“Phải coi tai nạn lao động nghiêm trọng như tai nạn giao thông”
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bày tỏ quan điểm trước các vụ tai nạn liên tiếp xảy ra ở tòa nhà Keangnam
Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khi được hỏi về các vụ tai nạn liên tiếp xảy ra ở tòa nhà Keangnam (Hà Nội), bên lề hội nghị trực tuyến tổng kết 6 tháng đầu năm của cơ quan này.
Bà đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của những vụ tai nạn lao động liên tiếp tại tòa nhà Keangnam Hà Nội trong thời gian vừa qua?
Trong một tuần để xảy ra 3 vụ tai nạn liên tục, điều này chứng tỏ công trình xây dựng tòa nhà Keangnam Hà Nội chưa thực hiện đảm bảo an toàn lao động, chưa chấp hành nghiêm về pháp luật lao. Về vấn đề này, Bộ cũng đã báo cáo nhanh lên Thủ tướng Chính phủ khi sử việc xảy ra.
Hiện nay công trình đang phải tạm đình chỉ thi công. Việc xác định nguyên nhân vì sao xảy ra tai nạn, và trách nhiệm xử lý thế nào là bước sau, chúng tôi đang điều tra.
Tuy nhiên, rõ ràng đây không chỉ là một sự việc chúng ta thấy được, mà còn là vấn đề mà xã hội cần quan tâm. Chúng ta phải xem tại nạn lao động nghiêm trọng như tai nạn giao thông. Nó cũng nguy hiểm vì có rất nhiều vụ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời cho người lao động.
Trong thời gian vừa qua trong nước xảy ra khá nhiều vụ tai nạn lao động ở các công trường xây dựng. Vậy xin bà cho biết Bộ có cử đoàn đi thanh tra các công trình này không?
Chúng tôi có thanh tra thường xuyên chứ không phải khi có tai nạn rồi mới thanh tra. Thế nhưng tôi muốn nói, thanh tra không nhất thiết phải Bộ đi thanh tra, mà Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan lao động ở địa phương, các tỉnh, huyện để làm việc này.
Khi xảy ra tai nạn lao động thì thanh tra lao động phải có mặt ngay để tiến hành thanh tra, để cùng với các cơ quan xem xét, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn để xem trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp hay người lao động.
Vậy thưa bà, trong các vụ tai nạn lao động xảy ra , trách nhiệm chủ yếu thuộc về bên nào?
Thực tế hiện nay cả người sử dụng lao động lẫn người lao động chưa thực hiện tốt công tác an toàn lao động. Bản thân người lao động phải bảo vệ mình, nếu khi làm việc trong công trường lao động mà người sử dụng lao động không được trang bị bảo hộ lao động, thì phải có yêu cầu, đòi hỏi được trang bị.
Ngược lại, chủ doanh nghiệp cũng phải thực hiện đúng pháp luật để đảm bảo điều kiện cho người lao động. Điều này trong hợp đồng lao động đã ghi rất rõ.
Tuy nhiên tôi có thể khẳng định, tai nạn lao động xảy ra ở các công trường xây dựng đa phần là do người sử dụng lao động.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải ban hành luật, phải ra những văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn kiểm tra tổ chức thực hiện việc an toàn lao động, chứ không nhất thiết cứ phải đến xem người lao động có đội mũ, đeo dây bảo hiểm hay không.
Bà đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của những vụ tai nạn lao động liên tiếp tại tòa nhà Keangnam Hà Nội trong thời gian vừa qua?
Trong một tuần để xảy ra 3 vụ tai nạn liên tục, điều này chứng tỏ công trình xây dựng tòa nhà Keangnam Hà Nội chưa thực hiện đảm bảo an toàn lao động, chưa chấp hành nghiêm về pháp luật lao. Về vấn đề này, Bộ cũng đã báo cáo nhanh lên Thủ tướng Chính phủ khi sử việc xảy ra.
Hiện nay công trình đang phải tạm đình chỉ thi công. Việc xác định nguyên nhân vì sao xảy ra tai nạn, và trách nhiệm xử lý thế nào là bước sau, chúng tôi đang điều tra.
Tuy nhiên, rõ ràng đây không chỉ là một sự việc chúng ta thấy được, mà còn là vấn đề mà xã hội cần quan tâm. Chúng ta phải xem tại nạn lao động nghiêm trọng như tai nạn giao thông. Nó cũng nguy hiểm vì có rất nhiều vụ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời cho người lao động.
Trong thời gian vừa qua trong nước xảy ra khá nhiều vụ tai nạn lao động ở các công trường xây dựng. Vậy xin bà cho biết Bộ có cử đoàn đi thanh tra các công trình này không?
Chúng tôi có thanh tra thường xuyên chứ không phải khi có tai nạn rồi mới thanh tra. Thế nhưng tôi muốn nói, thanh tra không nhất thiết phải Bộ đi thanh tra, mà Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan lao động ở địa phương, các tỉnh, huyện để làm việc này.
Khi xảy ra tai nạn lao động thì thanh tra lao động phải có mặt ngay để tiến hành thanh tra, để cùng với các cơ quan xem xét, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn để xem trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp hay người lao động.
Vậy thưa bà, trong các vụ tai nạn lao động xảy ra , trách nhiệm chủ yếu thuộc về bên nào?
Thực tế hiện nay cả người sử dụng lao động lẫn người lao động chưa thực hiện tốt công tác an toàn lao động. Bản thân người lao động phải bảo vệ mình, nếu khi làm việc trong công trường lao động mà người sử dụng lao động không được trang bị bảo hộ lao động, thì phải có yêu cầu, đòi hỏi được trang bị.
Ngược lại, chủ doanh nghiệp cũng phải thực hiện đúng pháp luật để đảm bảo điều kiện cho người lao động. Điều này trong hợp đồng lao động đã ghi rất rõ.
Tuy nhiên tôi có thể khẳng định, tai nạn lao động xảy ra ở các công trường xây dựng đa phần là do người sử dụng lao động.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải ban hành luật, phải ra những văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn kiểm tra tổ chức thực hiện việc an toàn lao động, chứ không nhất thiết cứ phải đến xem người lao động có đội mũ, đeo dây bảo hiểm hay không.