Quy hoạch Thủ đô: Trục Thăng Long “vẫn là đề tài hấp dẫn”
Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc đô thị và nông thôn nói về những điểm còn nhiều ý kiến trái chiều của quy hoạch Thủ đô
Theo dự kiến ban đầu, vào cuối tháng này (8/2010) đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đây là một vấn đề đã và đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Thảo luận tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội không nhất trí với ý tưởng đưa trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì và hình thành trục Thăng Long tại đồ án này.
Sau kỳ họp, đã có không ít ý kiến bày tỏ về tính khả thi của đồ án bởi quy mô quá đồ sộ và nhiều vấn đề không nhận được sự đồng thuận.
Tuy nhiên, với vai trò là “người trong cuộc”, Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) Ngô Trung Hải lại cho rằng, không có gì đáng ngại, kể cả vấn đề tài chính. Và, trục Thăng Long "vẫn là đề tài hấp dẫn".
Trao đổi với VnEconomy, ông Hải nói:
- Vừa qua, Chính phủ đã có trình Quốc hội đóng góp ý kiến cho đồ án này. Bộ Xây dựng cũng đã thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội. Ngoài đóng góp ý kiến tại hội trường, vấn đề này cũng đã được thảo luận tại các tổ rất nghiêm túc.
Đến thời điểm này, chúng tôi đã nhận được hơn 100 trang ghi nhận các ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Hiện chúng tôi cùng thành phố Hà Nội đang tổng hợp ý kiến và gửi sang Chính phủ. Sau khi Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng thì chúng tôi sẽ giao lại cho liên danh tư vấn quốc tế để họ tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa.
Sau khi Quốc hội kết thúc kỳ họp vừa qua, bản thân tôi cũng rất bất ngờ vì có rất nhiều ý kiến ủng hộ đề nghị thông qua ngay đồ án, dù trước đó khá nhiều nhiều ý kiến phản đối.
Nhưng thưa ông, điều mà các đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm không phải là chuyện thông qua hay không mà là một số vấn đề lớn trong đồ án có vẻ không ổn?
Tất nhiên là trong đồ án vẫn còn một số vấn đề cần phải cân nhắc. Chẳng hạn như vấn đề nông nghiệp cần phải được giải quyết như thế nào, sự bền vững nông nghiệp ra sao...
Hiện trong đồ án có đưa ra mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào trong hành lang sinh thái, đưa vào không gian xanh để bảo vệ môi trường và sẽ chuyển đổi thành các làng nghề, làng du lịch...
Một vấn đề nữa được nhiều người quan tâm chính là khái niệm "trung tâm hành chính quốc gia". Ở đây có sự hiểu nhầm và không thống nhất về khái niệm này trong thời gian qua.
Về góc độ quy hoạch, trung tâm hành chính quốc gia phải là một khu vực cụ thể. Tuy nhiên trong kết luận của Bộ Chính trị cũng như Pháp lệnh Thủ đô thì lại cho rằng, Hà Nội là trung tâm hành chính quốc gia, nghĩa là cho rằng Hà Nội là một Thủ đô lớn, bao gồm nhiều hệ thống của Chính phủ tạo ra một trung tâm hành chính chứ không phải chỉ là một khu vực.
Ngoài ra hiện vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về hình thành trục Thăng Long. Thực chất trục Thăng Long sau khi đưa ra lấy ý kiến thì phần lớn đều khẳng định sự cần thiết của trục này vì nó sẽ nối giữa một vùng đang còn bị bỏ trống với cả vùng nội đô phát triển.
Và quan trọng hơn, nếu không có trục này thì Hà Nội sẽ không có con đường nào mới và hiện đại thực sự.
Hiện nay Hà Nội có đường Láng - Hòa Lạc là mới nhất, nhưng đây cũng chưa phải là trục đường hiện đại thực sự để đáp ứng được sự phát triển của hàng trăm năm sau, bởi trên trục này hiện các dự án đã được phủ đầy rồi, các nhà đầu tư đã vào vị trí hết rồi.
Ngoài ra, suy cho cùng Hà Nội cũng chưa có công trình gì tầm cỡ quốc tế để tự hào với thế giới được. Những công trình văn hóa lớn, đặt ở đâu đều chưa có, nên các nhà quy hoạch như chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ về vấn đề này. Những người làm quy hoạch hy vọng trục Thăng Long sẽ đáp ứng được những kỳ vọng trên.
Còn những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn như cơ sở hạ tầng, xã hội, y tế... thì trong đồ án chúng tôi cũng đã giải quyết hết rồi. Dự kiến đưa các trung tâm y tế ra ngoài đặt ở các đô thị vệ tinh, được phân phối và kết nối với nhau bằng hệ thống phương tiện công cộng hiện đại.
Vậy còn chuyện người dân phàn nàn quy hoạch 5 khu đô thị vệ tinh của Thủ đô lại toàn vào vũng trũng?
Nếu nói vùng cao của Hà Nội thì phải nói đến Sơn Tây, Ba Vì. Nó cũng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Còn khu vực đồng bằng, nếu nước biển dâng cao thì đó là vùng thấp, nhưng khi nước rút thì lại là vùng cao.
Trong 5 khu đô thị về tinh chỉ có duy nhất là Phú Xuyên là thấp so với các đô thị khác. Nói là trũng nhưng cốt của khu vực này cũng từ 4 - 5m, trong khi trũng nhất của Hà Nội là khu vực gần sông Hồng, cốt chỉ có 1m.
Nhiều người hiện nay thắc mắc tại sao khu vực phố cổ không ngập lụt, bởi vì ở đó cốt 10m, trong khi Yên Sở chỉ 4,5m. Nhưng nếu thoát nước không tốt thì chỗ nào trong thành phố cũng có thể bị ngập.
Có nghĩa là sắp tới Viện Quy hoạch - Kiến trúc và thành phố Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục đeo bám những ý tưởng trên?
Chắc chắn rồi. Ngay cả vấn đề Trục Thăng Long vừa qua nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận chứng tỏ đã tạo nên sự hấp dẫn về tên tuổi. Đã có tranh luận chứng tỏ nó là một đề tài hấp dẫn.
Hơn nữa, cái tên Thăng Long cũng rất có ý nghĩa nên vừa qua, Hội đồng Nhân dân thành phố mới quyết định đổi tên cho trục đường Láng - Hòa Lạc thành đại lộ Thăng Long. Đây cũng là cái tên có nhiều duyên nợ với chúng tôi kể từ khi chúng tôi lập đồ án từ năm 2008.
Còn sắp tới, vì đã có tên đại lộ Thăng Long nên trục mới có thể sẽ được đổi tên thành trục Hồ Tây - Ba Vì. Xét về mặt giao thông thì đây vẫn là tuyến đường rất cần thiết cho sự phát triển của Hà Nội. Nhiều khả năng, tính chất, quy mô và vị trí của trục đường, tất cả các tổ chức không gian không có gì thay đổi cả mà chỉ có tên khác thôi.
Ông nghĩ thế nào khi nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận đặt câu hỏi về tính khả thi của đồ án, khi nó quá đồ sộ?
Đây là câu hỏi rất gắt gao. Ngay cả khi chúng tôi làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, họ cũng yêu cầu giải thích tính khả thi của đồ án này.
Nếu ai đó có dịp xem nhiều đồ án trên thế giới thì không bao giờ họ tính tiền, quy hoạch không tính tiền. Điều này khác với dự án, nếu tính tiền thì không ai dám làm đồ án cả. Quan trọng là phải xem mục tiêu của đồ án đó là gì.
Có nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm khác nhau trong việc nêu ra mục tiêu của đồ án. Có người muốn xây một thủ đô tầm cỡ thế giới, nhưng cũng có người chỉ muốn Hà Nội mãi là thành phố xinh đẹp, nhỏ nhắn.
Với những người có chuyên môn, ai cũng nghĩ đến việc đưa Hà Nội trở thành một thủ đô tầm cỡ và xứng đáng với mong ước của người dân và các nhà quy hoạch. Muốn khả thi hay không thì phải quyết tâm làm, chứ không phải vì sợ đồ sộ hay không.
Đây là một vấn đề đã và đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Thảo luận tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội không nhất trí với ý tưởng đưa trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì và hình thành trục Thăng Long tại đồ án này.
Sau kỳ họp, đã có không ít ý kiến bày tỏ về tính khả thi của đồ án bởi quy mô quá đồ sộ và nhiều vấn đề không nhận được sự đồng thuận.
Tuy nhiên, với vai trò là “người trong cuộc”, Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) Ngô Trung Hải lại cho rằng, không có gì đáng ngại, kể cả vấn đề tài chính. Và, trục Thăng Long "vẫn là đề tài hấp dẫn".
Trao đổi với VnEconomy, ông Hải nói:
- Vừa qua, Chính phủ đã có trình Quốc hội đóng góp ý kiến cho đồ án này. Bộ Xây dựng cũng đã thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội. Ngoài đóng góp ý kiến tại hội trường, vấn đề này cũng đã được thảo luận tại các tổ rất nghiêm túc.
Đến thời điểm này, chúng tôi đã nhận được hơn 100 trang ghi nhận các ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Hiện chúng tôi cùng thành phố Hà Nội đang tổng hợp ý kiến và gửi sang Chính phủ. Sau khi Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng thì chúng tôi sẽ giao lại cho liên danh tư vấn quốc tế để họ tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa.
Sau khi Quốc hội kết thúc kỳ họp vừa qua, bản thân tôi cũng rất bất ngờ vì có rất nhiều ý kiến ủng hộ đề nghị thông qua ngay đồ án, dù trước đó khá nhiều nhiều ý kiến phản đối.
Nhưng thưa ông, điều mà các đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm không phải là chuyện thông qua hay không mà là một số vấn đề lớn trong đồ án có vẻ không ổn?
Tất nhiên là trong đồ án vẫn còn một số vấn đề cần phải cân nhắc. Chẳng hạn như vấn đề nông nghiệp cần phải được giải quyết như thế nào, sự bền vững nông nghiệp ra sao...
Hiện trong đồ án có đưa ra mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào trong hành lang sinh thái, đưa vào không gian xanh để bảo vệ môi trường và sẽ chuyển đổi thành các làng nghề, làng du lịch...
Một vấn đề nữa được nhiều người quan tâm chính là khái niệm "trung tâm hành chính quốc gia". Ở đây có sự hiểu nhầm và không thống nhất về khái niệm này trong thời gian qua.
Về góc độ quy hoạch, trung tâm hành chính quốc gia phải là một khu vực cụ thể. Tuy nhiên trong kết luận của Bộ Chính trị cũng như Pháp lệnh Thủ đô thì lại cho rằng, Hà Nội là trung tâm hành chính quốc gia, nghĩa là cho rằng Hà Nội là một Thủ đô lớn, bao gồm nhiều hệ thống của Chính phủ tạo ra một trung tâm hành chính chứ không phải chỉ là một khu vực.
Ngoài ra hiện vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về hình thành trục Thăng Long. Thực chất trục Thăng Long sau khi đưa ra lấy ý kiến thì phần lớn đều khẳng định sự cần thiết của trục này vì nó sẽ nối giữa một vùng đang còn bị bỏ trống với cả vùng nội đô phát triển.
Và quan trọng hơn, nếu không có trục này thì Hà Nội sẽ không có con đường nào mới và hiện đại thực sự.
Hiện nay Hà Nội có đường Láng - Hòa Lạc là mới nhất, nhưng đây cũng chưa phải là trục đường hiện đại thực sự để đáp ứng được sự phát triển của hàng trăm năm sau, bởi trên trục này hiện các dự án đã được phủ đầy rồi, các nhà đầu tư đã vào vị trí hết rồi.
Ngoài ra, suy cho cùng Hà Nội cũng chưa có công trình gì tầm cỡ quốc tế để tự hào với thế giới được. Những công trình văn hóa lớn, đặt ở đâu đều chưa có, nên các nhà quy hoạch như chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ về vấn đề này. Những người làm quy hoạch hy vọng trục Thăng Long sẽ đáp ứng được những kỳ vọng trên.
Còn những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn như cơ sở hạ tầng, xã hội, y tế... thì trong đồ án chúng tôi cũng đã giải quyết hết rồi. Dự kiến đưa các trung tâm y tế ra ngoài đặt ở các đô thị vệ tinh, được phân phối và kết nối với nhau bằng hệ thống phương tiện công cộng hiện đại.
Vậy còn chuyện người dân phàn nàn quy hoạch 5 khu đô thị vệ tinh của Thủ đô lại toàn vào vũng trũng?
Nếu nói vùng cao của Hà Nội thì phải nói đến Sơn Tây, Ba Vì. Nó cũng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Còn khu vực đồng bằng, nếu nước biển dâng cao thì đó là vùng thấp, nhưng khi nước rút thì lại là vùng cao.
Trong 5 khu đô thị về tinh chỉ có duy nhất là Phú Xuyên là thấp so với các đô thị khác. Nói là trũng nhưng cốt của khu vực này cũng từ 4 - 5m, trong khi trũng nhất của Hà Nội là khu vực gần sông Hồng, cốt chỉ có 1m.
Nhiều người hiện nay thắc mắc tại sao khu vực phố cổ không ngập lụt, bởi vì ở đó cốt 10m, trong khi Yên Sở chỉ 4,5m. Nhưng nếu thoát nước không tốt thì chỗ nào trong thành phố cũng có thể bị ngập.
Có nghĩa là sắp tới Viện Quy hoạch - Kiến trúc và thành phố Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục đeo bám những ý tưởng trên?
Chắc chắn rồi. Ngay cả vấn đề Trục Thăng Long vừa qua nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận chứng tỏ đã tạo nên sự hấp dẫn về tên tuổi. Đã có tranh luận chứng tỏ nó là một đề tài hấp dẫn.
Hơn nữa, cái tên Thăng Long cũng rất có ý nghĩa nên vừa qua, Hội đồng Nhân dân thành phố mới quyết định đổi tên cho trục đường Láng - Hòa Lạc thành đại lộ Thăng Long. Đây cũng là cái tên có nhiều duyên nợ với chúng tôi kể từ khi chúng tôi lập đồ án từ năm 2008.
Còn sắp tới, vì đã có tên đại lộ Thăng Long nên trục mới có thể sẽ được đổi tên thành trục Hồ Tây - Ba Vì. Xét về mặt giao thông thì đây vẫn là tuyến đường rất cần thiết cho sự phát triển của Hà Nội. Nhiều khả năng, tính chất, quy mô và vị trí của trục đường, tất cả các tổ chức không gian không có gì thay đổi cả mà chỉ có tên khác thôi.
Ông nghĩ thế nào khi nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận đặt câu hỏi về tính khả thi của đồ án, khi nó quá đồ sộ?
Đây là câu hỏi rất gắt gao. Ngay cả khi chúng tôi làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, họ cũng yêu cầu giải thích tính khả thi của đồ án này.
Nếu ai đó có dịp xem nhiều đồ án trên thế giới thì không bao giờ họ tính tiền, quy hoạch không tính tiền. Điều này khác với dự án, nếu tính tiền thì không ai dám làm đồ án cả. Quan trọng là phải xem mục tiêu của đồ án đó là gì.
Có nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm khác nhau trong việc nêu ra mục tiêu của đồ án. Có người muốn xây một thủ đô tầm cỡ thế giới, nhưng cũng có người chỉ muốn Hà Nội mãi là thành phố xinh đẹp, nhỏ nhắn.
Với những người có chuyên môn, ai cũng nghĩ đến việc đưa Hà Nội trở thành một thủ đô tầm cỡ và xứng đáng với mong ước của người dân và các nhà quy hoạch. Muốn khả thi hay không thì phải quyết tâm làm, chứ không phải vì sợ đồ sộ hay không.