Phó thủ tướng: “Không lạm dụng từ tái cơ cấu”
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ thống dọc, phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với việc xử lý các doanh nghiệp, dự án yếu kém
“Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước phải hướng tới hai mục tiêu “kép”, đồng thời không được lạm dụng từ tái cơ cấu, chỉ doanh nghiệp nào có khả năng phục hồi mới tái cơ cấu, không thì phải xử lý luôn”.
Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại cuộc họp với đại diện các bộ ngành về đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ngày 20/1.
Tái cơ cấu phải đạt mục tiêu kép
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, mục tiêu tới năm 2020, doanh nghiệp nhà nước sẽ có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh, lĩnh vực độc quyền tự nhiên, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Cơ quan xây dựng đề án cũng đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, hoạt động trong những ngành mang tính chiến lược, có tính chất dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức… Hoạt động của khối này phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết đề án này chỉ mang tính chất là khung khổ hoạt động, sau khi Chính phủ thông qua thì các bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng từng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Nhấn mạnh đến hai mục tiêu kép của đề án là xử lý tồn đọng, yếu kém của hoạt động tái cơ cấu trong giai đoạn 2011-2015 và nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu khối doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt cho nền kinh tế thì phải có năng lực quản trị tiên tiến về công nghệ, nhân sự, tài chính, đầu tư và có chiến lược hoạt động, có năng suất lao động cao hơn trước.
Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan phải có được một hành lang pháp vừa bịt kín các “kẽ hở”, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển trong bối cảnh không sử dụng ngân sách nhà nước cho việc tái cơ cấu.
Phó thủ tướng cũng lưu ý, tới đây tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ thống dọc nên việc phân cấp, phân quyền phải thể hiện rõ ràng, gắn kết chặt chẽ với việc xử lý các doanh nghiệp, dự án yếu kém.
Ngoài mục tiêu kép tổng quát, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với các bộ về việc đề án cần đặt ra các mục tiêu định lượng cụ thể hơn như cổ phần hóa bao nhiêu doanh nghiệp, số lượng vốn nhà nước bán ra, tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp tới năm 2020 dự kiến còn bao nhiêu %, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu...
“Làm được hai đồng, ăn một đồng”
Phát biểu tại cuộc họp, nêu các yếu kém của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã dẫn số liệu của Bộ cho biết: “Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm được 2 đồng thì “ăn” 1 đồng, dành tới 90% lợi nhuận để chi trả cho vấn đề lương bổng. Thế nên mục tiêu tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu không đạt được”.
Không chỉ vậy, có những doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa chỉ có 5 phòng chức năng nhưng sau cổ phần hóa lên tới 15 phòng do cổ phần hóa không thực chất, vốn nhà nước vẫn còn nhiều.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Lao động Tống Thị Minh cho biết thêm một nghịch lý, đó là doanh nghiệp nhà nước trả lương cho lao động trình độ thấp cao gấp 1,3 lần so với thị trường bên ngoài và trả lương cho lao động trình độ cao thì lại thấp hơn bên ngoài.
Do đó, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức, đổi mới cơ chế giá vốn cho doanh nghiệp nhà nước theo hình thức thuê vốn đi kèm các điều kiện ràng buộc để doanh nghiệp tự chủ trong trả lương cho cán bộ, nhân viên.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đề xuất, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công ích cũng nên để doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước. “Trong hoạt động công ích như chỉnh trang đô thị, cấp nước, nếu có doanh nghiệp tư nhân xin tham gia đầu tư, kinh doanh với kế hoạch kinh doanh bài bản, hiệu quả hơn thì chính quyền phải ủng hộ và doanh nghiệp nhà nước phải “nhường sân” cho doanh nghiệp tư nhân. Cơ chế này sẽ thể hiện đúng tinh thần doanh nghiệp nhà nước chỉ tham gia lĩnh vực tư nhân không làm được”.
Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại cuộc họp với đại diện các bộ ngành về đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ngày 20/1.
Tái cơ cấu phải đạt mục tiêu kép
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, mục tiêu tới năm 2020, doanh nghiệp nhà nước sẽ có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh, lĩnh vực độc quyền tự nhiên, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Cơ quan xây dựng đề án cũng đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, hoạt động trong những ngành mang tính chiến lược, có tính chất dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức… Hoạt động của khối này phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết đề án này chỉ mang tính chất là khung khổ hoạt động, sau khi Chính phủ thông qua thì các bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng từng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Nhấn mạnh đến hai mục tiêu kép của đề án là xử lý tồn đọng, yếu kém của hoạt động tái cơ cấu trong giai đoạn 2011-2015 và nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu khối doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt cho nền kinh tế thì phải có năng lực quản trị tiên tiến về công nghệ, nhân sự, tài chính, đầu tư và có chiến lược hoạt động, có năng suất lao động cao hơn trước.
Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan phải có được một hành lang pháp vừa bịt kín các “kẽ hở”, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển trong bối cảnh không sử dụng ngân sách nhà nước cho việc tái cơ cấu.
Phó thủ tướng cũng lưu ý, tới đây tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ thống dọc nên việc phân cấp, phân quyền phải thể hiện rõ ràng, gắn kết chặt chẽ với việc xử lý các doanh nghiệp, dự án yếu kém.
Ngoài mục tiêu kép tổng quát, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với các bộ về việc đề án cần đặt ra các mục tiêu định lượng cụ thể hơn như cổ phần hóa bao nhiêu doanh nghiệp, số lượng vốn nhà nước bán ra, tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp tới năm 2020 dự kiến còn bao nhiêu %, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu...
“Làm được hai đồng, ăn một đồng”
Phát biểu tại cuộc họp, nêu các yếu kém của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã dẫn số liệu của Bộ cho biết: “Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm được 2 đồng thì “ăn” 1 đồng, dành tới 90% lợi nhuận để chi trả cho vấn đề lương bổng. Thế nên mục tiêu tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu không đạt được”.
Không chỉ vậy, có những doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa chỉ có 5 phòng chức năng nhưng sau cổ phần hóa lên tới 15 phòng do cổ phần hóa không thực chất, vốn nhà nước vẫn còn nhiều.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Lao động Tống Thị Minh cho biết thêm một nghịch lý, đó là doanh nghiệp nhà nước trả lương cho lao động trình độ thấp cao gấp 1,3 lần so với thị trường bên ngoài và trả lương cho lao động trình độ cao thì lại thấp hơn bên ngoài.
Do đó, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức, đổi mới cơ chế giá vốn cho doanh nghiệp nhà nước theo hình thức thuê vốn đi kèm các điều kiện ràng buộc để doanh nghiệp tự chủ trong trả lương cho cán bộ, nhân viên.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đề xuất, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công ích cũng nên để doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước. “Trong hoạt động công ích như chỉnh trang đô thị, cấp nước, nếu có doanh nghiệp tư nhân xin tham gia đầu tư, kinh doanh với kế hoạch kinh doanh bài bản, hiệu quả hơn thì chính quyền phải ủng hộ và doanh nghiệp nhà nước phải “nhường sân” cho doanh nghiệp tư nhân. Cơ chế này sẽ thể hiện đúng tinh thần doanh nghiệp nhà nước chỉ tham gia lĩnh vực tư nhân không làm được”.