Quan hệ Nga - Trung và ẩn số biển Đông
Sự gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông có thể sẽ khiến mối quan hệ vừa ấm lên giữa Bắc Kinh với Moscow khó tiến triển thêm
Các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông sẽ làm mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Moscow trở nên phức tạp, trong bối cảnh Nga đang cần tới tiền của Trung Quốc để bù đắp cho sự tháo chạy của các dòng vốn liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Trong một bài viết về cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan dầu nước sâu HD-981 trên vùng biển của Việt Nam, tờ tạp chí chuyên về các vấn đề ngoại giao Foreign Policy nhận định, nước Nga đã miệt mài thắt chặt mối quan hệ gần gũi với Việt Nam, một phần nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc vươn ảnh hưởng ra khu vực Đông Nam Á.
Việc Nga dự định cung cấp tài chính và tiến hành xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở Việt Nam là một bằng chứng cho những nỗ lực này. Cũng theo Foreign Policy, Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ chặt chẽ về vấn đề năng lượng trong nhiều thập niên.
Trong lĩnh vực quốc phòng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga thậm chí còn mật thiết hơn, bài báo viết.
Đợt mua sắm vũ khí lớn nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga. Động thái này cho phép hải quân Việt Nam tăng cường sức mạnh trước sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc.
Nga cũng đã bán cho Việt Nam một số tàu hải quân, bao gồm tàu khu trục và máy bay cỡ nhỏ. Bên cạnh đó, Nga cũng đang thúc đẩy nhằm đạt một thỏa thuận cho phép các chiến hạm của Nga được ra vào cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Những động thái trên được xem là một phần trong nỗ lực đồng bộ của Nga nhằm tái xây dựng ảnh hưởng trong khu vực và chặn đà mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á.
Trung Quốc và Nga vốn dĩ đã có sự sẵn sự đối đầu về địa chính trị trong nhiều năm dọc tuyến biên giới dài giữa hai nước. Ngoài ra, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu Trung và Nam Á đã khiến Nga lo ngại rằng, Trung Quốc đang ngày càng có ảnh hưởng thống trị ở châu Á.
Ẩn số biển Đông
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, một vấn đề còn chưa rõ là hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ mới được cải thiện giữa Bắc Kinh với Moscow?
Mối quan hệ Nga-Trung gần đây đang tiến triển ở một số lĩnh vực. Nga và Trung Quốc đang tiến gần tới ký kết một thỏa thuận năng lượng lớn theo đó khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga sẽ được xuất khẩu sang vùng Đông Bắc “đói” năng lượng của Trung Quốc. Đây là một thỏa thuận mà cả hai nước đều cần. Đối với Nga, các thị trường ở châu Âu đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của nước này trong bối cảnh bất ổn ở Ukraine leo thang. Về phần mình, Trung Quốc muốn có được nguồn cung nhiên liệu đáng tin cậy với mức giá phải chăng.
Hai nước này cũng dự kiến sẽ tập trận chung trên biển Hoa Đông trong tháng này. Cần lưu ý rằng, biển Hoa Đông cũng là nơi mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, với Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Một bài viết gần đây của hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin từ hai quan chức cao cấp của Chính phủ Nga cho hay, Tổng thống Vladimir Putin đang có kế hoạch mở cửa cho các dòng vốn từ Trung Quốc. Thông tin này được hé lộ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga do vấn đề Ukraine đang có nguy cơ đẩy kinh tế Nga rơi vào suy thoái.
Theo nguồn tin trên, Nga sẽ rút các giới hạn không chính thức về vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này. Moscow đang muốn thu hút vốn từ Trung Quốc vào một loạt lĩnh vực, từ nhà đất, xây dựng cơ sở hạ tầng tới khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực quan trọng sẽ không được tiếp nhận vốn Trung Quốc, bao gồm các ngành khai thác vàng, bạch kim và kim cương, cùng các dự án công nghệ cao.
Ngoài các thỏa thuận năng lượng trị giá hàng trăm tỷ USD, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch song phương 95,6 tỷ USD trong năm 2012.
Tuy nhiên, ông Ely Ratner, Phó giám đốc chương trình châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận định, sự gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông có thể sẽ khiến mối quan hệ vừa ấm lên giữa Bắc Kinh với Moscow khó tiến triển thêm.
“Việc Trung Quốc đang tỏ ra hung hăng ở châu Á đang đặt ra những giới hạn đối với mối quan hệ giữa nước này với Nga, vì một vài trong số các nạn nhân của sự hung hăng đó có mối quan hệ gần gũi với Nga”, ông Ratner nói.
Cũng theo chuyên gia này, thái độ và hành vi của Trung Quốc có thể sẽ dẫn tới sự hình thành liên minh giữa các quốc gia ở Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.
“Một trong những sản phẩm phụ có thể có của những gì đang diễn ra sẽ là sự hợp tác tăng cường giữa các nước tuyên bố chủ quyền đối với các vùng khác nhau trên biển Đông, nhất là Philippines, Malaysia và Việt Nam. Điều này đang diễn ra theo những cách chưa từng có tiền lệ”, ông Ratner nói.
Trong một bài viết về cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan dầu nước sâu HD-981 trên vùng biển của Việt Nam, tờ tạp chí chuyên về các vấn đề ngoại giao Foreign Policy nhận định, nước Nga đã miệt mài thắt chặt mối quan hệ gần gũi với Việt Nam, một phần nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc vươn ảnh hưởng ra khu vực Đông Nam Á.
Việc Nga dự định cung cấp tài chính và tiến hành xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở Việt Nam là một bằng chứng cho những nỗ lực này. Cũng theo Foreign Policy, Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ chặt chẽ về vấn đề năng lượng trong nhiều thập niên.
Trong lĩnh vực quốc phòng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga thậm chí còn mật thiết hơn, bài báo viết.
Đợt mua sắm vũ khí lớn nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga. Động thái này cho phép hải quân Việt Nam tăng cường sức mạnh trước sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc.
Nga cũng đã bán cho Việt Nam một số tàu hải quân, bao gồm tàu khu trục và máy bay cỡ nhỏ. Bên cạnh đó, Nga cũng đang thúc đẩy nhằm đạt một thỏa thuận cho phép các chiến hạm của Nga được ra vào cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Những động thái trên được xem là một phần trong nỗ lực đồng bộ của Nga nhằm tái xây dựng ảnh hưởng trong khu vực và chặn đà mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á.
Trung Quốc và Nga vốn dĩ đã có sự sẵn sự đối đầu về địa chính trị trong nhiều năm dọc tuyến biên giới dài giữa hai nước. Ngoài ra, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu Trung và Nam Á đã khiến Nga lo ngại rằng, Trung Quốc đang ngày càng có ảnh hưởng thống trị ở châu Á.
Ẩn số biển Đông
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, một vấn đề còn chưa rõ là hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ mới được cải thiện giữa Bắc Kinh với Moscow?
Mối quan hệ Nga-Trung gần đây đang tiến triển ở một số lĩnh vực. Nga và Trung Quốc đang tiến gần tới ký kết một thỏa thuận năng lượng lớn theo đó khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga sẽ được xuất khẩu sang vùng Đông Bắc “đói” năng lượng của Trung Quốc. Đây là một thỏa thuận mà cả hai nước đều cần. Đối với Nga, các thị trường ở châu Âu đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của nước này trong bối cảnh bất ổn ở Ukraine leo thang. Về phần mình, Trung Quốc muốn có được nguồn cung nhiên liệu đáng tin cậy với mức giá phải chăng.
Hai nước này cũng dự kiến sẽ tập trận chung trên biển Hoa Đông trong tháng này. Cần lưu ý rằng, biển Hoa Đông cũng là nơi mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, với Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Một bài viết gần đây của hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin từ hai quan chức cao cấp của Chính phủ Nga cho hay, Tổng thống Vladimir Putin đang có kế hoạch mở cửa cho các dòng vốn từ Trung Quốc. Thông tin này được hé lộ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga do vấn đề Ukraine đang có nguy cơ đẩy kinh tế Nga rơi vào suy thoái.
Theo nguồn tin trên, Nga sẽ rút các giới hạn không chính thức về vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này. Moscow đang muốn thu hút vốn từ Trung Quốc vào một loạt lĩnh vực, từ nhà đất, xây dựng cơ sở hạ tầng tới khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực quan trọng sẽ không được tiếp nhận vốn Trung Quốc, bao gồm các ngành khai thác vàng, bạch kim và kim cương, cùng các dự án công nghệ cao.
Ngoài các thỏa thuận năng lượng trị giá hàng trăm tỷ USD, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch song phương 95,6 tỷ USD trong năm 2012.
Tuy nhiên, ông Ely Ratner, Phó giám đốc chương trình châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, nhận định, sự gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông có thể sẽ khiến mối quan hệ vừa ấm lên giữa Bắc Kinh với Moscow khó tiến triển thêm.
“Việc Trung Quốc đang tỏ ra hung hăng ở châu Á đang đặt ra những giới hạn đối với mối quan hệ giữa nước này với Nga, vì một vài trong số các nạn nhân của sự hung hăng đó có mối quan hệ gần gũi với Nga”, ông Ratner nói.
Cũng theo chuyên gia này, thái độ và hành vi của Trung Quốc có thể sẽ dẫn tới sự hình thành liên minh giữa các quốc gia ở Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.
“Một trong những sản phẩm phụ có thể có của những gì đang diễn ra sẽ là sự hợp tác tăng cường giữa các nước tuyên bố chủ quyền đối với các vùng khác nhau trên biển Đông, nhất là Philippines, Malaysia và Việt Nam. Điều này đang diễn ra theo những cách chưa từng có tiền lệ”, ông Ratner nói.