Công bố lộ trình thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg, kèm theo danh sách và chủ trương, lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo danh sách và chủ trương, lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định nêu rõ danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 gồm 240 doanh nghiệp.
Trong đó, có 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Chủ trương của Chính phủ là sẽ nắm giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành đặc thù liên quan đến quốc phòng an ninh, dịch vụ công ích, in đúc tiền, sản xuất vàng miếng và vật phẩm lưu niệm, xuất bản…
Đặc biệt, Nhà nước giữ độc quyền trong lĩnh vực xổ số, với việc nắm giữ 100% 62 doanh nghiệp xổ số kiến thiết tại các tỉnh. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) dù có hợp tác với đối tác Malaysia song chỉ được chia tỷ lệ phần trăm chi phí, Nhà nước vẫn dự định nắm 100% cổ phần tại đây.
Trong 5 năm tới, Nhà nước sẽ vẫn giữ 100% vốn điều lệ tại 3 ngân hàng 0 đồng là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank), Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Ngân hàng Nhà nước cũng sở hữu 100% vốn điều lệ tại Nhà máy in tiền quốc gia và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục nằm trong danh sách Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong số 4 doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa và Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ, có Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Thăm dò và Khái thác dầu khí, Công ty TNHH MTV Khoáng sản.
Nhà nước cũng quyết định thoái vốn và chỉ nắm 50-65% vốn điều lệ tại 27 doanh nghiệp trong 8 ngành, lĩnh vực. Trong đó, một số cái tên tiêu biểu như VNPT, Mobifone, Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty Thuốc lá, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trung, Nam hay Điện lực Hà Nội, điện lực Tp.HCM, Vinafood 1, Vinafood 2,…
Đặc biệt, 106 doanh nghiệp sẽ trong diện thoái vốn quy mô lớn, Nhà nước chỉ còn giữ tỷ lệ dưới 50%.
Danh sách ghi nhận các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh không có điều kiện, nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (Idico), VTV Cab, VTV Broadcom,...
Một loạt công ty nhà nước trực thuộc UBND Tp.Hà Nội cũng nằm trong danh sách thoái vốn như Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Hà Nội, Nước sạch Hà Nội, Điện ảnh Hà Nội, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Môi trường đô thị Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Hà Nội…
Danh sách thoái vốn còn có sự góp mặt của 36 doanh nghiệp của Tp.HCM như: Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Bến Thành, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn,...
Đặc biệt, 4 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng nằm trong danh sách này là Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS). 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực đó là các Tổng công ty phát điện 1,2,3…
Trước đó, theo báo cáo của Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), tính cuối năm 2015, tổng vốn Nhà nước ở trong 800 doanh nghiệp có giá trị khoảng 55 tỷ USD và tổng giá trị tài sản khoảng 130 tỷ USD. Như vậy, quy mô của đợt thoái vốn trong giai đoạn 2016 -2020 có giá trị thực tế lên tới hàng chục tỷ USD.
Quyết định nêu rõ danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 gồm 240 doanh nghiệp.
Trong đó, có 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Chủ trương của Chính phủ là sẽ nắm giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành đặc thù liên quan đến quốc phòng an ninh, dịch vụ công ích, in đúc tiền, sản xuất vàng miếng và vật phẩm lưu niệm, xuất bản…
Đặc biệt, Nhà nước giữ độc quyền trong lĩnh vực xổ số, với việc nắm giữ 100% 62 doanh nghiệp xổ số kiến thiết tại các tỉnh. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) dù có hợp tác với đối tác Malaysia song chỉ được chia tỷ lệ phần trăm chi phí, Nhà nước vẫn dự định nắm 100% cổ phần tại đây.
Trong 5 năm tới, Nhà nước sẽ vẫn giữ 100% vốn điều lệ tại 3 ngân hàng 0 đồng là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank), Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Ngân hàng Nhà nước cũng sở hữu 100% vốn điều lệ tại Nhà máy in tiền quốc gia và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục nằm trong danh sách Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong số 4 doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa và Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ, có Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Thăm dò và Khái thác dầu khí, Công ty TNHH MTV Khoáng sản.
Nhà nước cũng quyết định thoái vốn và chỉ nắm 50-65% vốn điều lệ tại 27 doanh nghiệp trong 8 ngành, lĩnh vực. Trong đó, một số cái tên tiêu biểu như VNPT, Mobifone, Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty Thuốc lá, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trung, Nam hay Điện lực Hà Nội, điện lực Tp.HCM, Vinafood 1, Vinafood 2,…
Đặc biệt, 106 doanh nghiệp sẽ trong diện thoái vốn quy mô lớn, Nhà nước chỉ còn giữ tỷ lệ dưới 50%.
Danh sách ghi nhận các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh không có điều kiện, nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (Idico), VTV Cab, VTV Broadcom,...
Một loạt công ty nhà nước trực thuộc UBND Tp.Hà Nội cũng nằm trong danh sách thoái vốn như Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Hà Nội, Nước sạch Hà Nội, Điện ảnh Hà Nội, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Môi trường đô thị Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Hà Nội…
Danh sách thoái vốn còn có sự góp mặt của 36 doanh nghiệp của Tp.HCM như: Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Bến Thành, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn,...
Đặc biệt, 4 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng nằm trong danh sách này là Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS). 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực đó là các Tổng công ty phát điện 1,2,3…
Trước đó, theo báo cáo của Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), tính cuối năm 2015, tổng vốn Nhà nước ở trong 800 doanh nghiệp có giá trị khoảng 55 tỷ USD và tổng giá trị tài sản khoảng 130 tỷ USD. Như vậy, quy mô của đợt thoái vốn trong giai đoạn 2016 -2020 có giá trị thực tế lên tới hàng chục tỷ USD.