Putin đã “tỏa sáng” ra sao ở thượng đỉnh G20?
Những cuộc gặp ở thượng đỉnh G20 là một tín hiệu cho thấy Putin và nước Nga có thể “đang thoát khỏi lạnh giá”
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9 đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc. Trước đó, ông chủ điện Kremlin đã có một loạt cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo tại hội nghị này, phát tín hiệu về một sự xích lại gần giữa Nga với phương Tây.
Hãng tin CNBC dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin cho biết, trong cuộc gặp Putin-Obama, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận vấn đề Syria và Ukraine. Khi được hỏi về không khí của cuộc gặp, ông Peskov nói rằng cuộc gặp “đã diễn ra tốt đẹp. Mọi việc sẽ còn tiếp tục”.
Ông Obama nói rằng trong cuộc thảo luận kéo dài một tiếng rưỡi với Tổng thống Nga, ông đã tập trung vào việc giảm các hoạt động thù địch ở Syria và nói rõ rằng Mỹ sẽ duy trì trừng phạt Nga cho tới khi nào thỏa thuận ngừng bắn ký kết ở Minsk cho miền Đông Ukraine được thực thi đầy đủ.
Vấn đề Syria và Ukraine đã trở thành mấu chốt trong căng thẳng quan hệ giữa Nga với phương Tây mấy năm gần đây. Trong khi đó, Nga lại là một phần trong liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Mục đích thực sự của việc Nga can thiệp vào Syria bị cho là nhằm giúp chính quyền gây tranh cãi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad giữ quyền lực. Tuy nhiên, chính phương Tây lại đang tìm cách thuyết phục Putin dùng ảnh hưởng của ông đối với Assad nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến ở nước này.
Liên minh giữa Nga với phương Tây về vấn đề Syria được thiết lập giữa lúc Moscow chịu lệnh trừng phạt của phương Tây do việc Nga sáp nhập Crimea - bán đảo bên bờ Biển Đen ly khai khỏi Ukraine - và do Nga bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Trong mấy tuần gần đây, Putin đã có nhiều cuộc gặp đáng chú ý với các nhà lãnh đạo phương Tây. Tại thượng đỉnh G20, ngoài cuộc gặp với Obama, Putin còn có các cuộc gặp với Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Hoàng tử Saudi Arabia Salman bin Saud, Thủ tướng Đức Angela Merkel, và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế phía Đông (EEF) diễn ra ở thành phố Vladivostok của Nga vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, Putin đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, và cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd.
CNBC cho rằng những cuộc gặp này là tín hiệu cho thấy Putin và nước Nga có thể “đang thoát khỏi lạnh giá” trên phương diện ngoại giao.
Trong một bức ảnh chụp chung giữa các nhà lãnh đạo G20 ở Trung Quốc hôm Chủ nhật, Putin dã đứng hàng trước, giữa Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Pháp Hollande.
“Một Putin tươi cười cho thấy ông ấy đã có một kỳ thượng đỉnh G20 tốt đẹp, đánh dấu việc ông ấy trở thành một người để các nhà lãnh đạo khác gặp gỡ”, ông Timothy Ash, nhà phân tích tín nhiệm thuộc Nomura International, nhận định.
“Tôi không cho là những cuộc gặp này sẽ mở ra những thỏa thuận lớn trong thời gian tới như Putin muốn, nhưng ông ấy xem đây là một tín hiệu cho thấy ông ấy có thể thoát khỏi lạnh giá trong ngoại giao. Về nước, Putin có thể nói rằng sự cô lập ngoại giao nhằm vào Nga đã chấm dứt bởi Nga là một cường quốc”, ông Ash nói.
Nhà phân tích này nhấn mạnh rằng các cuộc gặp giữa Putin với các nhà lãnh đạo thế giới cũng có thể giúp ích nhiều cho tỷ lệ ủng hộ mà người dân Nga dành cho ông. Putin vẫn giữ được tỷ lệ ủng hộ cao bất chấp việc Nga bị cô lập thời gian qua.
Cuộc bầu cử Viện Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, diễn ra vào tháng 9 này được coi sẽ là một “bài kiểm tra” đối với tỷ lệ ủng hộ dành cho Putin.
Hãng tin CNBC dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin cho biết, trong cuộc gặp Putin-Obama, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận vấn đề Syria và Ukraine. Khi được hỏi về không khí của cuộc gặp, ông Peskov nói rằng cuộc gặp “đã diễn ra tốt đẹp. Mọi việc sẽ còn tiếp tục”.
Ông Obama nói rằng trong cuộc thảo luận kéo dài một tiếng rưỡi với Tổng thống Nga, ông đã tập trung vào việc giảm các hoạt động thù địch ở Syria và nói rõ rằng Mỹ sẽ duy trì trừng phạt Nga cho tới khi nào thỏa thuận ngừng bắn ký kết ở Minsk cho miền Đông Ukraine được thực thi đầy đủ.
Vấn đề Syria và Ukraine đã trở thành mấu chốt trong căng thẳng quan hệ giữa Nga với phương Tây mấy năm gần đây. Trong khi đó, Nga lại là một phần trong liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Mục đích thực sự của việc Nga can thiệp vào Syria bị cho là nhằm giúp chính quyền gây tranh cãi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad giữ quyền lực. Tuy nhiên, chính phương Tây lại đang tìm cách thuyết phục Putin dùng ảnh hưởng của ông đối với Assad nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến ở nước này.
Liên minh giữa Nga với phương Tây về vấn đề Syria được thiết lập giữa lúc Moscow chịu lệnh trừng phạt của phương Tây do việc Nga sáp nhập Crimea - bán đảo bên bờ Biển Đen ly khai khỏi Ukraine - và do Nga bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Trong mấy tuần gần đây, Putin đã có nhiều cuộc gặp đáng chú ý với các nhà lãnh đạo phương Tây. Tại thượng đỉnh G20, ngoài cuộc gặp với Obama, Putin còn có các cuộc gặp với Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Hoàng tử Saudi Arabia Salman bin Saud, Thủ tướng Đức Angela Merkel, và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế phía Đông (EEF) diễn ra ở thành phố Vladivostok của Nga vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, Putin đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, và cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd.
CNBC cho rằng những cuộc gặp này là tín hiệu cho thấy Putin và nước Nga có thể “đang thoát khỏi lạnh giá” trên phương diện ngoại giao.
Trong một bức ảnh chụp chung giữa các nhà lãnh đạo G20 ở Trung Quốc hôm Chủ nhật, Putin dã đứng hàng trước, giữa Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Pháp Hollande.
“Một Putin tươi cười cho thấy ông ấy đã có một kỳ thượng đỉnh G20 tốt đẹp, đánh dấu việc ông ấy trở thành một người để các nhà lãnh đạo khác gặp gỡ”, ông Timothy Ash, nhà phân tích tín nhiệm thuộc Nomura International, nhận định.
“Tôi không cho là những cuộc gặp này sẽ mở ra những thỏa thuận lớn trong thời gian tới như Putin muốn, nhưng ông ấy xem đây là một tín hiệu cho thấy ông ấy có thể thoát khỏi lạnh giá trong ngoại giao. Về nước, Putin có thể nói rằng sự cô lập ngoại giao nhằm vào Nga đã chấm dứt bởi Nga là một cường quốc”, ông Ash nói.
Nhà phân tích này nhấn mạnh rằng các cuộc gặp giữa Putin với các nhà lãnh đạo thế giới cũng có thể giúp ích nhiều cho tỷ lệ ủng hộ mà người dân Nga dành cho ông. Putin vẫn giữ được tỷ lệ ủng hộ cao bất chấp việc Nga bị cô lập thời gian qua.
Cuộc bầu cử Viện Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, diễn ra vào tháng 9 này được coi sẽ là một “bài kiểm tra” đối với tỷ lệ ủng hộ dành cho Putin.