Trung Quốc tuyên bố “chiến thắng” lạm phát
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa tuyên bố chiến thắng của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống lạm phát
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa tuyên bố chiến thắng của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống lạm phát, theo báo Financial Times.
Người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc khẳng định, nước này đã kiểm soát thành công các áp lực giá cả.
“Trung Quốc đã đưa nhiệm vụ kiểm soát đà leo thang của giá cả thành ưu tiên quan trọng nhất trong chính sách kinh tế vĩ mô và áp dụng một loạt biện pháp để đạt mục tiêu này. Và các biện pháp này đã phát huy tác dụng. Chúng tôi tin tưởng rằng, sự gia tăng của giá cả trong năm nay sẽ nằm trong tầm kiểm soát”, ông Ôn Gia Bảo nhận định trong một bài viết đăng tên Financial Times ngày 24/6.
Lạm phát tại Trung Quốc đã liên tục đi lên từ giữa năm ngoái và đạt đỉnh của 34 tháng ở mức 5,5% vào tháng 5 vừa qua. Giá lương thực và thực phẩm - mặt hàng được coi là nhạy cảm - đã trở thành động lực chính cho sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Trung Quốc.
Trong 5 tháng qua, giá lương thực và thực phẩm tại Trung Quốc đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ làm gia tăng bất ổn xã hội.
Phần lớn các nhà phân tích dự báo, lạm phát tại Trung Quốc sẽ sớm đạt đỉnh trước khi giảm xuống. Theo một báo cáo của ngân hàng HSBC, các áp lực lạm phát đã bắt đầu giảm bớt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của nước này.
“Mức giá nói chung giờ đã nằm trong khu vực có thể kiểm soát và được dự báo sẽ giảm dần”, bài viết của ông Ôn Gia Bảo có đoạn.
Trong những tháng qua, Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp như thắt chặt điều kiện tín dụng và tăng lãi suất cơ bản 4 lần. Ông Ôn Gia Bảo cũng khẳng định, Trung Quốc có nguồn cung ngũ cốc dồi dào sau khi đạt mức sản lượng gia tăng năm thứ 7 liên tục.
“Việc tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại có tác dụng giúp kiểm soát các áp lực lạm phát - vấn đề vẫn được xem là rủi ro vĩ mô số 1 của Trung Quốc. Tuy nhiên, lạm phát giá lương thực và thực phẩm có thể vẫn còn ở mức cao do đợt lụt lội gần đây ở khu vực miền Nam của Trung Quốc có thể gây gián đoạn nguồn cung tạm thời”, nhà phân tích Qu Hongbin của HSBC nhận xét.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ họp vào đầu tháng 7 này để quyết định phương hướng chính sách kinh tế 6 tháng cuối năm. Giới phân tích cho rằng, nếu lạm phát đã được kiểm soát, Bắc Kinh có thể sẽ sẵn sàng cho việc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế “hạ cánh mềm”.
“Vấn đề là ở chỗ liệu Trung Quốc vừa có thể kiểm soát lạm phát, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng? Câu trả lời của tôi là có thể”, ông Ôn Gia Bảo viết.
Người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc khẳng định, nước này đã kiểm soát thành công các áp lực giá cả.
“Trung Quốc đã đưa nhiệm vụ kiểm soát đà leo thang của giá cả thành ưu tiên quan trọng nhất trong chính sách kinh tế vĩ mô và áp dụng một loạt biện pháp để đạt mục tiêu này. Và các biện pháp này đã phát huy tác dụng. Chúng tôi tin tưởng rằng, sự gia tăng của giá cả trong năm nay sẽ nằm trong tầm kiểm soát”, ông Ôn Gia Bảo nhận định trong một bài viết đăng tên Financial Times ngày 24/6.
Lạm phát tại Trung Quốc đã liên tục đi lên từ giữa năm ngoái và đạt đỉnh của 34 tháng ở mức 5,5% vào tháng 5 vừa qua. Giá lương thực và thực phẩm - mặt hàng được coi là nhạy cảm - đã trở thành động lực chính cho sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Trung Quốc.
Trong 5 tháng qua, giá lương thực và thực phẩm tại Trung Quốc đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ làm gia tăng bất ổn xã hội.
Phần lớn các nhà phân tích dự báo, lạm phát tại Trung Quốc sẽ sớm đạt đỉnh trước khi giảm xuống. Theo một báo cáo của ngân hàng HSBC, các áp lực lạm phát đã bắt đầu giảm bớt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của nước này.
“Mức giá nói chung giờ đã nằm trong khu vực có thể kiểm soát và được dự báo sẽ giảm dần”, bài viết của ông Ôn Gia Bảo có đoạn.
Trong những tháng qua, Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp như thắt chặt điều kiện tín dụng và tăng lãi suất cơ bản 4 lần. Ông Ôn Gia Bảo cũng khẳng định, Trung Quốc có nguồn cung ngũ cốc dồi dào sau khi đạt mức sản lượng gia tăng năm thứ 7 liên tục.
“Việc tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại có tác dụng giúp kiểm soát các áp lực lạm phát - vấn đề vẫn được xem là rủi ro vĩ mô số 1 của Trung Quốc. Tuy nhiên, lạm phát giá lương thực và thực phẩm có thể vẫn còn ở mức cao do đợt lụt lội gần đây ở khu vực miền Nam của Trung Quốc có thể gây gián đoạn nguồn cung tạm thời”, nhà phân tích Qu Hongbin của HSBC nhận xét.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ họp vào đầu tháng 7 này để quyết định phương hướng chính sách kinh tế 6 tháng cuối năm. Giới phân tích cho rằng, nếu lạm phát đã được kiểm soát, Bắc Kinh có thể sẽ sẵn sàng cho việc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế “hạ cánh mềm”.
“Vấn đề là ở chỗ liệu Trung Quốc vừa có thể kiểm soát lạm phát, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng? Câu trả lời của tôi là có thể”, ông Ôn Gia Bảo viết.