Phố Wall duy trì đà tăng ấn tượng
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ tư liên tiếp nhờ dự báo suy thoái kinh tế sẽ kết thúc vào cuối năm 2009
Ngày 16/7, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ tư liên tiếp nhờ dự báo suy thoái kinh tế sẽ kết thúc vào cuối năm 2009.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 11/7/2009 đã giảm 43.000 xuống 522.000 người, từ mức 565.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 4/7/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,273 triệu.
Trong một diễn biến đáng chú ý trong ngày, tại buổi điều trần trước Ủy ban Giám sát Hạ viện, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã chính thức bác bỏ cáo buộc ông đã dùng sức ép buộc Bank of America phải thâu tóm Merrill Lynch.
Trước đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cũng đã khẳng định với các nhà điều tra thuộc Ủy ban Giám sát Hạ viện rằng ông không đe dọa sẽ hành động đối với Giám đốc điều hành Bank of America - Kenneth Lewis hay bất cứ thành viên nào trong ban giám đốc ngân hàng này.
Dù câu chuyện này vẫn chưa ngã ngũ khi mà Giám đốc điều hành Bank of America - Kenneth Lewis đã khẳng định ông bị ép phải đưa ra quyết định thâu tóm Merrill Lynch. Nhưng việc một giám đốc ngân hàng “dám” lên tiếng cáo buộc Chủ tịch FED và cựu Bộ trưởng là điều hiếm thấy và nó đang thu hút được sự quan tâm của giới quan sát.
Thị trường tăng điểm ngày thứ tư
Ngày 16/7, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ JPMorgan Chase đã công bố lãi 2,72 tỷ USD trong quý 2/2009, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) lại giảm xuống còn 28 cent/cổ phiếu, từ mức 53 cent/cổ phiếu của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do JPMorgan đã phát hành thêm một lượng lớn cổ phiếu trong thời gian vừa qua.
Doanh thu của JPMorgan trong quý 2 đạt 27,71 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn so với mức dự báo 25,91 tỷ USD của giới phân tích đưa ra trước đó.
Cùng ngày, IBM cho biết lợi nhuận quý 2 của hãng đạt 3,1 tỷ USD, tương đương 2,32 USD/cổ phiếu - cao hơn so với mức 2,8 tỷ USD (1,97 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. IBM dự báo sẽ đạt mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu ít nhất 9,7 USD/cổ phiếu trong năm 2009 - cao hơn so với mức dự báo 9,3 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ tư liên tiếp sau khi Giáo sư kinh tế học Nouriel Roubini - người đã dự báo về cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cách đó 2 năm - cho biết những điều tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính đã đi qua và dự báo suy thoái kinh tế có thể sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Thông tin này đã có tác động mạnh tới thị trường, giúp các chỉ số chứng khoán đột ngột tăng điểm và hình thành xu hướng đi lên vào nửa cuối ngày giao dịch. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của JPMorgan và IBM cũng đã thúc đẩy thị trường khởi sắc.
Với mức tăng gần 1%, chỉ số S&P 500 có 4 phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày 9/3/2009, đạt mức tăng trưởng 7% trong tuần.
Cổ phiếu IBM dẫn đầu biên độ tăng trong chỉ số Dow Jones, đồng thời cũng thúc đẩy nhiều cổ phiếu khối công nghệ khác tăng theo, trong đó cổ phiếu Qualcomm tăng 1,4%, Intel lên 2,49%,...
Sự kiện đang tạo nên sự chú ý trong lĩnh vực ngân hàng chính là việc CIT Group đứng trước khả năng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản nếu như không được Chính phủ Mỹ bơm thêm vốn. Cổ phiếu của CIT Group phiên này đã giảm tới 75% xuống còn 0,41 USD/cổ phiếu.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/7: chỉ số Dow Jones tăng 95,61 điểm, tương đương 1,11%, chốt ở mức 8.711,82.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,13 điểm, tương đương 1,19%, chốt ở mức 1.885,03.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 8,06 điểm, tương đương -,86%, đóng cửa ở mức 940,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này giảm nhẹ so với phiên trước, đạt 1,18 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 2,11 tỷ cổ phiếu.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố kết quả kinh doanh của Bank of America, Citigroup, GE và Mattel.
Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong 1 tháng
Chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm, đưa các chỉ số lên ngưỡng cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Thông tin JPMorgan lãi lớn và số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ tiếp tục giảm, đã ảnh hưởng tích cực tới thị trường châu Âu.
Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ tăng điểm, trong đó cổ phiếu HSBC, Barclays, Lloyds, BNP Paribas, Societe Generale, Credit Agricole và Natixis tăng từ 0,5-3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 15,38 điểm, tương đương 0,35%, chốt ở mức 4.361,84. Khối lượng giao dịch đạt 1,84 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,58%, khối lượng giao dịch đạt 26,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,9%, khối lượng giao dịch đạt 124,12 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm ngày thứ ba liên tiếp
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã khởi sắc ngày thứ ba với mức tăng 0,8% lên 102,4 điểm.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 phiên này tiếp tục tăng điểm nhờ sự dẫn dắn của cổ phiếu nhiều công ty xuất khẩu hàng công nghệ cao và cổ phiếu của ngành sản xuất ôtô.
Biên độ tăng điểm của thị trường không duy trì được mức cao do những lo ngại xung quanh vấn đề tổng tuyển cử ở nước này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 74,91 điểm, tương đương 0,81%, chốt ở mức 9.344,16.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, ngày 16/7, cơ quan thống kê của nước này cho biết nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng 7,9% trong quý 2/2009, cao hơn so với mức 6,1% trong quý 1/2009. Như vậy kinh tế Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một ngày trước đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, xét về mặt giá trị thị trường. Có được kết quả tốt đó là nhờ vào gói kích thích kinh tế trị giá 585 tỷ USD của nước này.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, trong tháng 6, đầu tư tài sản cố định ở khu vực thành phố tăng 35,3%; sản xuất công nghiệp tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái; bán lẻ tăng 15%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã mất 4,81 điểm, tương đương -0,15%, chốt ở mức 3.183,74.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,62%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,5%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,79%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,28%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 0,8%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhích 0,57%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,08%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 11/7/2009 đã giảm 43.000 xuống 522.000 người, từ mức 565.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 4/7/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,273 triệu.
Trong một diễn biến đáng chú ý trong ngày, tại buổi điều trần trước Ủy ban Giám sát Hạ viện, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã chính thức bác bỏ cáo buộc ông đã dùng sức ép buộc Bank of America phải thâu tóm Merrill Lynch.
Trước đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cũng đã khẳng định với các nhà điều tra thuộc Ủy ban Giám sát Hạ viện rằng ông không đe dọa sẽ hành động đối với Giám đốc điều hành Bank of America - Kenneth Lewis hay bất cứ thành viên nào trong ban giám đốc ngân hàng này.
Dù câu chuyện này vẫn chưa ngã ngũ khi mà Giám đốc điều hành Bank of America - Kenneth Lewis đã khẳng định ông bị ép phải đưa ra quyết định thâu tóm Merrill Lynch. Nhưng việc một giám đốc ngân hàng “dám” lên tiếng cáo buộc Chủ tịch FED và cựu Bộ trưởng là điều hiếm thấy và nó đang thu hút được sự quan tâm của giới quan sát.
Thị trường tăng điểm ngày thứ tư
Ngày 16/7, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ JPMorgan Chase đã công bố lãi 2,72 tỷ USD trong quý 2/2009, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) lại giảm xuống còn 28 cent/cổ phiếu, từ mức 53 cent/cổ phiếu của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do JPMorgan đã phát hành thêm một lượng lớn cổ phiếu trong thời gian vừa qua.
Doanh thu của JPMorgan trong quý 2 đạt 27,71 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn so với mức dự báo 25,91 tỷ USD của giới phân tích đưa ra trước đó.
Cùng ngày, IBM cho biết lợi nhuận quý 2 của hãng đạt 3,1 tỷ USD, tương đương 2,32 USD/cổ phiếu - cao hơn so với mức 2,8 tỷ USD (1,97 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. IBM dự báo sẽ đạt mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu ít nhất 9,7 USD/cổ phiếu trong năm 2009 - cao hơn so với mức dự báo 9,3 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ tư liên tiếp sau khi Giáo sư kinh tế học Nouriel Roubini - người đã dự báo về cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cách đó 2 năm - cho biết những điều tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính đã đi qua và dự báo suy thoái kinh tế có thể sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Thông tin này đã có tác động mạnh tới thị trường, giúp các chỉ số chứng khoán đột ngột tăng điểm và hình thành xu hướng đi lên vào nửa cuối ngày giao dịch. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của JPMorgan và IBM cũng đã thúc đẩy thị trường khởi sắc.
Với mức tăng gần 1%, chỉ số S&P 500 có 4 phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ ngày 9/3/2009, đạt mức tăng trưởng 7% trong tuần.
Cổ phiếu IBM dẫn đầu biên độ tăng trong chỉ số Dow Jones, đồng thời cũng thúc đẩy nhiều cổ phiếu khối công nghệ khác tăng theo, trong đó cổ phiếu Qualcomm tăng 1,4%, Intel lên 2,49%,...
Sự kiện đang tạo nên sự chú ý trong lĩnh vực ngân hàng chính là việc CIT Group đứng trước khả năng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản nếu như không được Chính phủ Mỹ bơm thêm vốn. Cổ phiếu của CIT Group phiên này đã giảm tới 75% xuống còn 0,41 USD/cổ phiếu.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 16/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/7: chỉ số Dow Jones tăng 95,61 điểm, tương đương 1,11%, chốt ở mức 8.711,82.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,13 điểm, tương đương 1,19%, chốt ở mức 1.885,03.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 8,06 điểm, tương đương -,86%, đóng cửa ở mức 940,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này giảm nhẹ so với phiên trước, đạt 1,18 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 2,11 tỷ cổ phiếu.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố kết quả kinh doanh của Bank of America, Citigroup, GE và Mattel.
Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong 1 tháng
Chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm, đưa các chỉ số lên ngưỡng cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Thông tin JPMorgan lãi lớn và số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ tiếp tục giảm, đã ảnh hưởng tích cực tới thị trường châu Âu.
Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ tăng điểm, trong đó cổ phiếu HSBC, Barclays, Lloyds, BNP Paribas, Societe Generale, Credit Agricole và Natixis tăng từ 0,5-3,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 15,38 điểm, tương đương 0,35%, chốt ở mức 4.361,84. Khối lượng giao dịch đạt 1,84 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,58%, khối lượng giao dịch đạt 26,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,9%, khối lượng giao dịch đạt 124,12 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm ngày thứ ba liên tiếp
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã khởi sắc ngày thứ ba với mức tăng 0,8% lên 102,4 điểm.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 phiên này tiếp tục tăng điểm nhờ sự dẫn dắn của cổ phiếu nhiều công ty xuất khẩu hàng công nghệ cao và cổ phiếu của ngành sản xuất ôtô.
Biên độ tăng điểm của thị trường không duy trì được mức cao do những lo ngại xung quanh vấn đề tổng tuyển cử ở nước này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 74,91 điểm, tương đương 0,81%, chốt ở mức 9.344,16.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, ngày 16/7, cơ quan thống kê của nước này cho biết nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng 7,9% trong quý 2/2009, cao hơn so với mức 6,1% trong quý 1/2009. Như vậy kinh tế Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một ngày trước đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, xét về mặt giá trị thị trường. Có được kết quả tốt đó là nhờ vào gói kích thích kinh tế trị giá 585 tỷ USD của nước này.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, trong tháng 6, đầu tư tài sản cố định ở khu vực thành phố tăng 35,3%; sản xuất công nghiệp tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái; bán lẻ tăng 15%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã mất 4,81 điểm, tương đương -0,15%, chốt ở mức 3.183,74.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,62%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 1,5%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,79%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,28%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 0,8%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhích 0,57%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,08%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.616,21 | 8.711,82 | 95,61 | 1,11 |
Nasdaq | 1.862,90 | 1.885,03 | 22,13 | 1,19 | |
S&P 500 | 932,68 | 940,74 | 8,06 | 0,86 | |
Anh | FTSE 100 | 4.346,46 | 4.361,84 | 15,38 | 0,35 |
Đức | DAX | 4.928,44 | 4.957,19 | 28,75 | 0,58 |
Pháp | CAC 40 | 3.171,27 | 3.199,68 | 28,41 | 0,90 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.738,60 | 6.780,30 | 41,70 | 0,62 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.269,25 | 9.344,16 | 74,91 | 0,81 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.258,66 | 18.361,87 | 103,21 | 0,57 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.420,86 | 1.432,22 | 11,36 | 0,80 |
Singapore | Straits Times | 2.389,42 | 2,396.07 | 6,65 | 0,28 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.188,55 | 3.183,74 | 4,81 | 0,15 |
Ấn Độ | BSE | 14.253,24 | 14.264,17 | 10,93 | 0,08 |
Australia | ASX | 3.917,50 | 3.987,80 | 70,30 | 1,79 |
Việt Nam | VN-Index | 427,05 | 433,47 | 6,42 | 1,50 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |