Quốc hội băn khoăn giữa hai mục tiêu ngược chiều
Giảm thuế nhưng vẫn đảm bảo thu ngân sách trong bối cảnh khó khăn là hai mục tiêu ngược chiều
Vừa muốn giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, vừa muốn đảm bảo thu ngân sách trong bối cảnh khó khăn là hai mục tiêu ngược chiều được đặt ra tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Theo tờ trình của Chính phủ tại phiên họp Quốc hội chiều 21/7 về một số giải pháp về thuế, đây là thời điểm cần một giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.
Trình bày tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng việc miễn giảm thuế sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, người lao động được giảm thuế cũng sẽ bớt khó khăn, ổn định đời sống, từ đó có động lực yên tâm lao động sản xuất.
Tuy nhiên, ông Ninh cũng nói rằng các giải pháp này chỉ áp dụng cho những đối tượng gặp khó khăn, có thời hạn.
Theo Bộ Tài chính, phương án miễn giảm thuế cụ thể là giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm 50% mức thuế khoán VAT, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân cho các hộ kinh doanh nhà trọ, cung cấp suất ăn cho công nhân và dịch vụ giữ trẻ...
Đồng thời, Chính phủ cũng đề xuất miễn thuế cổ tức được chia, lợi nhuận từ chuyển nhượng chứng khoán và các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương, bắt đầu từ 1/8/2011 đến hết tháng 12/2012.
Tổng số thuế dự kiến miễn giảm và giãn theo kế hoạch này được tính toán là vào khoảng 13.300 tỷ đồng và được Chính phủ khẳng định là không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, trong phần “phản biện”, đại diện của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lại tỏ ra khá thận trọng với đề xuất này.
Chủ nhiệm Ủy ban, ông Phùng Quốc Hiển, cho rằng việc miễn thuế thu nhập cá nhân theo đề xuất của Chính phủ không tác động đến đa số người lao động và người làm công ăn lương. Số tiền thuế phải nộp ở bậc 1 không cao, nên miễn thuế không mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người nộp thuế, chỉ mang tính động viên.
Trong khi đó, việc hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp chưa hướng tới các doanh nghiệp thực sự cần hỗ trợ, không giải quyết được tận gốc khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
“Vấn đề lớn nhất hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải là thiếu vốn, khó tiếp cận nguồn vốn vay và mức lãi suất vay quá cao. Đa số doanh nghiệp thực sự cần hỗ trợ lại nằm ngoài diện được hưởng ưu đãi về thuế theo phương án trình của Chính phủ, vì đó là các doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế”, ông nói.
Không chỉ vậy, việc lồng ghép nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế sẽ khó đảm bảo tính trung lập của thuế. “Việc điều chỉnh thường xuyên các quy định về thuế sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của chính sách và hệ thống pháp luật”, ông Hiển nhấn mạnh.
Chưa kể, việc miễn, giảm thuế khó đảm bảo tính khả thi, thiếu chặt chẽ trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực, gây vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Nếu không đi kèm các biện pháp kiểm soát hữu hiệu, các hình thức chế tài đủ mạnh thì sẽ dẫn tới giảm thu ngân sách mà người dân không được hưởng lợi, vẫn theo quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách.
Về một trong những nội dung được quan tâm nhất là miễn thuế với cổ tức, chuyển nhượng chứng khoán, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết hiện có nhiều ý kiến khác biệt.
Chẳng hạn, trong khi có nhiều ý kiến đồng tình đề nghị miễn thuế với cổ tức, thì cũng có nhiều ý kiến phản đối việc miễn thuế toàn bộ đối với việc chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân bởi chuyển nhượng chứng khoán là hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận; hơn nữa lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán có giảm nhưng thuế đánh theo tỉ lệ phần trăm, nên cơ bản vẫn đảm bảo tính công bằng, hợp lý.
Các đại biểu Quốc hội có lẽ sẽ cảm thấy khó khăn khi quyết định vấn đề này, vì con số hơn 13 ngàn tỷ đồng là khá lớn, dù rằng trong đó diện miễn giảm chỉ là 6.400 tỷ đồng, phần còn lại là giãn thuế. Điều này cũng đã được “thể hiện” ở cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước, khi mà vấn đề này đã được đưa ra thảo luận và sau đó… bỏ ngỏ!
Theo tờ trình của Chính phủ tại phiên họp Quốc hội chiều 21/7 về một số giải pháp về thuế, đây là thời điểm cần một giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011.
Trình bày tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng việc miễn giảm thuế sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, người lao động được giảm thuế cũng sẽ bớt khó khăn, ổn định đời sống, từ đó có động lực yên tâm lao động sản xuất.
Tuy nhiên, ông Ninh cũng nói rằng các giải pháp này chỉ áp dụng cho những đối tượng gặp khó khăn, có thời hạn.
Theo Bộ Tài chính, phương án miễn giảm thuế cụ thể là giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm 50% mức thuế khoán VAT, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân cho các hộ kinh doanh nhà trọ, cung cấp suất ăn cho công nhân và dịch vụ giữ trẻ...
Đồng thời, Chính phủ cũng đề xuất miễn thuế cổ tức được chia, lợi nhuận từ chuyển nhượng chứng khoán và các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương, bắt đầu từ 1/8/2011 đến hết tháng 12/2012.
Tổng số thuế dự kiến miễn giảm và giãn theo kế hoạch này được tính toán là vào khoảng 13.300 tỷ đồng và được Chính phủ khẳng định là không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, trong phần “phản biện”, đại diện của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lại tỏ ra khá thận trọng với đề xuất này.
Chủ nhiệm Ủy ban, ông Phùng Quốc Hiển, cho rằng việc miễn thuế thu nhập cá nhân theo đề xuất của Chính phủ không tác động đến đa số người lao động và người làm công ăn lương. Số tiền thuế phải nộp ở bậc 1 không cao, nên miễn thuế không mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người nộp thuế, chỉ mang tính động viên.
Trong khi đó, việc hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp chưa hướng tới các doanh nghiệp thực sự cần hỗ trợ, không giải quyết được tận gốc khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
“Vấn đề lớn nhất hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải là thiếu vốn, khó tiếp cận nguồn vốn vay và mức lãi suất vay quá cao. Đa số doanh nghiệp thực sự cần hỗ trợ lại nằm ngoài diện được hưởng ưu đãi về thuế theo phương án trình của Chính phủ, vì đó là các doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế”, ông nói.
Không chỉ vậy, việc lồng ghép nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế sẽ khó đảm bảo tính trung lập của thuế. “Việc điều chỉnh thường xuyên các quy định về thuế sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của chính sách và hệ thống pháp luật”, ông Hiển nhấn mạnh.
Chưa kể, việc miễn, giảm thuế khó đảm bảo tính khả thi, thiếu chặt chẽ trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực, gây vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Nếu không đi kèm các biện pháp kiểm soát hữu hiệu, các hình thức chế tài đủ mạnh thì sẽ dẫn tới giảm thu ngân sách mà người dân không được hưởng lợi, vẫn theo quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách.
Về một trong những nội dung được quan tâm nhất là miễn thuế với cổ tức, chuyển nhượng chứng khoán, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết hiện có nhiều ý kiến khác biệt.
Chẳng hạn, trong khi có nhiều ý kiến đồng tình đề nghị miễn thuế với cổ tức, thì cũng có nhiều ý kiến phản đối việc miễn thuế toàn bộ đối với việc chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân bởi chuyển nhượng chứng khoán là hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận; hơn nữa lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán có giảm nhưng thuế đánh theo tỉ lệ phần trăm, nên cơ bản vẫn đảm bảo tính công bằng, hợp lý.
Các đại biểu Quốc hội có lẽ sẽ cảm thấy khó khăn khi quyết định vấn đề này, vì con số hơn 13 ngàn tỷ đồng là khá lớn, dù rằng trong đó diện miễn giảm chỉ là 6.400 tỷ đồng, phần còn lại là giãn thuế. Điều này cũng đã được “thể hiện” ở cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước, khi mà vấn đề này đã được đưa ra thảo luận và sau đó… bỏ ngỏ!