“Phải công khai việc kê khai tài sản công chức”
Phó tổng thanh tra Chính phủ nói việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn mang tính hình thức
“Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa thực sự hiệu quả, do luật không theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường, do việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn mang tính hình thức và việc chứng minh nguồn gốc tài sản khó khăn...”, theo ông Lê Tiến Hào, Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Cần sửa Luật Phòng chống tham nhũng
Thưa ông, thời gian này Thanh tra Chính phủ có nhận được nhiều đơn thư tố cáo tình trạng tham nhũng trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không?
Hiện nay, đang diễn ra đại hội Đảng cấp cơ sở nên Thanh tra Chính phủ chưa nhận được các đơn thư liên quan. Hơn nữa, theo phân cấp thì chủ yếu là cấp tỉnh, cấp bộ giải quyết.
Nhưng tôi chắc cũng như các lần đại hội trước, tới đây đơn thư khiếu nại, tố cáo lên Thanh tra Chính phủ sẽ tăng lên.
Có ý kiến cho rằng, dù chúng ta đã có Luật Phòng chống tham nhũng và rất nhiều văn bản pháp lý liên quan để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhưng dường như vẫn chưa đủ, thưa ông?
Đúng là như vậy. Mặc dù chúng ta đã có Luật Phòng chống tham nhũng và các quy định khác nhưng theo tôi chưa đầy đủ, vì đối với sự phát triển liên tục về kinh tế - xã hội thì luật pháp phải có sự thay đổi phù hợp.
Do đó, việc sửa Luật Phòng chống tham nhũng sau 10 năm thực hiện là rất quan trọng để chúng ta đánh giá thực tiễn thực hiện luật, vừa đánh giá phù hợp với giai đoạn phát triển thì mới có giải pháp đúng đắn, phù hợp.
Khi tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ cố gắng đánh giá chính xác những bất cập hiện tại để xây dựng chính sách tốt hơn, giúp việc phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực hơn.
Dư luận đang rất quan tâm đến công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, đặc biệt là việc thu hồi tài sản tham nhũng. Tuy nhiên tỷ lệ tài sản tham nhũng thu hồi lại rất thấp, theo ông nguyên nhân do đâu?
Việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là pháp luật chưa hoàn thiện. Không chỉ Luật Phòng chống tham nhũng mà nhiều luật khác, như Bộ luật Dân sự đều có quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng nhưng lại vướng các quy định về quyền tài sản, quyền công dân.
Đây là vấn đề Luật Dân sự phải bàn và Luật Phòng chống tham nhũng tới đây chắc chắn phải sửa đổi, quy định cụ thể, để đạt mục đích thu hồi nhiều nhất tài sản tham nhũng.
Trong công tác kiểm soát chung về tài sản thu nhập, chúng ta mới kiểm soát được tài sản thu nhập của công chức và của những người có chức vụ quyền hạn, chứ chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội, nên tài sản tham nhũng tẩu tán thì không nắm được.
Khi phát hiện tham nhũng, việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn, kể cả mặt pháp luật và thực tiễn.
Chúng ta mới thành lập Ban Chỉ đạo cấp Chính phủ về tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành tổng kết. Sau khi tổng kết, chúng ta mới đưa ra được các giải pháp khả thi, trong đó chú trọng xác minh tài sản, nếu không thì không hiệu quả.
Thời gian vừa qua, việc công khai bản kê khai tài sản có mức độ, chủ yếu trong nội bộ cơ quan là chính nên hiệu quả chưa cao. Theo tôi, thời gian tới sẽ phải công khai rộng rãi việc kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức.
Thanh tra Chính phủ đã trình đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và sẽ đưa vào Luật Phòng, chống tham nhũng các quy định nhằm tăng cường kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Phòng, chống tham nhũng cả trong lĩnh vực tư nhân
Hiện nay trách nhiệm chứng minh nguồn gốc tài sản có phải là tài sản tham nhũng hay không đang thuộc về các cơ quan tố tụng, trong thực tế lại rất khó vì chúng ta chưa quản lý được thu nhập của toàn xã hội. Hướng sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng có “đẩy” trách nhiệm chứng minh tài sản sang phía người phạm tội tham nhũng hay không, thưa ông?
Việc chứng minh nguồn gốc tài sản thuộc trách nhiệm của cả hai phía, cơ quan tố tụng và người bị điều tra về tội tham nhũng. Không nên hiểu là ai cũng phải chứng minh nguồn gốc tài sản, mà chỉ những người bị điều tra về dấu hiệu phạm tội tham nhũng.
Họ phải chứng minh được khối tài sản đó có nguồn gốc từ đâu, và cả cơ quan tố tụng sẽ chứng minh tài sản tham nhũng để ở đâu.
Tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức hiện đang gây bức xúc cho xã hội, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Sự tiêu cực trong tuyển dụng công chức thời gian qua là có, và có hai yếu tố tác động đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức. Đó là sự can thiệp của người có thẩm quyền và việc tặng quà, tiền hay có người thân quen. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang đề ra nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất việc này.
Chúng ta cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp trong thi tuyển công chức, tuyển dụng cán bộ để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong công tác này.
Tại sao đến nay, chúng ta chưa có quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân, thưa ông?
Trên thực tế, chúng ta đã nói có tham nhũng trong khu vực tư nhân, nhưng chưa có quy định về vấn đề này. Việc đưa ra quy định pháp luật thì phải có thực tiễn và cần nghiên cứu cụ thể.
Tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ đề xuất đưa quy định phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư nhân vào trong luật.
Cần sửa Luật Phòng chống tham nhũng
Thưa ông, thời gian này Thanh tra Chính phủ có nhận được nhiều đơn thư tố cáo tình trạng tham nhũng trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không?
Hiện nay, đang diễn ra đại hội Đảng cấp cơ sở nên Thanh tra Chính phủ chưa nhận được các đơn thư liên quan. Hơn nữa, theo phân cấp thì chủ yếu là cấp tỉnh, cấp bộ giải quyết.
Nhưng tôi chắc cũng như các lần đại hội trước, tới đây đơn thư khiếu nại, tố cáo lên Thanh tra Chính phủ sẽ tăng lên.
Có ý kiến cho rằng, dù chúng ta đã có Luật Phòng chống tham nhũng và rất nhiều văn bản pháp lý liên quan để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhưng dường như vẫn chưa đủ, thưa ông?
Đúng là như vậy. Mặc dù chúng ta đã có Luật Phòng chống tham nhũng và các quy định khác nhưng theo tôi chưa đầy đủ, vì đối với sự phát triển liên tục về kinh tế - xã hội thì luật pháp phải có sự thay đổi phù hợp.
Do đó, việc sửa Luật Phòng chống tham nhũng sau 10 năm thực hiện là rất quan trọng để chúng ta đánh giá thực tiễn thực hiện luật, vừa đánh giá phù hợp với giai đoạn phát triển thì mới có giải pháp đúng đắn, phù hợp.
Khi tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ cố gắng đánh giá chính xác những bất cập hiện tại để xây dựng chính sách tốt hơn, giúp việc phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực hơn.
Dư luận đang rất quan tâm đến công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, đặc biệt là việc thu hồi tài sản tham nhũng. Tuy nhiên tỷ lệ tài sản tham nhũng thu hồi lại rất thấp, theo ông nguyên nhân do đâu?
Việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là pháp luật chưa hoàn thiện. Không chỉ Luật Phòng chống tham nhũng mà nhiều luật khác, như Bộ luật Dân sự đều có quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng nhưng lại vướng các quy định về quyền tài sản, quyền công dân.
Đây là vấn đề Luật Dân sự phải bàn và Luật Phòng chống tham nhũng tới đây chắc chắn phải sửa đổi, quy định cụ thể, để đạt mục đích thu hồi nhiều nhất tài sản tham nhũng.
Trong công tác kiểm soát chung về tài sản thu nhập, chúng ta mới kiểm soát được tài sản thu nhập của công chức và của những người có chức vụ quyền hạn, chứ chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội, nên tài sản tham nhũng tẩu tán thì không nắm được.
Khi phát hiện tham nhũng, việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn, kể cả mặt pháp luật và thực tiễn.
Chúng ta mới thành lập Ban Chỉ đạo cấp Chính phủ về tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành tổng kết. Sau khi tổng kết, chúng ta mới đưa ra được các giải pháp khả thi, trong đó chú trọng xác minh tài sản, nếu không thì không hiệu quả.
Thời gian vừa qua, việc công khai bản kê khai tài sản có mức độ, chủ yếu trong nội bộ cơ quan là chính nên hiệu quả chưa cao. Theo tôi, thời gian tới sẽ phải công khai rộng rãi việc kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức.
Thanh tra Chính phủ đã trình đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và sẽ đưa vào Luật Phòng, chống tham nhũng các quy định nhằm tăng cường kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Phòng, chống tham nhũng cả trong lĩnh vực tư nhân
Hiện nay trách nhiệm chứng minh nguồn gốc tài sản có phải là tài sản tham nhũng hay không đang thuộc về các cơ quan tố tụng, trong thực tế lại rất khó vì chúng ta chưa quản lý được thu nhập của toàn xã hội. Hướng sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng có “đẩy” trách nhiệm chứng minh tài sản sang phía người phạm tội tham nhũng hay không, thưa ông?
Việc chứng minh nguồn gốc tài sản thuộc trách nhiệm của cả hai phía, cơ quan tố tụng và người bị điều tra về tội tham nhũng. Không nên hiểu là ai cũng phải chứng minh nguồn gốc tài sản, mà chỉ những người bị điều tra về dấu hiệu phạm tội tham nhũng.
Họ phải chứng minh được khối tài sản đó có nguồn gốc từ đâu, và cả cơ quan tố tụng sẽ chứng minh tài sản tham nhũng để ở đâu.
Tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức hiện đang gây bức xúc cho xã hội, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Sự tiêu cực trong tuyển dụng công chức thời gian qua là có, và có hai yếu tố tác động đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức. Đó là sự can thiệp của người có thẩm quyền và việc tặng quà, tiền hay có người thân quen. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang đề ra nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất việc này.
Chúng ta cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp trong thi tuyển công chức, tuyển dụng cán bộ để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong công tác này.
Tại sao đến nay, chúng ta chưa có quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân, thưa ông?
Trên thực tế, chúng ta đã nói có tham nhũng trong khu vực tư nhân, nhưng chưa có quy định về vấn đề này. Việc đưa ra quy định pháp luật thì phải có thực tiễn và cần nghiên cứu cụ thể.
Tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ đề xuất đưa quy định phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư nhân vào trong luật.