Quá chi ly trong cứu doanh nghiệp
Quy mô nhỏ bé, thời hạn áp dụng theo đề xuất của Chính phủ cũng là khá hạn hẹp
Dự thảo một Nghị quyết riêng cho các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ hoàn thành nhưng không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, với một trong những lý do là nó quá nhỏ bé so với tầm của một Nghị quyết Quốc hội.
Trong một thông báo vừa được Văn phòng Quốc hội phát đi, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết “về Tờ trình của Chính phủ về một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phối hợp đưa các nội dung của Tờ trình vào 02 dự án trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng”.
Theo Tờ trình Chính phủ không những đề nghị Quốc hội ra riêng một Nghị quyết mà còn đề nghị xem xét cho Nghị quyết này được thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn để đảm bảo chính sách sớm đi vào cuộc sống, vì các giải pháp chính sách thuế hỗ trợ này là các giải pháp cấp bách phát sinh trong quá trình điều hành.
Chính phủ cũng hứa sẽ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, đảm bảo công khai minh bạch; nâng cao hiệu quả quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Chính phủ cũng kỳ vọng khi Nghị quyết này được thông qua, sẽ góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa sớm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Giải pháp ưu đãi đầu tư mở rộng sẽ góp phần vào việc tăng cường, khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào ngành lĩnh vực và địa bàn ưu đãi.
Với các giải pháp giảm thuế đối với lĩnh vực bất động sản là nhà ở giúp nhiều người lao động có cơ hội tiếp cận với nguồn cung nhà ở, qua đó sẽ khuyến khích tăng cầu thị trường bất động sản là nhà ở và góp phần giải quyết hàng tồn kho vật liệu xây dựng và một số ngành hàng liên quan đến nhà ở, đồng thời cũng góp phần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chung tay với nhà nước thực hiện các dự án nhà ở xã hội, góp phần đẩy lùi tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản hiện nay.
Giải pháp xử lý nợ xấu thông qua thuế giá trị gia tăng trước mắt cũng sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế. Về lâu dài sẽ là công cụ giúp cho việc xử lý giảm nợ xấu cho các tổ chức tín dụng...
Có công năng như một “chiếc đũa thần”, nhưng cả gói giải pháp cứu trợ này chỉ có giá trị khoảng hơn 2.600 tỷ đồng và Chủ nhiệm ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đã phải thốt lên rằng như vậy là “quá chi ly” và với quy mô gói gọn trong một con số khá khiêm tốn như vậy thì mức độ lan tỏa, tác động của chính sách không lớn, khó có thể đạt được mục tiêu “hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, đồng thời góp phần giải quyết lượng hàng tồn kho lớn trong toàn nền kinh tế”.
Quy mô nhỏ bé, thời hạn áp dụng theo đề xuất của Chính phủ cũng là khá hạn hẹp. Như với đề nghị hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho các hoạt động đầu tư - kinh doanh phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn chỉ ra sự cân đo đong đếm khá là bất hợp lý trong các chính sách hỗ trợ. Chẳng hạn, về đề xuất doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc ban hành chính sách hỗ trợ chỉ nên tập trung vào các doanh nghiệp thực sự khó khăn. Đối với “doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất” là những doanh nghiệp có lợi nhuận, có tiềm lực tài chính để mở rộng quy mô đầu tư, không thể là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ cấp bách của Nhà nước.
Hay trong thuế giá trị gia tăng, Chính phủ đề nghị giảm 30% số thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014.
Trong khi, những đối tượng có thu nhập chỉ mua được căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đều là những đối tượng chưa phải đã có thu nhập cao và mức thuế giá trị gia tăng đầu ra cần được giảm phải là 50% thay vì 30% như đề xuất của Chính phủ) đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thông thường.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Cao Sỹ Kiêm nhận định rằng nền kinh tế chưa có xu hướng khởi sắc trở lại, doanh nghiệp vẫn “chết” như ngả rạ, Chính phủ mặc dù luôn có những khẳng định mạnh mẽ, quyết liệt thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phục hồi nhưng với sự quá chi ly như vậy, thì khó mà làm nền kinh tế sớm ấm lên.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Trong một thông báo vừa được Văn phòng Quốc hội phát đi, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết “về Tờ trình của Chính phủ về một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phối hợp đưa các nội dung của Tờ trình vào 02 dự án trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng”.
Theo Tờ trình Chính phủ không những đề nghị Quốc hội ra riêng một Nghị quyết mà còn đề nghị xem xét cho Nghị quyết này được thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn để đảm bảo chính sách sớm đi vào cuộc sống, vì các giải pháp chính sách thuế hỗ trợ này là các giải pháp cấp bách phát sinh trong quá trình điều hành.
Chính phủ cũng hứa sẽ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, đảm bảo công khai minh bạch; nâng cao hiệu quả quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Chính phủ cũng kỳ vọng khi Nghị quyết này được thông qua, sẽ góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa sớm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Giải pháp ưu đãi đầu tư mở rộng sẽ góp phần vào việc tăng cường, khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào ngành lĩnh vực và địa bàn ưu đãi.
Với các giải pháp giảm thuế đối với lĩnh vực bất động sản là nhà ở giúp nhiều người lao động có cơ hội tiếp cận với nguồn cung nhà ở, qua đó sẽ khuyến khích tăng cầu thị trường bất động sản là nhà ở và góp phần giải quyết hàng tồn kho vật liệu xây dựng và một số ngành hàng liên quan đến nhà ở, đồng thời cũng góp phần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chung tay với nhà nước thực hiện các dự án nhà ở xã hội, góp phần đẩy lùi tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản hiện nay.
Giải pháp xử lý nợ xấu thông qua thuế giá trị gia tăng trước mắt cũng sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế. Về lâu dài sẽ là công cụ giúp cho việc xử lý giảm nợ xấu cho các tổ chức tín dụng...
Có công năng như một “chiếc đũa thần”, nhưng cả gói giải pháp cứu trợ này chỉ có giá trị khoảng hơn 2.600 tỷ đồng và Chủ nhiệm ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đã phải thốt lên rằng như vậy là “quá chi ly” và với quy mô gói gọn trong một con số khá khiêm tốn như vậy thì mức độ lan tỏa, tác động của chính sách không lớn, khó có thể đạt được mục tiêu “hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, đồng thời góp phần giải quyết lượng hàng tồn kho lớn trong toàn nền kinh tế”.
Quy mô nhỏ bé, thời hạn áp dụng theo đề xuất của Chính phủ cũng là khá hạn hẹp. Như với đề nghị hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho các hoạt động đầu tư - kinh doanh phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn chỉ ra sự cân đo đong đếm khá là bất hợp lý trong các chính sách hỗ trợ. Chẳng hạn, về đề xuất doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc ban hành chính sách hỗ trợ chỉ nên tập trung vào các doanh nghiệp thực sự khó khăn. Đối với “doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất” là những doanh nghiệp có lợi nhuận, có tiềm lực tài chính để mở rộng quy mô đầu tư, không thể là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ cấp bách của Nhà nước.
Hay trong thuế giá trị gia tăng, Chính phủ đề nghị giảm 30% số thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 phát sinh từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014.
Trong khi, những đối tượng có thu nhập chỉ mua được căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đều là những đối tượng chưa phải đã có thu nhập cao và mức thuế giá trị gia tăng đầu ra cần được giảm phải là 50% thay vì 30% như đề xuất của Chính phủ) đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thông thường.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Cao Sỹ Kiêm nhận định rằng nền kinh tế chưa có xu hướng khởi sắc trở lại, doanh nghiệp vẫn “chết” như ngả rạ, Chính phủ mặc dù luôn có những khẳng định mạnh mẽ, quyết liệt thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phục hồi nhưng với sự quá chi ly như vậy, thì khó mà làm nền kinh tế sớm ấm lên.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)