Quốc hội Cyprus nói không với đánh thuế tiền gửi
Xuất hiện khả năng EU và IMF không chấp thuận giải ngân 10 tỷ Euro cho Cyprus
Trong một động thái được xem là xoa dịu những lo lắng của người dân trong nước cũng như các đối tác quốc tế, Quốc hội Cyprus hôm 19/3 đã từ chối thông qua đề xuất đánh thuế tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.
Đa số các nghị sỹ trong quốc hội đảo quốc này đã phản đối đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng, như một điều kiện để nhận được gói cứu trợ của châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đề xuất này đã khiến cho hàng loạt thị trường tài chính cũng như hàng hóa trên toàn cầu rơi vào cảnh hỗn loạn, đe dọa tới uy tín hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Vài ngày trước, Liên minh Châu Âu (EU) và IMF đã nhất trí chi khoảng 10 tỷ Euro để giải cứu Cộng hòa Cyprus, bù lại đảo quốc này phải thực hiện một số điều kiện nhất định, trong đó có việc đánh thuế các khoản tiền gửi ngân hàng, với các mức 9% cho khoản từ 100.000 Euro trở lên và 6,75% đối với khoản dưới mức này.
Tổng thống Anastasiades phân trần việc đánh thuế tiền gửi sẽ giúp Cyprus không phải thực hiện biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm lương hưu và tăng các khoản thuế. "Tôi chọn giải pháp ít đau đớn nhất và tôi nhận toàn bộ trách nhiệm cho quyết định này nhằm hạn chế đến mức tối đa hậu quả kinh tế cho đất nước và người dân".
Trong số các quốc gia châu Âu từng phải xin cứu trợ thì Cyprus là nước đầu tiên bị áp đặt điều kiện này. Việc chính quyền của Tổng thống Nicos Anastasiades sẵn sàng chia sẻ điều kiện chưa từng có tiền lệ của EU và IMF đã gây ra sự bất bình rộng khắp trong dân chúng Cyprus cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
"Ăn cắp", "bóc lột", "phản bội" là những từ ngữ xuất hiện nhiều nhất trong những phát biểu của người dân ở đảo Cyprus khi nói về động thái đánh thuế tiền gửi ngân hàng. Trong khi, phe đối lập thì không bỏ lỡ cơ hội chỉ trích chính quyền mới của Tổng thống Anastasiades là đã làm uổng phí lá phiếu của các cử tri nước này dành cho ông.
Hàng loạt máy rút tiền tại thủ đô Nicosia của Cyprus đã trở nên trống rỗng, sau khi người dân ồ ạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng, gây ra những nguy cơ sụp đổ hàng loạt nhà băng. Các ngân hàng trong hệ thống của Cyprus cùng thị trường chứng khoán đã buộc phải ngừng hoạt động, để chờ Quốc hội Cyprus quyết định chính thức.
Nhiều chuyên gia phân tích, nhà bình luận kinh tế đã lên tiếng chỉ trích động thái này của Cyprus. Theo các chuyên gia phân tích, việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng tại Cyprus nếu được thông qua, sẽ không chỉ dừng lại đơn giản ở việc người dân rút tiền ồ ạt, mà còn có nguy cơ lớn hơn là gây ra bão mới trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, việc Quốc hội Cyprus từ chối thông qua đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng, cũng lại là một trở ngại lớn, khiến kế hoạch giải cứu và phục hồi hệ thống tài chính ngân hàng nước này lâm vào cảnh khó khăn, khi xuất hiện khả năng EU và IMF không chấp thuận giải ngân 10 tỷ Euro cho Cyprus.
Hiện không ai rõ điều gì sẽ xảy ra với Cyprus trong những ngày tới, nhưng có một điều chắc chắn là đảo quốc này và các chủ nợ sẽ phải ngồi vào bàn để đàm phán lại các điều kiện. Trong khi, theo tin mới nhất, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ cung cấp thanh khoản cho Cyprus nếu cần, trong khuôn khổ các quy định hiện tại.
Nếu việc giải cứu Cyprus thất bại, nhiều khả năng nước này sẽ trở thành thành viên đầu tiên phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu, và đe dọa tới sự bền vững của khối này.
Đa số các nghị sỹ trong quốc hội đảo quốc này đã phản đối đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng, như một điều kiện để nhận được gói cứu trợ của châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đề xuất này đã khiến cho hàng loạt thị trường tài chính cũng như hàng hóa trên toàn cầu rơi vào cảnh hỗn loạn, đe dọa tới uy tín hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Vài ngày trước, Liên minh Châu Âu (EU) và IMF đã nhất trí chi khoảng 10 tỷ Euro để giải cứu Cộng hòa Cyprus, bù lại đảo quốc này phải thực hiện một số điều kiện nhất định, trong đó có việc đánh thuế các khoản tiền gửi ngân hàng, với các mức 9% cho khoản từ 100.000 Euro trở lên và 6,75% đối với khoản dưới mức này.
Tổng thống Anastasiades phân trần việc đánh thuế tiền gửi sẽ giúp Cyprus không phải thực hiện biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm lương hưu và tăng các khoản thuế. "Tôi chọn giải pháp ít đau đớn nhất và tôi nhận toàn bộ trách nhiệm cho quyết định này nhằm hạn chế đến mức tối đa hậu quả kinh tế cho đất nước và người dân".
Trong số các quốc gia châu Âu từng phải xin cứu trợ thì Cyprus là nước đầu tiên bị áp đặt điều kiện này. Việc chính quyền của Tổng thống Nicos Anastasiades sẵn sàng chia sẻ điều kiện chưa từng có tiền lệ của EU và IMF đã gây ra sự bất bình rộng khắp trong dân chúng Cyprus cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
"Ăn cắp", "bóc lột", "phản bội" là những từ ngữ xuất hiện nhiều nhất trong những phát biểu của người dân ở đảo Cyprus khi nói về động thái đánh thuế tiền gửi ngân hàng. Trong khi, phe đối lập thì không bỏ lỡ cơ hội chỉ trích chính quyền mới của Tổng thống Anastasiades là đã làm uổng phí lá phiếu của các cử tri nước này dành cho ông.
Hàng loạt máy rút tiền tại thủ đô Nicosia của Cyprus đã trở nên trống rỗng, sau khi người dân ồ ạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng, gây ra những nguy cơ sụp đổ hàng loạt nhà băng. Các ngân hàng trong hệ thống của Cyprus cùng thị trường chứng khoán đã buộc phải ngừng hoạt động, để chờ Quốc hội Cyprus quyết định chính thức.
Nhiều chuyên gia phân tích, nhà bình luận kinh tế đã lên tiếng chỉ trích động thái này của Cyprus. Theo các chuyên gia phân tích, việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng tại Cyprus nếu được thông qua, sẽ không chỉ dừng lại đơn giản ở việc người dân rút tiền ồ ạt, mà còn có nguy cơ lớn hơn là gây ra bão mới trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, việc Quốc hội Cyprus từ chối thông qua đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng, cũng lại là một trở ngại lớn, khiến kế hoạch giải cứu và phục hồi hệ thống tài chính ngân hàng nước này lâm vào cảnh khó khăn, khi xuất hiện khả năng EU và IMF không chấp thuận giải ngân 10 tỷ Euro cho Cyprus.
Hiện không ai rõ điều gì sẽ xảy ra với Cyprus trong những ngày tới, nhưng có một điều chắc chắn là đảo quốc này và các chủ nợ sẽ phải ngồi vào bàn để đàm phán lại các điều kiện. Trong khi, theo tin mới nhất, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ cung cấp thanh khoản cho Cyprus nếu cần, trong khuôn khổ các quy định hiện tại.
Nếu việc giải cứu Cyprus thất bại, nhiều khả năng nước này sẽ trở thành thành viên đầu tiên phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu, và đe dọa tới sự bền vững của khối này.