“Quả bom” hẹn giờ của kinh tế Trung Quốc
Chuyên gia Tao Dong thuộc Credit Suisse AG nhận định, nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc là quả bom hẹn giờ
Ngân hàng UBS AG ước tính, khoản nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc có thể chiếm tới 30% GDP nước này. Theo chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Suisse AG, Tao Dong, đây chính là quả bom hẹn giờ lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có dự trữ ngoại hối và thặng dư thương mại khổng lồ, nhưng thị trường vẫn lo ngại khoản nợ địa phương lớn có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế.
Kết quả báo cáo kiểm toán trình Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy, đến cuối 2010, các chính quyền địa phương Trung Quốc nợ tổng cộng 10.700 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.650 tỷ USD), chưa kể vô số rủi ro thanh toán, bao gồm cả việc bán đất để kết toán nợ nần, tờ Financial Post của Canada cho biết.
Theo một báo cáo được đăng tải trên website của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, những công ty tài chính do các chính quyền địa phương thành lập đã có số nợ quá hạn lên tới 8 tỷ Nhân dân tệ, trong khi hơn 5% số doanh nghiệp này đã tìm cách vay mới để trả nợ cũ.
"Việc quản lý tài chính của một số địa phương không đúng nguyên tắc, khả năng sinh lời cũng như thanh toán nợ nần của họ rất yếu", Tổng kiểm toán nhà nước Trung Quốc, ông Lưu Gia Nghĩa, cho biết.
Bản báo cáo được công bố hôm 27/6 vừa qua, đúng thời điểm ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng. Bắc Kinh đang tiến hành siết chặt cho vay ngân hàng nhằm hãm lại đà phát triển, kiềm chế lạm phát và giá nhà đất.
Bản báo cáo này tương tự như một cảnh báo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra hồi đầu tháng. Ngân hàng này cho biết cuối năm ngoái, nợ tại địa phương của Trung Quốc đã chiếm tới 30% GDP, tức khoảng 2.200 tỷ USD, cao hơn nhiều so với dự tính.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này giúp Bắc Kinh có đủ sức mạnh để chống chọi lại với nợ nần địa phương, nhưng họ cũng chỉ ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về số nợ đang ngày càng chồng chất.
Hồi tháng 3 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ra lệnh kiểm toán lần đầu các khoản vay của chính quyền địa phương, giữa lúc có những lo lắng rằng khoản chi hỗ trợ kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có thể để lại những khoản nợ khó đòi.
Sau khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã áp dụng gói kích thích kinh tế, các ngân hàng tích cực cho vay và rót một lượng vốn lớn cho các dự án phát triển hạ tầng. Những khoản cho vay kể từ năm 2009 trở lại đây đã khiến số nợ của chính quyền địa phương tăng gấp đôi.
Theo một báo cáo của tổ chức định mức tín dụng Standard & Poor's công bố trong tháng 4 vừa qua, khoảng 30% số khoản cho vay của ngân hàng Trung Quốc dự kiến thuộc dạng khó đòi và có khả năng trở thành nguồn tài sản không hoạt động lớn nhất của khu vực ngân hàng.
Báo cáo kiểm toán hôm 27/6 cho biết, tính tới cuối năm 2010, các địa phương đã thành lập 6.576 công ty tài chính để huy động tiền từ ngân hàng nhà nước. "Chính quyền một số địa phương đã bảo đảm trái phép cho các công ty này, trong khi các nơi khác bán đất để trả nợ", ông Lưu nói.
Trung Quốc không cho phép các địa phương phát hành trái phiếu để bơm tiền cho các dự án. Vì đa số là khoản vay ngoại bảng sử dụng đất công hay tài sản nhà nước để thế chấp, nên số nợ càng khó truy ra hoặc định lượng. Ngoài ra, thường thì các dự án đường xá, cầu, hầm, tàu điện ngầm cũng không thu về đủ lãi để trả nợ.
Trong một báo cáo công bố ngày 7/6 trước đó, nhà băng UBS AG ước tính, khoản nợ của các chính quyền địa phương có thể lên tới 30% GDP của Trung Quốc và có thể tạo ra các khoản vay không hoạt động lên tới 2.000 - 3.000 tỷ Nhân dân tệ. Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Suisse AG, Tao Dong đã nói rằng, đây chính là quả bom hẹn giờ lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Kết quả kiểm toán cho thấy, 80% khoản nợ của các chính quyền địa phương là tiền vay ngân hàng và 70% số nợ này sẽ đáo hạn trong vòng 5 năm tới. Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, nói rằng, vấn đề lớn nhất là sự minh bạch và không tương xứng giữa thời hạn vay tiền với khả năng tạo ra thu nhập của dự án.
"Nếu không có hành động thực tế để tái cấu trúc các khoản nợ này, các ngân hàng có thể đối mặt với thảm họa vỡ nợ thực sự trong vài năm tới", ông Hongbin viết trong một bản báo cáo đưa ra hôm 27/6.
Chính quyền 12 tỉnh, 307 thành phố, 1.131 thị trấn đã cam kết sử dụng thu nhập từ việc bán đất để trả các khoản nợ tổng cộng lên tới 2.550 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài số nợ lớn, cơ quan kiểm toán còn phát hiện ra một số điểm “không bình thường” của các cơ quan địa phương trong hoạt động vay và sử dụng vốn vay.
Theo ông Liu, khoảng 35,1 tỷ NDT không được sử dụng đúng quy định khi bơm vào thị trường vốn, bất động sản, các ngành gây ô nhiễm nặng hay tiêu tốn quá nhiều năng lượng. 5 ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã phát hành khoản vay trị giá 58 tỷ Nhân dân tệ vi phạm các quy định cho vay.
Tháng này, mức lãi của trái phiếu chính phủ tháng 5/2012 đã tăng 0,49% lên 3,51%, khi ngân hàng trung ương thắt chặt nguồn cung tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Chi phí của những hợp đồng bảo hiểm tín dụng 5 năm, bảo vệ trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc khỏi khả năng vỡ nợ đã tăng 0,16% lên 0,89%.
Theo ông Liu, Trung Quốc đang nghiên cứu việc cho phép chính quyền cấp tỉnh và một số thành phố đủ tiêu chuẩn được vay nợ trực tiếp. Trong số nợ đã được công bố, cấp địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp trả 62,6%, họ cũng có trách nhiệm khi bảo lãnh tới 21,8% tổng số nợ trên. Tuy nhiên, hiện chưa có một kế hoạch toàn diện nhằm thanh toán các khoản nợ khổng lồ đã nêu.
Trước đó, chuyên gia kinh tế Martin Schwerdtfeger thuộc ngân hàng Toronto Dominion lưu ý, trong Kế hoạch kinh tế 5 năm mới nhất, Chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh việc xây dựng khu vực kinh tế nhà nước để có thể giảm nhẹ phần nào những mất mát của khu vực tư nhân.
Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có dự trữ ngoại hối và thặng dư thương mại khổng lồ, nhưng thị trường vẫn lo ngại khoản nợ địa phương lớn có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế.
Kết quả báo cáo kiểm toán trình Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy, đến cuối 2010, các chính quyền địa phương Trung Quốc nợ tổng cộng 10.700 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.650 tỷ USD), chưa kể vô số rủi ro thanh toán, bao gồm cả việc bán đất để kết toán nợ nần, tờ Financial Post của Canada cho biết.
Theo một báo cáo được đăng tải trên website của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, những công ty tài chính do các chính quyền địa phương thành lập đã có số nợ quá hạn lên tới 8 tỷ Nhân dân tệ, trong khi hơn 5% số doanh nghiệp này đã tìm cách vay mới để trả nợ cũ.
"Việc quản lý tài chính của một số địa phương không đúng nguyên tắc, khả năng sinh lời cũng như thanh toán nợ nần của họ rất yếu", Tổng kiểm toán nhà nước Trung Quốc, ông Lưu Gia Nghĩa, cho biết.
Bản báo cáo được công bố hôm 27/6 vừa qua, đúng thời điểm ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng. Bắc Kinh đang tiến hành siết chặt cho vay ngân hàng nhằm hãm lại đà phát triển, kiềm chế lạm phát và giá nhà đất.
Bản báo cáo này tương tự như một cảnh báo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra hồi đầu tháng. Ngân hàng này cho biết cuối năm ngoái, nợ tại địa phương của Trung Quốc đã chiếm tới 30% GDP, tức khoảng 2.200 tỷ USD, cao hơn nhiều so với dự tính.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này giúp Bắc Kinh có đủ sức mạnh để chống chọi lại với nợ nần địa phương, nhưng họ cũng chỉ ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về số nợ đang ngày càng chồng chất.
Hồi tháng 3 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ra lệnh kiểm toán lần đầu các khoản vay của chính quyền địa phương, giữa lúc có những lo lắng rằng khoản chi hỗ trợ kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có thể để lại những khoản nợ khó đòi.
Sau khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã áp dụng gói kích thích kinh tế, các ngân hàng tích cực cho vay và rót một lượng vốn lớn cho các dự án phát triển hạ tầng. Những khoản cho vay kể từ năm 2009 trở lại đây đã khiến số nợ của chính quyền địa phương tăng gấp đôi.
Theo một báo cáo của tổ chức định mức tín dụng Standard & Poor's công bố trong tháng 4 vừa qua, khoảng 30% số khoản cho vay của ngân hàng Trung Quốc dự kiến thuộc dạng khó đòi và có khả năng trở thành nguồn tài sản không hoạt động lớn nhất của khu vực ngân hàng.
Báo cáo kiểm toán hôm 27/6 cho biết, tính tới cuối năm 2010, các địa phương đã thành lập 6.576 công ty tài chính để huy động tiền từ ngân hàng nhà nước. "Chính quyền một số địa phương đã bảo đảm trái phép cho các công ty này, trong khi các nơi khác bán đất để trả nợ", ông Lưu nói.
Trung Quốc không cho phép các địa phương phát hành trái phiếu để bơm tiền cho các dự án. Vì đa số là khoản vay ngoại bảng sử dụng đất công hay tài sản nhà nước để thế chấp, nên số nợ càng khó truy ra hoặc định lượng. Ngoài ra, thường thì các dự án đường xá, cầu, hầm, tàu điện ngầm cũng không thu về đủ lãi để trả nợ.
Trong một báo cáo công bố ngày 7/6 trước đó, nhà băng UBS AG ước tính, khoản nợ của các chính quyền địa phương có thể lên tới 30% GDP của Trung Quốc và có thể tạo ra các khoản vay không hoạt động lên tới 2.000 - 3.000 tỷ Nhân dân tệ. Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Suisse AG, Tao Dong đã nói rằng, đây chính là quả bom hẹn giờ lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Kết quả kiểm toán cho thấy, 80% khoản nợ của các chính quyền địa phương là tiền vay ngân hàng và 70% số nợ này sẽ đáo hạn trong vòng 5 năm tới. Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, nói rằng, vấn đề lớn nhất là sự minh bạch và không tương xứng giữa thời hạn vay tiền với khả năng tạo ra thu nhập của dự án.
"Nếu không có hành động thực tế để tái cấu trúc các khoản nợ này, các ngân hàng có thể đối mặt với thảm họa vỡ nợ thực sự trong vài năm tới", ông Hongbin viết trong một bản báo cáo đưa ra hôm 27/6.
Chính quyền 12 tỉnh, 307 thành phố, 1.131 thị trấn đã cam kết sử dụng thu nhập từ việc bán đất để trả các khoản nợ tổng cộng lên tới 2.550 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài số nợ lớn, cơ quan kiểm toán còn phát hiện ra một số điểm “không bình thường” của các cơ quan địa phương trong hoạt động vay và sử dụng vốn vay.
Theo ông Liu, khoảng 35,1 tỷ NDT không được sử dụng đúng quy định khi bơm vào thị trường vốn, bất động sản, các ngành gây ô nhiễm nặng hay tiêu tốn quá nhiều năng lượng. 5 ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã phát hành khoản vay trị giá 58 tỷ Nhân dân tệ vi phạm các quy định cho vay.
Tháng này, mức lãi của trái phiếu chính phủ tháng 5/2012 đã tăng 0,49% lên 3,51%, khi ngân hàng trung ương thắt chặt nguồn cung tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Chi phí của những hợp đồng bảo hiểm tín dụng 5 năm, bảo vệ trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc khỏi khả năng vỡ nợ đã tăng 0,16% lên 0,89%.
Theo ông Liu, Trung Quốc đang nghiên cứu việc cho phép chính quyền cấp tỉnh và một số thành phố đủ tiêu chuẩn được vay nợ trực tiếp. Trong số nợ đã được công bố, cấp địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp trả 62,6%, họ cũng có trách nhiệm khi bảo lãnh tới 21,8% tổng số nợ trên. Tuy nhiên, hiện chưa có một kế hoạch toàn diện nhằm thanh toán các khoản nợ khổng lồ đã nêu.
Trước đó, chuyên gia kinh tế Martin Schwerdtfeger thuộc ngân hàng Toronto Dominion lưu ý, trong Kế hoạch kinh tế 5 năm mới nhất, Chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh việc xây dựng khu vực kinh tế nhà nước để có thể giảm nhẹ phần nào những mất mát của khu vực tư nhân.