Quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm: Cái gì cũng thiếu
Thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn, lạc hậu, kém hiệu quả là đánh giá chung về quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm hiện nay
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, một vị đại biểu là thứ trưởng Bộ Y tế đã "xin để sau” hãy giám sát về vệ sinh thực phẩm, vì “hậu quả ô nhiễm môi trường nặng nề hơn nhiều với sức khỏe nhân dân hiện nay so với vệ sinh thực phẩm”.
Mặc dù vậy, ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức đoàn giám sát chuyên đề này, chuẩn bị cho nội dung giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
Và, kết quả giám sát từ tháng 11/2008 đến nay đã cho thấy “Quốc hội chọn chủ đề này là quá trúng, quá đúng” như khẳng định của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
“Lỏng” từ sản xuất đến tiêu thụ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phàn nàn là báo chí đôi khi tuyên truyền hơi thái quá về những vi phạm nhưng “không ai nói lại mà có nói cũng chẳng lại” khiến cho “bức tranh” vệ sinh thực phẩm u ám. Theo vị Bộ trưởng này, kết quả kiểm tra 26 nghìn mẫu rau quả tươi thì có hơn 90% đạt yêu cầu như báo cáo giám sát là thể hiện cố gắng rất lớn rồi.
Tuy nhiên, dẫn con số diện tích rau an toàn mới chỉ có 8,5% và cây ăn quả an toàn mới đạt khoảng 20% tổng diện tích; gần 40% mẫu thịt và sản phẩm từ thịt tươi sống chưa đạt yêu cầu…Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng còn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vấn đề kiểm soát như vậy là hạn chế, từ sản xuất đến tiêu dùng. Theo ông, nếu không khắc phục ngay thì sẽ phải trả giá cho quản lý y tế, chứ không chỉ là vấn đề sức khỏe của nhân dân.
Cũng liên quan đến vấn đề kiểm soát, báo cáo giám sát nêu, hiện cả nước chỉ có 617cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (chiếm 3,6%) được kiểm soát. Còn 16.512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm. Việc vận chuyển thịt, gia súc gia cầm tươi sống không tuân thủ điều kiện vệ sinh thú y vẫn diễn ra ở nhiều nơi, kể cả thủ đô Hà Nội.
Đặc biệt đáng lo ngại là vấn đề quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Năm 2008 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đạt 11,2%, riêng với cơ sở dịch vụ ăn uống chỉ đạt 6,1%.Trong hàng chục ngàn sản phẩm thực phẩm mới chỉ có 25.224 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
Thống kê từ 61 tỉnh, thành phố cho thấy, số vụ ngộ độc thực phẩm đã tăng từ 403 năm 2004 lên 468 trong năm 2008 với số người tăng từ 6.207 lên 8.656 người.
Đột phá từ đâu?
Đánh giá cao kết quả giám sát, song một số vị đại biểu còn băn khoăn nhiều về phần đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm và đặc biệt là giải pháp đột phá cho công tác này.
Đại diện cho lãnh đạo của một trong năm bộ có liên quan, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng chế tài thì nhiều, chủ yếu là biện pháp kinh tế nhưng lại không đủ răn đe, chế tài hình sự thì không thực hiện được vì thủ tục rất phức tạp dẫn đến kém hiệu lực trong xử lý.
Còn theo Bộ trưởng Triệu thì do “Chính phủ quản lý chưa giỏi, dân trí chưa cao, Quốc hội làm luật cũng chưa phải là có kinh nghiệm”.
Nhân lực thì 9+3 (thanh tra chuyên ngành ở Bộ Y tế có chín người + ba người ở bộ khác), đầu tư thì nhỏ giọt, (kinh phí được cấp cho công tác quản lý giai đoạn từ 2004-2008 là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước chỉ đạt 780 đồng/người/năm) thì rất khó..., người đứng đầu Bộ Y tế giãi bày.
Đại biểu Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho biết tại mỗi tỉnh chỉ có… nửa cán bộ làm công tác vệ sinh thực phẩm. Chính vì người ít như vậy nên có đến hàng trăm văn bản liên quan cán bộ còn chưa tiếp cận được.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng bên cạnh thiếu người, thiếu tiền thì thiếu kiên quyết cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế yếu kém trong công tác này,
Từ một góc nhìn khác, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng có một nguyên nhân từ ý thức của người sản xuất với cộng đồng. Xuất phát từ đời sống khó khăn nên một số người đã bất chấp tính mạng của người khác chỉ vì lợi ích nhỏ bằng móng tay thôi. Ví dụ cụ thể nhất là trong nhà của người trồng rau luôn có phân định rõ chỗ nào để ăn, chỗ nào để bán.
Bên cạnh chỉ ra nguyên nhân, đoàn giám sát đã đưa ra nhiều kiến nghị với Quốc hôi, Chính phủ và các địa phương. Trong đó, kiến nghị Chính phủ kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý thực phẩm theo hướng có một cơ quan đầu mối, đủ thẩm quyền để thống nhất quản lý Nhà nước về vệ sinh thực phẩm.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng người dân rất mong đợi từ Quốc hội một chiến lược lâu dài và giải pháp mang tính đột phá. “Báo cáo giám sát thì kiến nghị nào cũng đúng nhưng chưa tìm thấy giải pháp nào có tính đột phá”, bà Mai nhận xét.
Theo bà, giám sát có thể tiến một bước xa hơn, đưa ra gợi ý về đề xuất bộ máy để làm tốt hơn việc này, chứ cơ chế liên ngành như hiện nay thì hiệu quả không cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng cho rằng nên tổ chức lại bộ máy theo hướng có cơ quan chuyên trách và được quyền thanh kiểm tra chứ như hiện nay thì "tự ta bó tay ta"
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đánh giá việc quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Khác với nhiều vấn đề khác coi trọng hậu kiểm, vấn đề này tiền kiểm phải đi đầu, Phó chủ tịch lưu ý.
Mặc dù vậy, ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức đoàn giám sát chuyên đề này, chuẩn bị cho nội dung giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
Và, kết quả giám sát từ tháng 11/2008 đến nay đã cho thấy “Quốc hội chọn chủ đề này là quá trúng, quá đúng” như khẳng định của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
“Lỏng” từ sản xuất đến tiêu thụ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phàn nàn là báo chí đôi khi tuyên truyền hơi thái quá về những vi phạm nhưng “không ai nói lại mà có nói cũng chẳng lại” khiến cho “bức tranh” vệ sinh thực phẩm u ám. Theo vị Bộ trưởng này, kết quả kiểm tra 26 nghìn mẫu rau quả tươi thì có hơn 90% đạt yêu cầu như báo cáo giám sát là thể hiện cố gắng rất lớn rồi.
Tuy nhiên, dẫn con số diện tích rau an toàn mới chỉ có 8,5% và cây ăn quả an toàn mới đạt khoảng 20% tổng diện tích; gần 40% mẫu thịt và sản phẩm từ thịt tươi sống chưa đạt yêu cầu…Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng còn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vấn đề kiểm soát như vậy là hạn chế, từ sản xuất đến tiêu dùng. Theo ông, nếu không khắc phục ngay thì sẽ phải trả giá cho quản lý y tế, chứ không chỉ là vấn đề sức khỏe của nhân dân.
Cũng liên quan đến vấn đề kiểm soát, báo cáo giám sát nêu, hiện cả nước chỉ có 617cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (chiếm 3,6%) được kiểm soát. Còn 16.512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm. Việc vận chuyển thịt, gia súc gia cầm tươi sống không tuân thủ điều kiện vệ sinh thú y vẫn diễn ra ở nhiều nơi, kể cả thủ đô Hà Nội.
Đặc biệt đáng lo ngại là vấn đề quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Năm 2008 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đạt 11,2%, riêng với cơ sở dịch vụ ăn uống chỉ đạt 6,1%.Trong hàng chục ngàn sản phẩm thực phẩm mới chỉ có 25.224 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
Thống kê từ 61 tỉnh, thành phố cho thấy, số vụ ngộ độc thực phẩm đã tăng từ 403 năm 2004 lên 468 trong năm 2008 với số người tăng từ 6.207 lên 8.656 người.
Đột phá từ đâu?
Đánh giá cao kết quả giám sát, song một số vị đại biểu còn băn khoăn nhiều về phần đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm và đặc biệt là giải pháp đột phá cho công tác này.
Đại diện cho lãnh đạo của một trong năm bộ có liên quan, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng chế tài thì nhiều, chủ yếu là biện pháp kinh tế nhưng lại không đủ răn đe, chế tài hình sự thì không thực hiện được vì thủ tục rất phức tạp dẫn đến kém hiệu lực trong xử lý.
Còn theo Bộ trưởng Triệu thì do “Chính phủ quản lý chưa giỏi, dân trí chưa cao, Quốc hội làm luật cũng chưa phải là có kinh nghiệm”.
Nhân lực thì 9+3 (thanh tra chuyên ngành ở Bộ Y tế có chín người + ba người ở bộ khác), đầu tư thì nhỏ giọt, (kinh phí được cấp cho công tác quản lý giai đoạn từ 2004-2008 là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước chỉ đạt 780 đồng/người/năm) thì rất khó..., người đứng đầu Bộ Y tế giãi bày.
Đại biểu Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho biết tại mỗi tỉnh chỉ có… nửa cán bộ làm công tác vệ sinh thực phẩm. Chính vì người ít như vậy nên có đến hàng trăm văn bản liên quan cán bộ còn chưa tiếp cận được.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng bên cạnh thiếu người, thiếu tiền thì thiếu kiên quyết cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế yếu kém trong công tác này,
Từ một góc nhìn khác, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng có một nguyên nhân từ ý thức của người sản xuất với cộng đồng. Xuất phát từ đời sống khó khăn nên một số người đã bất chấp tính mạng của người khác chỉ vì lợi ích nhỏ bằng móng tay thôi. Ví dụ cụ thể nhất là trong nhà của người trồng rau luôn có phân định rõ chỗ nào để ăn, chỗ nào để bán.
Bên cạnh chỉ ra nguyên nhân, đoàn giám sát đã đưa ra nhiều kiến nghị với Quốc hôi, Chính phủ và các địa phương. Trong đó, kiến nghị Chính phủ kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý thực phẩm theo hướng có một cơ quan đầu mối, đủ thẩm quyền để thống nhất quản lý Nhà nước về vệ sinh thực phẩm.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng người dân rất mong đợi từ Quốc hội một chiến lược lâu dài và giải pháp mang tính đột phá. “Báo cáo giám sát thì kiến nghị nào cũng đúng nhưng chưa tìm thấy giải pháp nào có tính đột phá”, bà Mai nhận xét.
Theo bà, giám sát có thể tiến một bước xa hơn, đưa ra gợi ý về đề xuất bộ máy để làm tốt hơn việc này, chứ cơ chế liên ngành như hiện nay thì hiệu quả không cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng cho rằng nên tổ chức lại bộ máy theo hướng có cơ quan chuyên trách và được quyền thanh kiểm tra chứ như hiện nay thì "tự ta bó tay ta"
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đánh giá việc quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Khác với nhiều vấn đề khác coi trọng hậu kiểm, vấn đề này tiền kiểm phải đi đầu, Phó chủ tịch lưu ý.