Phát triển Thủ đô từ 3 đề án chiến lược
Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 9-10% trong giai đoạn 2011-2020
3 đề án được đưa ra thảo luận tại hội nghị lần thứ 19 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa 14 khai mạc ngày 7/4 là căn cứ để Thủ đô xây dựng các quy hoạch cụ thể.
Trong hai ngày diễn ra hội nghị, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tập trung thảo luận 3 đề án: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, 3 đề án được đưa ra thảo luận tại kỳ họp này rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách trước yêu cầu mở rộng địa giới hành chính, vừa có ý nghĩa chiến lược quan trọng, lâu dài, định hướng phát triển cho những năm sau, là căn cứ để Thủ đô xây dựng các quy hoạch cụ thể.
Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, chiến lược phát triển Thủ đô phải xác định được những định hướng phù hợp nhất, khả thi nhất; kế thừa và phát huy bản sắc và tiềm năng, thế mạnh các vùng miền của Thủ đô mở rộng, đồng thời cần xác định các bước đi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Đề án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, sự khớp nối với những quy hoạch, đề án, định hướng phát triển đã, đang và sẽ thực hiện trên địa bàn.
Dự thảo định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 xác định 5 chức năng cơ bản của Hà Nội là: Trung tâm chính trị-hành chính của quốc gia, trung tâm văn hoá lớn, trung tâm khoa học giáo dục-đào tạo hàng đầu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia.
Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 9-10% (giai đoạn 2011-2020) và 7,5-8,5% (2021-2030), GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 5.100-5.300 USD, năm 2030 đạt 11.000-12.000 USD.
Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm trên 98%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 67-70%; quy mô dân số khoảng 9-9,4 triệu người (trong đó dân số đô thị khoảng 6,4 triệu người).
Về tổ chức không gian đô thị, định hướng chung là xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh, văn hiến, hiện đại. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh là Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, Sóc Sơn.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân, là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người (đất-nước-cây xanh-văn hoá) trong một không gian đô thị phát triển bền vững.
Hồng Phong (Chinhphu.vn)
Trong hai ngày diễn ra hội nghị, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tập trung thảo luận 3 đề án: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, 3 đề án được đưa ra thảo luận tại kỳ họp này rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách trước yêu cầu mở rộng địa giới hành chính, vừa có ý nghĩa chiến lược quan trọng, lâu dài, định hướng phát triển cho những năm sau, là căn cứ để Thủ đô xây dựng các quy hoạch cụ thể.
Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, chiến lược phát triển Thủ đô phải xác định được những định hướng phù hợp nhất, khả thi nhất; kế thừa và phát huy bản sắc và tiềm năng, thế mạnh các vùng miền của Thủ đô mở rộng, đồng thời cần xác định các bước đi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Đề án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, sự khớp nối với những quy hoạch, đề án, định hướng phát triển đã, đang và sẽ thực hiện trên địa bàn.
Dự thảo định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 xác định 5 chức năng cơ bản của Hà Nội là: Trung tâm chính trị-hành chính của quốc gia, trung tâm văn hoá lớn, trung tâm khoa học giáo dục-đào tạo hàng đầu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia.
Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 9-10% (giai đoạn 2011-2020) và 7,5-8,5% (2021-2030), GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 5.100-5.300 USD, năm 2030 đạt 11.000-12.000 USD.
Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm trên 98%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 67-70%; quy mô dân số khoảng 9-9,4 triệu người (trong đó dân số đô thị khoảng 6,4 triệu người).
Về tổ chức không gian đô thị, định hướng chung là xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh, văn hiến, hiện đại. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh là Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, Sóc Sơn.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân, là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người (đất-nước-cây xanh-văn hoá) trong một không gian đô thị phát triển bền vững.
Hồng Phong (Chinhphu.vn)