Quy hoạch Thủ đô: “Không có “đại gia” thao túng”
Thứ trưởng Bộ Xây dựng lý giải những băn khoăn xung quanh đồ án quy hoạch chung Thủ đô, vừa được Thủ tướng phê duyệt
Chiều 29/7, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức công bố đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Bên lề buổi công bố đồ án quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn - người được Chính phủ giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp trong suốt quá trình xây dựng đồ án, đã trao đổi thẳng thắn với báo giới về nhiều vấn đề xung quanh đồ án này.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn nói:
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn 2050 do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan tổ chức tuyển chọn tư vấn, triển khai lập quy hoạch.
Liên danh tư vấn quốc tế Perkin Eastmans - Posco E&C-JINA là tư vấn chính, phối hợp cùng cùng với hai tư vấn trong nước là Viện Kiến trúc và quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng) và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Trong gần 3 năm qua, việc lập quy hoạch được triển khai qua nhiều lần báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ... cũng như Hội đồng thẩm định nhà nước và tư vấn quốc tế.
Không có “đại gia” thao túng
Thưa ông, trong các lần báo cáo trước, các đơn vị tư vấn có nhắc đến vấn đề kinh phí để triển khai quy hoạch, tại sao trong bản chính thức được phê duyệt này lại không thấy đề cập đến kinh phí?
Kinh phí trước đây công bố là kinh phí để đầu tư hạ tầng như đường sá, hạ tầng đô thị, cống rãnh... Còn quy hoạch được duyệt lần này là nói đến dự toán toàn thành phố Hà Nội, trong đó bao gồm rất nhiều dự án, nhiều chủ đầu tư và mức độ đầu tư cũng khác nhau.
Do đó, khó có thể nói rõ con số cụ thể nào là mức thực thi của toàn bộ các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố. Đây chỉ là quy hoạch chung, chỉ dừng lại ở định hướng thôi.
Nhưng ngay cả kinh phí cho hạ tầng cũng được dự kiến lên đến hàng chục tỷ USD. Liệu Hà Nội có đủ khả năng?
Trong đồ án có nêu mức tài chính đô thị để có thể khả thi, trong đó, một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn nước ngoài, từ nhà đầu tư, người dân và đặc biệt là phải xã hội hóa.
Còn trong triển khai quy hoạch, việc khai thác các nguồn vốn là thẩm quyền của chính quyền Hà Nội và các cấp cơ sở.
Một trong những nội dung của đồ án được dư luận quan tâm là trục Hồ Tây - Ba Vì.
Việc Thủ tướng thông qua nội dung này sau hàng loạt phản đối của các nhà khoa học liệu có phải vì ý nghĩa giao thông hay vì có quá nhiều dự án “ăn theo” mà cơ quan quản lý không thể đình lại được?
Trục Hồ Tây - Ba vì có điểm đầu là đường Hoàng Quốc Việt và điểm cuối là quốc lộ 21. Quy mô mặt cắt thay đổi suốt dọc đường đi. Có chỗ mặt cắt là 100m, có chỗ 70m phụ thuộc vào địa hình và cảnh quan từng khu vực.
Hiện nay, theo tôi biết thì chưa có dự án nào dọc hai bên trục Hồ Tây - Ba Vì. Khi có trục đó thì chỉ có lợi cho Hà Nội nói chung, chứ chưa chắc đã có lợi cho các dự án hai bên vì mở đường đến đâu thì chưa ai biết được.
Hơn nữa, việc quyết trục Hồ Tây - Ba Vì không chỉ mỗi Chính phủ quyết mà đã được đưa ra họp bàn tại rất nhiều hội nghị, sau đó mới đi đến quyết định xây dựng trục này là cần thiết cho giao thông Hà Nội và phát triển kinh tế cho khu vực phía Tây.
Tôi cũng nói thêm rằng, trong quy hoạch phân khu tới đây cũng không vẽ chi tiết mặt cắt chung trục Hồ Tây - Ba Vì mà chỉ định hướng có trục. Chúng ta cũng không ấn định thời gian cụ thể triển khai trục này.
Trước đây từng có ý kiến cho rằng, trong quá trình xây dựng đồ án có sự tham gia của một số “đại gia” bất động sản, nên không ít nội dung của đồ án được “vẽ” theo lợi ích của họ?
Tôi là người chỉ đạo xây dựng từ đầu, và không thấy có bất cứ “đại gia” nào tham gia đồ án quy hoạch Hà Nội.
Thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi
Vậy theo ông, việc Thủ tướng thông qua đồ án sẽ tác động như thế nào đối với thị trường bất động sản Hà Nội, đặc biệt là trong ngắn hạn?
Tôi cho rằng, đầu tư bất động sản luôn gắn với công tác quy hoạch. Mà một khi đã có quy hoạch thì thị trường bất động sản sẽ có thay đổi, vì người ta biết chỗ nào sẽ được quy hoạch, chỗ nào không từ đó mới có cơ sở để đầu tư.
Cũng vì thế nên chúng tôi mới trưng bày đồ án để nhiều đối tượng quan tâm. Các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản chắc chắn sẽ đến nghiên cứu để quyết định đầu tư hay không, đầu tư như thế nào.
Theo tôi, khi mọi thứ ở mức độ quy hoạch chung đã rất rõ ràng thì sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản, làm cho chủ đầu tư lẫn khách hàng đều yên tâm vào khu vực mà mình đầu tư. Sau này, những nhà đầu tư bất động sản nào có thực lực thì họ sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư, thị trường qua đó cũng sẽ khởi sắc hơn.
Dự kiến sẽ có khoảng 750 đồ án, dự án có nguy cơ phải dừng lại để rà soát, khớp nối với quy hoạch. Điều này có nghĩa là đã xảy ra tình trạng “chạy trước quy hoạch”, thưa Thứ trưởng?
Thực chất các dự án đó đều được nghiên cứu để xây dựng ý tưởng của đồ án Quy hoạch. Một trong những cơ sở của đồ án Quy hoạch chung này là đã có nghiên cứu từ các dự án đó, chứ không phải không để ý đến chúng và làm quy hoạch trên tờ giấy trắng. Sau giai đoạn này, việc triển khai các đồ án quy hoạch phân khu cụ thể mới có thể xác định rõ.
Còn nếu nói chạy trước quy hoạch thì cũng không đúng, bởi có những dự án họ đang triển khai rồi thì vẫn tiếp tục triển khai. Và thành phố Hà Nội có trách nhiệm điều chỉnh ngay trong quá trình làm quy hoạch.
Giờ đây các quy hoạch đã được duyệt rồi thì họ phải điều chỉnh về hạ tầng, về quy mô, mật độ cho phù hợp.
Thế còn số phận những dự án nào trong “vành đai xanh” sẽ được định đoạt như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Đối với vành đai xanh sông Nhuệ, Thủ tướng đã có thông báo 202 phân ra làm 3 loại rõ ràng: làng xóm, trường học, trạm xá của dân cư hiện hữu; các dự án đã và đang triển khai ở mức độ gần hoàn thiện và các dự án chưa triển khai. Đặc biệt với dự án chưa triển khai thì nói rõ giữa cái nào đã đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện thuế, thu nhập tài chính và cái nào chưa làm gì. Cách ứng xử sẽ phải khác nhau.
Việc triển khai các dự án trong vành đai sông Nhuệ sẽ phụ thuộc vào việc triển khai các quy hoạch phân khu mà thành phố Hà Nội sau này làm. Các chủ đầu tư dự án đang phối hợp với thành phố để lập quy hoạch phân khu cho phù hợp, tất nhiên không được thay đổi các định hướng lớn của quy hoạch chung.
Tôi cũng muốn khẳng định thêm là các dự án trong hành lang xanh rất ít, việc điều chỉnh thành phố sẽ phối hợp với chủ đầu tư. Với dự án làm đô thị sinh thái thì có thể chấp nhận được khi nằm trong hành lang xanh vì hành lang xanh không có nghĩa là không được xây dựng, chỉ có điều cần hạn chế tối đa xây nhà cao tầng.
Bên lề buổi công bố đồ án quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn - người được Chính phủ giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp trong suốt quá trình xây dựng đồ án, đã trao đổi thẳng thắn với báo giới về nhiều vấn đề xung quanh đồ án này.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn nói:
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn 2050 do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan tổ chức tuyển chọn tư vấn, triển khai lập quy hoạch.
Liên danh tư vấn quốc tế Perkin Eastmans - Posco E&C-JINA là tư vấn chính, phối hợp cùng cùng với hai tư vấn trong nước là Viện Kiến trúc và quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng) và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Trong gần 3 năm qua, việc lập quy hoạch được triển khai qua nhiều lần báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ... cũng như Hội đồng thẩm định nhà nước và tư vấn quốc tế.
Không có “đại gia” thao túng
Thưa ông, trong các lần báo cáo trước, các đơn vị tư vấn có nhắc đến vấn đề kinh phí để triển khai quy hoạch, tại sao trong bản chính thức được phê duyệt này lại không thấy đề cập đến kinh phí?
Kinh phí trước đây công bố là kinh phí để đầu tư hạ tầng như đường sá, hạ tầng đô thị, cống rãnh... Còn quy hoạch được duyệt lần này là nói đến dự toán toàn thành phố Hà Nội, trong đó bao gồm rất nhiều dự án, nhiều chủ đầu tư và mức độ đầu tư cũng khác nhau.
Do đó, khó có thể nói rõ con số cụ thể nào là mức thực thi của toàn bộ các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố. Đây chỉ là quy hoạch chung, chỉ dừng lại ở định hướng thôi.
Nhưng ngay cả kinh phí cho hạ tầng cũng được dự kiến lên đến hàng chục tỷ USD. Liệu Hà Nội có đủ khả năng?
Trong đồ án có nêu mức tài chính đô thị để có thể khả thi, trong đó, một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn nước ngoài, từ nhà đầu tư, người dân và đặc biệt là phải xã hội hóa.
Còn trong triển khai quy hoạch, việc khai thác các nguồn vốn là thẩm quyền của chính quyền Hà Nội và các cấp cơ sở.
Một trong những nội dung của đồ án được dư luận quan tâm là trục Hồ Tây - Ba Vì.
Việc Thủ tướng thông qua nội dung này sau hàng loạt phản đối của các nhà khoa học liệu có phải vì ý nghĩa giao thông hay vì có quá nhiều dự án “ăn theo” mà cơ quan quản lý không thể đình lại được?
Trục Hồ Tây - Ba vì có điểm đầu là đường Hoàng Quốc Việt và điểm cuối là quốc lộ 21. Quy mô mặt cắt thay đổi suốt dọc đường đi. Có chỗ mặt cắt là 100m, có chỗ 70m phụ thuộc vào địa hình và cảnh quan từng khu vực.
Hiện nay, theo tôi biết thì chưa có dự án nào dọc hai bên trục Hồ Tây - Ba Vì. Khi có trục đó thì chỉ có lợi cho Hà Nội nói chung, chứ chưa chắc đã có lợi cho các dự án hai bên vì mở đường đến đâu thì chưa ai biết được.
Hơn nữa, việc quyết trục Hồ Tây - Ba Vì không chỉ mỗi Chính phủ quyết mà đã được đưa ra họp bàn tại rất nhiều hội nghị, sau đó mới đi đến quyết định xây dựng trục này là cần thiết cho giao thông Hà Nội và phát triển kinh tế cho khu vực phía Tây.
Tôi cũng nói thêm rằng, trong quy hoạch phân khu tới đây cũng không vẽ chi tiết mặt cắt chung trục Hồ Tây - Ba Vì mà chỉ định hướng có trục. Chúng ta cũng không ấn định thời gian cụ thể triển khai trục này.
Trước đây từng có ý kiến cho rằng, trong quá trình xây dựng đồ án có sự tham gia của một số “đại gia” bất động sản, nên không ít nội dung của đồ án được “vẽ” theo lợi ích của họ?
Tôi là người chỉ đạo xây dựng từ đầu, và không thấy có bất cứ “đại gia” nào tham gia đồ án quy hoạch Hà Nội.
Thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi
Vậy theo ông, việc Thủ tướng thông qua đồ án sẽ tác động như thế nào đối với thị trường bất động sản Hà Nội, đặc biệt là trong ngắn hạn?
Tôi cho rằng, đầu tư bất động sản luôn gắn với công tác quy hoạch. Mà một khi đã có quy hoạch thì thị trường bất động sản sẽ có thay đổi, vì người ta biết chỗ nào sẽ được quy hoạch, chỗ nào không từ đó mới có cơ sở để đầu tư.
Cũng vì thế nên chúng tôi mới trưng bày đồ án để nhiều đối tượng quan tâm. Các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản chắc chắn sẽ đến nghiên cứu để quyết định đầu tư hay không, đầu tư như thế nào.
Theo tôi, khi mọi thứ ở mức độ quy hoạch chung đã rất rõ ràng thì sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản, làm cho chủ đầu tư lẫn khách hàng đều yên tâm vào khu vực mà mình đầu tư. Sau này, những nhà đầu tư bất động sản nào có thực lực thì họ sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư, thị trường qua đó cũng sẽ khởi sắc hơn.
Dự kiến sẽ có khoảng 750 đồ án, dự án có nguy cơ phải dừng lại để rà soát, khớp nối với quy hoạch. Điều này có nghĩa là đã xảy ra tình trạng “chạy trước quy hoạch”, thưa Thứ trưởng?
Thực chất các dự án đó đều được nghiên cứu để xây dựng ý tưởng của đồ án Quy hoạch. Một trong những cơ sở của đồ án Quy hoạch chung này là đã có nghiên cứu từ các dự án đó, chứ không phải không để ý đến chúng và làm quy hoạch trên tờ giấy trắng. Sau giai đoạn này, việc triển khai các đồ án quy hoạch phân khu cụ thể mới có thể xác định rõ.
Còn nếu nói chạy trước quy hoạch thì cũng không đúng, bởi có những dự án họ đang triển khai rồi thì vẫn tiếp tục triển khai. Và thành phố Hà Nội có trách nhiệm điều chỉnh ngay trong quá trình làm quy hoạch.
Giờ đây các quy hoạch đã được duyệt rồi thì họ phải điều chỉnh về hạ tầng, về quy mô, mật độ cho phù hợp.
Thế còn số phận những dự án nào trong “vành đai xanh” sẽ được định đoạt như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Đối với vành đai xanh sông Nhuệ, Thủ tướng đã có thông báo 202 phân ra làm 3 loại rõ ràng: làng xóm, trường học, trạm xá của dân cư hiện hữu; các dự án đã và đang triển khai ở mức độ gần hoàn thiện và các dự án chưa triển khai. Đặc biệt với dự án chưa triển khai thì nói rõ giữa cái nào đã đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện thuế, thu nhập tài chính và cái nào chưa làm gì. Cách ứng xử sẽ phải khác nhau.
Việc triển khai các dự án trong vành đai sông Nhuệ sẽ phụ thuộc vào việc triển khai các quy hoạch phân khu mà thành phố Hà Nội sau này làm. Các chủ đầu tư dự án đang phối hợp với thành phố để lập quy hoạch phân khu cho phù hợp, tất nhiên không được thay đổi các định hướng lớn của quy hoạch chung.
Tôi cũng muốn khẳng định thêm là các dự án trong hành lang xanh rất ít, việc điều chỉnh thành phố sẽ phối hợp với chủ đầu tư. Với dự án làm đô thị sinh thái thì có thể chấp nhận được khi nằm trong hành lang xanh vì hành lang xanh không có nghĩa là không được xây dựng, chỉ có điều cần hạn chế tối đa xây nhà cao tầng.