Phía sau sự đi xuống của thị trường hàng xa xỉ ở Trung Quốc
Có vẻ như tầng lớp những người giàu có ở Trung Quốc đã trở nên lo lắng về sự giảm tốc của nền kinh tế
Cơn khát đồ hiệu mãnh liệt ở Trung Quốc đang bắt đầu nguội đi. Có vẻ như tầng lớp những người giàu có ở nước này đã trở nên lo lắng về sự giảm tốc của nền kinh tế, trong khi Bắc Kinh mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn tình trạng tham nhũng và hối lộ dưới dạng những món quà đắt tiền.
Theo báo Wall Street Journal, doanh số các mặt hàng xa xỉ, từ đồng hồ vàng cho tới túi da xịn ở Trung Quốc, đang đồng loạt suy giảm cho dù vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự giảm sút này thực sự là một đòn giáng vào các thương hiệu cao cấp của thế giới vốn xem Trung Quốc là một thị trường miễn nhiễm trước những “cơn gió độc” kinh tế đang khiến hoạt động kinh doanh của họ trở nên bết bát ở các thị trường truyền thống Mỹ và châu Âu.
Trong một tín hiệu mới nhất về tình trạng sa sút của thị trường đồ hiệu Trung Quốc, cổ phiếu của hãng bán lẻ nữ trang lớn nhất thế giới về doanh số Chow Tai Fook Jewellry đã giảm 8,7% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm vừa rồi tại thị trường Hồng Kông. Giá cổ phiếu của Chow Tai Fook lao dốc sau khi hãng này cho biết, trong quý 2 năm nay, doanh thu của hãng chỉ tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng trưởng 61% đạt được trong vòng 1 năm tính đến hết quý 1. Gần như toàn bộ hơn 1.500 cửa hiệu của Chow Tai Fook đều nằm ở Trung Quốc, bao gồm thị trường đại lục, Hồng Kông và Macau.
“Người giàu ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đang mua trang sức ít đi do tâm lý lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế”, ông Kent Wong, Giám đốc của Chow Tai Fook tại Hồng Kông cho biết. Ông Wong nói thêm rằng, doanh số của những món nữ trang đắt giá nhất tại hãng này, với giá từ 1 triệu Đôla Hồng Kông, tương đương 130.000 USD, trở lên, đã giảm đáng kể khi các khách hàng giàu có không còn sẵn sàng mở ví như trước.
Tương tự như Chow Tai Fook, hãng đồ hiệu Burberry Group của Anh Quốc hôm thứ Tư vừa rồi cũng chứng kiến giá cổ phiếu sụt mạnh sau khi hãng công bố tăng trưởng doanh thu tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc là thị trường chính, giảm xuống còn 16% trong quý 1 năm nay, so với mức tăng 67% đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Trong mấy năm trở lại đây, Trung Quốc đã trở thành một thị trường quan trọng hàng đầu của các công ty sản xuất hàng xa xỉ. Theo số liệu từ tạp chí Hồ Nhuận, Trung Quốc hiện có 2,7 triệu cá nhân với tài sản trên 6 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 1 triệu USD, và 63.500 người có tài sản trên 100 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 15 triệu USD.
Cơn khát hàng hiệu ở Trung Quốc đã vượt ra khỏi tầng lớp quý tộc, lan xuống tầng lớp trung lưu và cả tầng lớp thấp hơn ở nước này, đưa nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trở thành động cơ tăng trưởng chính của các hãng đồ hiệu. Đối với hãng Prada của Italy, 24% doanh thu toàn cầu đến từ thị trường Trung Quốc, so với tỷ lệ 13% mà thị trường Bắc Mỹ đóng góp.
Nhưng hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 do ảnh hưởng từ suy giảm xuất khẩu sang thị trường châu Âu và những nỗ lực kéo dài của Bắc Kinh nhằm kiểm soát cơn sốt bất động sản.
“Đây thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh rằng tất cả châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đều có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều người giờ chẳng còn tâm trạng mà mua đồ hiệu nữa”, ông Luca Solca, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc hãng môi giới CA Cheuvreux, nhận xét.
Các biện pháp đẩy mạnh chống tham nhũng mới đây của Trung Quốc, cũng như các cuộc điều tra tài sản các quan chức chính phủ, có thể cũng góp phần vào sự đi xuống của thị trường đồ hiệu nước này. Đây là quan điểm của các nhà phân tích thuộc công ty môi giới CLSA Asia-Pacific Markets. Khoảng 16% người tiêu dùng Trung Quốc mua đồ hiệu trong vòng 12 tháng tính đến trước tháng 6 năm nay cho biết, họ dùng đồ hiệu đó đề làm quà cho đối tác làm ăn - theo CLSA. Mới trong tuần này, theo tin từ Tân Hoa xã, Chính phủ Trung Quốc đã ban lệnh cấm không cho công chức sử dụng công quỹ để mua hàng xa xỉ.
Nữ trang và đồng hồ cao cấp, những mặt hàng thường được quan chức và doanh nhân Trung Quốc dùng làm quà tặng, chịu tác động đặc biệt mạnh về doanh số, nhất là ở thị trường Hồng Kông, nơi được xem là “thánh địa” mua sắm cho giới nhà giàu Trung Quốc.
Theo chuyên gia kinh tế Silvia Liu của ngân hàng UBS, số giao dịch đồng hồ và nữ trang ở Hồng Kông đã giảm 3% trong tháng 5 vừa qua so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá trị giao dịch của các mặt hàng này chỉ tăng có 3%. “Những con số này sẽ còn yếu đi trong thời gian tới”, bà Liu dự báo.
“Những khách hàng mua sắm lớn đã biến đi đâu cả”, ông Joseph Chu, Giám đốc điều hành của công ty nữ trang và đồng hồ Prince Jewellery & Watch ở Hồng Kông, than thở. Cách đây 1 năm, mỗi tháng có hơn 20 du khách từ Trung Quốc bỏ ra số tiền trên 1 triệu Đôla Hồng Kông mỗi người để mua đồng hồ tại 1 trong 16 cửa hiệu của công ty này. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi tháng, mỗi cửa hiệu của Prince chỉ có 3-4 khách sộp như thế là cùng.
Doanh số thị trường nữ trang ở Trung Quốc trong quý 1 năm nay đã tăng trưởng chậm lại, với mức tăng 20% so với mức tăng 59% đạt được cùng kỳ năm ngoái - theo số liệu từ CLSA và Tổng cục Thống kê Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường đồ hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và theo dự báo của hãng tư vấn Boston Consulting Group, nước này sẽ vượt qua Nhật Bản và Mỹ để trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2015.
Ông Aaron Fischer, một nhà phân tích của CLSA tại Hồng Kông, cho rằng, tốc độ tăng trưởng chậm lại của thị trường hàng cao cấp ở Trung Quốc đã được dự báo từ trước sau khi doanh thu của thị trường này tăng trưởng bùng nổ vào năm ngoái. Các công ty đồ hiệu nước ngoài như Louis Vuitton và Gucci đều đã tăng mạnh doanh số nhờ ồ ạt mở thêm cửa hiệu mới trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Fischer, tốc độ mở rộng như thế của các thương hiệu lớn là không bền vững.
Những hãng đồ hiệu đến sau tại Trung Quốc vẫn đang chứng kiến doanh thu tăng trưởng mạnh. Doanh thu của Prada tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản trong quý 1 năm nay đã tăng 47%. Sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông vào năm ngoái, Prada đã đẩy mạnh phát triển tại thị trường Trung Quốc.
Nhiều hãng đồ hiệu khác cũng không có ý định rút lại các kế hoạch mở rộng mạnh tại Trung Quốc. Chow Tai Fook cho biết, họ vẫn giữ nguyên kế hoạch mở thêm 600 cửa hiệu mới trong 3 năm tới, chủ yếu là tại các thành phố nhỏ.
Hãng bán lẻ đồng hồ cao cấp Halewinner Group chuyên các sản phẩm Audemars Piguet và Omega thì vừa mở cửa hiệu thứ 6 ở Trung Quốc tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Hãng này dự kiến sẽ mở 10 cửa hiệu mới tại nước này trong vòng chưa đầy 1 năm tới. “Chắc chắn ngày càng có thêm nhiều người giàu ở Trung Quốc”, Chủ tịch của Halewinner, ông Karson Choi, tự tin phát biểu.
Theo báo Wall Street Journal, doanh số các mặt hàng xa xỉ, từ đồng hồ vàng cho tới túi da xịn ở Trung Quốc, đang đồng loạt suy giảm cho dù vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự giảm sút này thực sự là một đòn giáng vào các thương hiệu cao cấp của thế giới vốn xem Trung Quốc là một thị trường miễn nhiễm trước những “cơn gió độc” kinh tế đang khiến hoạt động kinh doanh của họ trở nên bết bát ở các thị trường truyền thống Mỹ và châu Âu.
Trong một tín hiệu mới nhất về tình trạng sa sút của thị trường đồ hiệu Trung Quốc, cổ phiếu của hãng bán lẻ nữ trang lớn nhất thế giới về doanh số Chow Tai Fook Jewellry đã giảm 8,7% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm vừa rồi tại thị trường Hồng Kông. Giá cổ phiếu của Chow Tai Fook lao dốc sau khi hãng này cho biết, trong quý 2 năm nay, doanh thu của hãng chỉ tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng trưởng 61% đạt được trong vòng 1 năm tính đến hết quý 1. Gần như toàn bộ hơn 1.500 cửa hiệu của Chow Tai Fook đều nằm ở Trung Quốc, bao gồm thị trường đại lục, Hồng Kông và Macau.
“Người giàu ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đang mua trang sức ít đi do tâm lý lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế”, ông Kent Wong, Giám đốc của Chow Tai Fook tại Hồng Kông cho biết. Ông Wong nói thêm rằng, doanh số của những món nữ trang đắt giá nhất tại hãng này, với giá từ 1 triệu Đôla Hồng Kông, tương đương 130.000 USD, trở lên, đã giảm đáng kể khi các khách hàng giàu có không còn sẵn sàng mở ví như trước.
Tương tự như Chow Tai Fook, hãng đồ hiệu Burberry Group của Anh Quốc hôm thứ Tư vừa rồi cũng chứng kiến giá cổ phiếu sụt mạnh sau khi hãng công bố tăng trưởng doanh thu tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc là thị trường chính, giảm xuống còn 16% trong quý 1 năm nay, so với mức tăng 67% đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Trong mấy năm trở lại đây, Trung Quốc đã trở thành một thị trường quan trọng hàng đầu của các công ty sản xuất hàng xa xỉ. Theo số liệu từ tạp chí Hồ Nhuận, Trung Quốc hiện có 2,7 triệu cá nhân với tài sản trên 6 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 1 triệu USD, và 63.500 người có tài sản trên 100 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 15 triệu USD.
Cơn khát hàng hiệu ở Trung Quốc đã vượt ra khỏi tầng lớp quý tộc, lan xuống tầng lớp trung lưu và cả tầng lớp thấp hơn ở nước này, đưa nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trở thành động cơ tăng trưởng chính của các hãng đồ hiệu. Đối với hãng Prada của Italy, 24% doanh thu toàn cầu đến từ thị trường Trung Quốc, so với tỷ lệ 13% mà thị trường Bắc Mỹ đóng góp.
Nhưng hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 do ảnh hưởng từ suy giảm xuất khẩu sang thị trường châu Âu và những nỗ lực kéo dài của Bắc Kinh nhằm kiểm soát cơn sốt bất động sản.
“Đây thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh rằng tất cả châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đều có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều người giờ chẳng còn tâm trạng mà mua đồ hiệu nữa”, ông Luca Solca, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc hãng môi giới CA Cheuvreux, nhận xét.
Các biện pháp đẩy mạnh chống tham nhũng mới đây của Trung Quốc, cũng như các cuộc điều tra tài sản các quan chức chính phủ, có thể cũng góp phần vào sự đi xuống của thị trường đồ hiệu nước này. Đây là quan điểm của các nhà phân tích thuộc công ty môi giới CLSA Asia-Pacific Markets. Khoảng 16% người tiêu dùng Trung Quốc mua đồ hiệu trong vòng 12 tháng tính đến trước tháng 6 năm nay cho biết, họ dùng đồ hiệu đó đề làm quà cho đối tác làm ăn - theo CLSA. Mới trong tuần này, theo tin từ Tân Hoa xã, Chính phủ Trung Quốc đã ban lệnh cấm không cho công chức sử dụng công quỹ để mua hàng xa xỉ.
Nữ trang và đồng hồ cao cấp, những mặt hàng thường được quan chức và doanh nhân Trung Quốc dùng làm quà tặng, chịu tác động đặc biệt mạnh về doanh số, nhất là ở thị trường Hồng Kông, nơi được xem là “thánh địa” mua sắm cho giới nhà giàu Trung Quốc.
Theo chuyên gia kinh tế Silvia Liu của ngân hàng UBS, số giao dịch đồng hồ và nữ trang ở Hồng Kông đã giảm 3% trong tháng 5 vừa qua so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá trị giao dịch của các mặt hàng này chỉ tăng có 3%. “Những con số này sẽ còn yếu đi trong thời gian tới”, bà Liu dự báo.
“Những khách hàng mua sắm lớn đã biến đi đâu cả”, ông Joseph Chu, Giám đốc điều hành của công ty nữ trang và đồng hồ Prince Jewellery & Watch ở Hồng Kông, than thở. Cách đây 1 năm, mỗi tháng có hơn 20 du khách từ Trung Quốc bỏ ra số tiền trên 1 triệu Đôla Hồng Kông mỗi người để mua đồng hồ tại 1 trong 16 cửa hiệu của công ty này. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi tháng, mỗi cửa hiệu của Prince chỉ có 3-4 khách sộp như thế là cùng.
Doanh số thị trường nữ trang ở Trung Quốc trong quý 1 năm nay đã tăng trưởng chậm lại, với mức tăng 20% so với mức tăng 59% đạt được cùng kỳ năm ngoái - theo số liệu từ CLSA và Tổng cục Thống kê Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường đồ hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và theo dự báo của hãng tư vấn Boston Consulting Group, nước này sẽ vượt qua Nhật Bản và Mỹ để trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2015.
Ông Aaron Fischer, một nhà phân tích của CLSA tại Hồng Kông, cho rằng, tốc độ tăng trưởng chậm lại của thị trường hàng cao cấp ở Trung Quốc đã được dự báo từ trước sau khi doanh thu của thị trường này tăng trưởng bùng nổ vào năm ngoái. Các công ty đồ hiệu nước ngoài như Louis Vuitton và Gucci đều đã tăng mạnh doanh số nhờ ồ ạt mở thêm cửa hiệu mới trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Fischer, tốc độ mở rộng như thế của các thương hiệu lớn là không bền vững.
Những hãng đồ hiệu đến sau tại Trung Quốc vẫn đang chứng kiến doanh thu tăng trưởng mạnh. Doanh thu của Prada tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản trong quý 1 năm nay đã tăng 47%. Sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông vào năm ngoái, Prada đã đẩy mạnh phát triển tại thị trường Trung Quốc.
Nhiều hãng đồ hiệu khác cũng không có ý định rút lại các kế hoạch mở rộng mạnh tại Trung Quốc. Chow Tai Fook cho biết, họ vẫn giữ nguyên kế hoạch mở thêm 600 cửa hiệu mới trong 3 năm tới, chủ yếu là tại các thành phố nhỏ.
Hãng bán lẻ đồng hồ cao cấp Halewinner Group chuyên các sản phẩm Audemars Piguet và Omega thì vừa mở cửa hiệu thứ 6 ở Trung Quốc tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Hãng này dự kiến sẽ mở 10 cửa hiệu mới tại nước này trong vòng chưa đầy 1 năm tới. “Chắc chắn ngày càng có thêm nhiều người giàu ở Trung Quốc”, Chủ tịch của Halewinner, ông Karson Choi, tự tin phát biểu.