Quốc hội sắp thảo luận dự thảo văn kiện Đại hội Đảng 12
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội
Sáng 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 và bế mạc ngày 26/11/2015.
Trong 31 ngày làm việc, dự kiến sẽ có một ngày các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Hoạt động này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thì trước hết thảo luận tại đoàn, sau đó tổng hợp kết quả gửi cho đoàn thư ký tập hợp, chọn những vấn đề lớn để thảo luận tại tổ chứ không tiến hành thảo luận ở phiên toàn thể của Quốc hội.
Tán thành ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nên tiến hành thảo luận hai trong một, tức vừa thảo luận dự thảo văn kiện vừa cho ý kiến về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, dự thảo văn kiện chỉ thảo luận ở đoàn, không thảo luận ở tổ.
Liên quan đến kế hoạch 5 năm, theo thông lệ thì Quốc hội khóa mới sẽ quyết định, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc đã xem xét. Nhưng, như phân tích của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì như vậy sẽ chậm mất một năm. Vì thế, bà Ngân và một số ý kiến khác cho rằng, Quốc hội khóa 13 cần xem xét kế hoạch này bắt đầu từ kỳ họp thứ 10.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội chỉ thảo luận về kế hoạch 5 năm, đến kỳ họp thứ 11 dự kiến vào tháng 3/2016, nếu Chính phủ thống nhất và chuẩn bị kịp thì Quốc hội sẽ thông qua.
Bên cạnh các nội dung như thường lệ, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội; phê chuẩn phó chủ tịch và uỷ viên hội đồng bầu cử quốc gia và quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Về công tác xây dựng pháp luật, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp thứ 10 tiếp tục là kỳ họp có khối lượng lớn các dự án luật trình Quốc hội để góp phần hoàn thành cơ bản việc sửa đổi khung pháp lý về hoạt động tư pháp. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ xã hội, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cụ thể hóa các quyền hiến định của con người, của công dân.
Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 17 dự án luật và cho ý kiến 11 dự án luật khác. Trong đó có những dự án luật được coi là rất nhạy cảm như Luật Về hội, Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...
Trong 31 ngày làm việc, dự kiến sẽ có một ngày các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Hoạt động này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thì trước hết thảo luận tại đoàn, sau đó tổng hợp kết quả gửi cho đoàn thư ký tập hợp, chọn những vấn đề lớn để thảo luận tại tổ chứ không tiến hành thảo luận ở phiên toàn thể của Quốc hội.
Tán thành ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nên tiến hành thảo luận hai trong một, tức vừa thảo luận dự thảo văn kiện vừa cho ý kiến về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, dự thảo văn kiện chỉ thảo luận ở đoàn, không thảo luận ở tổ.
Liên quan đến kế hoạch 5 năm, theo thông lệ thì Quốc hội khóa mới sẽ quyết định, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc đã xem xét. Nhưng, như phân tích của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì như vậy sẽ chậm mất một năm. Vì thế, bà Ngân và một số ý kiến khác cho rằng, Quốc hội khóa 13 cần xem xét kế hoạch này bắt đầu từ kỳ họp thứ 10.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội chỉ thảo luận về kế hoạch 5 năm, đến kỳ họp thứ 11 dự kiến vào tháng 3/2016, nếu Chính phủ thống nhất và chuẩn bị kịp thì Quốc hội sẽ thông qua.
Bên cạnh các nội dung như thường lệ, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội; phê chuẩn phó chủ tịch và uỷ viên hội đồng bầu cử quốc gia và quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Về công tác xây dựng pháp luật, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp thứ 10 tiếp tục là kỳ họp có khối lượng lớn các dự án luật trình Quốc hội để góp phần hoàn thành cơ bản việc sửa đổi khung pháp lý về hoạt động tư pháp. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ xã hội, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cụ thể hóa các quyền hiến định của con người, của công dân.
Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 17 dự án luật và cho ý kiến 11 dự án luật khác. Trong đó có những dự án luật được coi là rất nhạy cảm như Luật Về hội, Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...