng vốn để mua các ngân hàng và định chế tài chính là nhằm mục đích nâng cao vốn vay hay trả bớt nợ của ngân hàng? Bên cạnh đó, việc kiểm soát đặc biệt chương trình này nhằm ngăn chặn việc thanh toán vượt mức đối với tài sản, việc lập các báo cáo kế toán riêng về sử dụng vốn hỗ trợ, vấn đề đền bù cho người điều hành…
Một phần của các vấn đề nêu trên đã được thể hiện trong Luật Kiểm soát tài chính (còn gọi là Luật phố Wall) theo hướng bảo vệ đầu tư của Chính phủ thông qua bán tài sản khi hoạt động giao dịch phục hồi, cho phép Bộ Tài chính mua và bán bảo lãnh cổ phần, nợ lâu năm thu lãi cho ngân sách nước Mỹ, hạn chế đền bù và tiền thưởng của bộ máy điều hành…
Các vấn đề mới trong quá trình khắc phục khủng hoảng đã làm nảy sinh vấn đề xây dựng một khung pháp lý mới cho hoạt động của Bộ Tài chính, đóng cửa một số quỹ cho vay mới (từ ngày 1/2/2010) và tiếp tục duy trì lãi suất hiện tại trong một thời gian nữa.
Và phản ứng của người làm chính sách vĩ mô của Việt Nam
Qua các số liệu được công bố, có thể nhận thấy là Chính phủ Hoa Kỳ, mà ở đây là FED, đã phát hiện được những bất ổn ban đầu của hệ thống tài chính - tiền tệ nên đã có những động thái đối phó sớm ngay từ tháng 3/2008. Tuy nhiên, do tính không nhất quán trong chính sách đối với các công ty cùng gặp khó khăn tài chính nên sự sụp đổ bắt đầu từ khâu yếu nhất. Lúc này, hiệu ứng domino xuất hiện, tình hình tuột ra ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý tạo thành cơn lốc xoáy tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ và lan tỏa ra khắp thế giới với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ các nước phải dành một khoản ngân sách khá lớn để hỗ trợ những ngành công nghiệp chủ chốt (tiêu chí đánh giá là việc làm, đóng góp cho tăng trưởng và sức lôi cuốn các ngành kinh tế khác). Khủng hoảng cũng bộc lộ những bất cập về chứng khoán hóa tài sản thế chấp, làm cho sáng tạo Mỹ gặp khó khăn về mặt lý luận bền vững. Đồng thời, khủng hoảng buộc Chính phủ phải trực tiếp can thiệp vào doanh nghiệp, mâu thuẫn với chính nguyên lý tổ chức bộ máy chính quyền hiện hành là một chính phủ nhỏ, giảm thiểu tối đa can thiệp vào thị trường.
Ở Việt Nam, năm 2008 phải đối phó với lạm phát đang tăng cao từ cuối năm 2007, đặc biệt nghiêm trọng vào tháng tết Âm lịch và cả những tháng sau đó. Việt Nam đã không sớm nhận biết được những biến động của thị trường tài chính tiền tệ của Hoa Kỳ thông qua các hệ thống chính sách tiền tệ mà FED đã áp dụng. Chỉ đến khi sự sụp đổ của thị trường tài chính – tiền tệ bắt đầu và tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu của Việt Nam, mới xử lý.
Tuy nhiên, nhìn lại tình hình lúc đó, Việt Nam vừa chịu tác động của tăng chỉ số giá tiêu dùng do yếu tố chủ quan trong nước lại cùng lúc chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế từ nước ngoài mới thấy khó khăn của Việt Nam lớn hơn rất nhiều nước, nhưng các biện pháp được áp dụng để khắc phục tình trạng này đã tuân thủ các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường nên chính sách đề ra đạt được hiệu quả với độ trễ thời gian ngắn nhất.
Ngay từ tháng 5 năm 2008, nhiều ngân hàng thương mại của Việt Nam cũng gặp phải tình trạng khó khăn trong thanh khoản, làm cho lãi suất qua đêm tăng rất cao nhưng nhiều biện pháp tổng hợp đã được áp dụng để xử lý. Sang đến tháng 4/2009, trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn còn đang vật lộn với cơn bão khủng hoảng, Chính phủ đã dự báo chính xác nền kinh tế Việt Nam đã suy giảm đến đáy và sẽ bật lên vào cuối quý 2 và trong quý 3.
Đến cuối năm 2009, khi các yếu tố bất thường đã dần dần được khắc phục, các ảnh hưởng tiêu cực của hệ thống chính sách hỗ trợ đã bộc lộ rõ, Việt Nam đã chủ động dừng thực hiện gói hỗ trợ kinh tế để giữ ổn định vĩ mô. Quá trình xử lý đó được nhiều tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế ghi nhận là kịp thời và nền kinh tế trong nước đã có những phản ứng tích cực.
Những ngày này, khi cả nước đang sống trong không khí kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám, một câu hỏi lại được đặt ra: tại sao chỉ với một bộ máy hết sức nhỏ bé của Đảng lúc đó, với trang thiết bị cực kỳ thiếu thốn, Đảng và Bác Hồ vẫn nắm vững được diễn biến chính trị trên thế giới để dự báo tình hình và đưa ra những quyết định sáng suốt làm thay đổi cả lịch sử dân tộc?
Ngày nay, chúng ta có đầy đủ các cơ quan chức năng, các công cụ kỹ thuật và có điều kiện theo dõi mọi diễn biến ngay tại trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, nơi bắt đầu cơn bão tài chính, nhưng lại không có được những thông tin tốt phục vụ cho quyết định ở tầm vĩ mô của nền kinh tế?
Có thể có nhiều câu trả lời đúng cho câu hỏi trên. Nhưng ở góc độ kinh tế vĩ mô phải nhận rằng, các tổ chức được phân công theo dõi kinh tế tế giới còn yếu về năng lực, không chủ động nắm bắt thông tin để giúp cho người hoạch định chính sách có cơ sở quyết định đúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không tận dụng hết được những cái mà chúng ta có.
Xưa, ta tận dụng được sự hỗ trợ của chính ngay những tổ chức Đồng minh chống phát xít để giúp nắm tình hình, nay ta cũng có các tổ chức quốc tế, nhưng hình như yêu cầu sử dụng sự giúp đỡ của bạn chỉ thiên về một phía huy động vốn vay mà chưa chú trọng tới thông tin giúp dự báo vĩ mô.
Chúng ta mới thiên về đánh giá mối quan hệ song phương thông qua số lượng dự án được các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn băng nhiều hình thức mà chưa chú ý tới việc tiếp nhận các thông tin điều hành của các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn để từ đó giúp cho công tác dự báo kinh tế vĩ mô được chính xác và kịp thời.
Mặt khác, quá trình hình thành văn bản pháp quy còn quá chậm so với yêu cầu của thực tế.Đơn cử, giám sát tối cao của Quốc hội (từ kỳ họp cuối năm 2009) đã chỉ ra các tồn tại của các tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước nhưng đến nay một luật hay nghị định về quản lý vốn của nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng chưa xây dựng xong...
Hy vọng kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám thành công cũng là dịp để chúng ta nhìn lại bộ máy và phương thức hoạt động của mình, vận dụng những bài học thành công vào tình hình mới để có thể nâng cao hiệu quả của việc thu thập thông tin kinh tế quốc tế (không chỉ dừng lại ở mức dự báo giá dầu thô, giá gạo...) phục vụ cho dự báo tình hình ở tầm vĩ mô, tạo điều kiện cho đất nước chủ động ứng phó với các diễn biến phức tạp khi hội nhập kinh tế quốc tế.