Quy hoạch vùng ven, mảng khuyết trong đô thị hóa
Việt Nam đến nay dường như vẫn chưa có chiến lược toàn diện về phát triển vùng ven, phát triển các làng xã ven đô
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng dường như đến nay vẫn chưa có chiến lược toàn diện về phát triển vùng ven, phát triển các làng xã ven đô.
Hiện nay, tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đã xấp xỉ 29% và dự báo có thể đạt 40-50% vào năm 2020. Ông Trần Ngọc Chính, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định: các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra sản lượng GDP ngày càng tăng, song cũng là nơi tạo ra những điểm nóng trong phát triển đô thị, đặc biệt theo quan điểm phát triển đô thị bền vững hiện nay.
Trong đó, khu vực ven đô thị phải chịu những áp lực nặng nề giữa hai xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa, và bảo đảm phát triển bền vững cho cả thành phố.
Không gian “xôi đỗ”
Đô thị hóa tại Việt Nam đang cố gắng đạt các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế tri thức; vai trò văn hóa được đẩy mạnh trong công nghiệp hóa; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư xã hội; đáp ứng xu hướng hội nhập với phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cho đến nay, về không gian đô thị luôn có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn theo kiểu "xôi đỗ", trong đó, tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô thị - nông thôn được thể hiện khá rõ rệt và khác với nhiều nước.
So với mặt bằng xã hội hiện nay, người nông dân thu nhập thấp bằng 1/3 người dân đô thị và cơ hội để phát triển không thể so sánh tương đồng với người dân đô thị. Chia nhỏ, bán đi một phần đất ở để nâng cao thu nhập khi giá đất tăng là con đường tất yếu để cải thiện về thu nhập, đời sống. Vì vậy mật độ dân cư tăng, sự pha trộn dân cư làm giảm đi tính liên kết cộng đồng cũng là tất yếu.
Đối với các khu vực nông thôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn, nông dân thường dịch chuyển ra thành phố theo mùa vụ, cố định thường xuyên, nhiều trường hợp đã trở thành di chuyển lâu dài. Cuộc sống định cư của người dân ở khu vực kinh tế này đang tạo nên những vấn đề bức xúc đối với môi trường sống đô thị hiện nay. Bởi nơi ở và môi trường ở của họ là các khu định cư phi chính thức, rất kém tiện nghi, trong đó có những khu ổ chuột, thiếu sự đoàn tụ gia đình....
Các đô thị khu ven đô phát triển tự phát, hiện tượng lấn chiếm các không gian quy hoạch; phát triển mang tính cách ly, không mang tính tổng thể tạo nên các mảng "da báo" trong cấu trúc ven đô, dẫn đến sự mất cân đối, không công bằng trong phát triển; chi phí hạ tầng tốn kém do công tác di dân giải phóng mặt bằng, tranh chấp, không tạo được nguồn tài chính từ đất; cuộc sống của người dân bị xáo trộn, ngành nghề chuyển đổi tự phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống...
Bàn cách khắc phục
Theo ông Phạm Hùng Cường, quá trình đô thị hóa vùng ven đòi hỏi phải có sự nhìn nhận lại công tác quy hoạch. Khi mà mỗi một biến đổi của không gian kèm theo sự biến đổi xã hội, nghề nghiệp, dân cư rất lớn thì công tác quy hoạch theo cách làm hiện nay hầu như không đáp ứng được, nếu không nói là hoàn toàn thất bại.
Hơn 20 năm qua, chưa có một làng xã đô thị hóa nào được quy hoạch và thực hiện quy hoạch tốt.
Tính biến động của các khu vực vùng ven rất lớn, số lượng dân cư các làng xã tăng 2-3 lần chỉ trong vòng 3-5 năm. Nghề nghiệp thay đổi theo xu hướng dịch vụ, tiểu thủ công nghèo cũng tạo ra các thay đổi về môi trường, hạ tầng bị xuống cấp, suy giảm rất nhanh...
Thế nhưng những chính sách quản lý, phát triển ít đề cập đến. Sự phân bổ các nguồn lực đầu tư cho các làng xã vùng ven không tương xứng với vai trò và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triển chung của cả đô thị.
Có thể nói quy hoạch đô thị bị giới hạn trong phạm vi hành chính quá nặng nề. Ví như các khu công nghiệp, khu đô thị mới hình thành trên địa bàn Hà Tây cũ không thể nói là không liên quan gì đến Hà Nội nhưng những tác động của nó tới dân cư làng xã vùng giáp ranh Hà Nội - Hà Tây thì không được nhìn nhận và thực hiện theo quy hoạch trong các mối quan hệ vùng. Chỉ khi các vấn đề về ô nhiễm nước thải, rác thải tác động chung thì mới bàn cách khắc phục.
Trong vòng 10 năm tới, Việt Nam sẽ có khoảng 16 triệu dân từ dân cư nông nghiệp thành dân cư đô thị. Riêng Hà Nội mở rộng sẽ có hơn 2 triệu dân nông nghiệp với gần 300 xã (hơn 1.000 làng) chuyển thành các khu vực đô thị. Những bức xúc của các vấn đề đô thị hóa vùng ven ngày càng căng thẳng hơn.
Do đó, rất cần có chiến lược phát triển vùng ven, mô hình làng xã đô thị hóa mẫu mực, nguồn lực để phát triển cũng như chính sách giữ gìn các giá trị văn hóa vùng ven trong quá trình đô thị hóa.
Hiện nay, tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đã xấp xỉ 29% và dự báo có thể đạt 40-50% vào năm 2020. Ông Trần Ngọc Chính, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định: các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra sản lượng GDP ngày càng tăng, song cũng là nơi tạo ra những điểm nóng trong phát triển đô thị, đặc biệt theo quan điểm phát triển đô thị bền vững hiện nay.
Trong đó, khu vực ven đô thị phải chịu những áp lực nặng nề giữa hai xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa, và bảo đảm phát triển bền vững cho cả thành phố.
Không gian “xôi đỗ”
Đô thị hóa tại Việt Nam đang cố gắng đạt các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế tri thức; vai trò văn hóa được đẩy mạnh trong công nghiệp hóa; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư xã hội; đáp ứng xu hướng hội nhập với phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cho đến nay, về không gian đô thị luôn có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn theo kiểu "xôi đỗ", trong đó, tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô thị - nông thôn được thể hiện khá rõ rệt và khác với nhiều nước.
So với mặt bằng xã hội hiện nay, người nông dân thu nhập thấp bằng 1/3 người dân đô thị và cơ hội để phát triển không thể so sánh tương đồng với người dân đô thị. Chia nhỏ, bán đi một phần đất ở để nâng cao thu nhập khi giá đất tăng là con đường tất yếu để cải thiện về thu nhập, đời sống. Vì vậy mật độ dân cư tăng, sự pha trộn dân cư làm giảm đi tính liên kết cộng đồng cũng là tất yếu.
Đối với các khu vực nông thôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn, nông dân thường dịch chuyển ra thành phố theo mùa vụ, cố định thường xuyên, nhiều trường hợp đã trở thành di chuyển lâu dài. Cuộc sống định cư của người dân ở khu vực kinh tế này đang tạo nên những vấn đề bức xúc đối với môi trường sống đô thị hiện nay. Bởi nơi ở và môi trường ở của họ là các khu định cư phi chính thức, rất kém tiện nghi, trong đó có những khu ổ chuột, thiếu sự đoàn tụ gia đình....
Các đô thị khu ven đô phát triển tự phát, hiện tượng lấn chiếm các không gian quy hoạch; phát triển mang tính cách ly, không mang tính tổng thể tạo nên các mảng "da báo" trong cấu trúc ven đô, dẫn đến sự mất cân đối, không công bằng trong phát triển; chi phí hạ tầng tốn kém do công tác di dân giải phóng mặt bằng, tranh chấp, không tạo được nguồn tài chính từ đất; cuộc sống của người dân bị xáo trộn, ngành nghề chuyển đổi tự phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống...
Bàn cách khắc phục
Theo ông Phạm Hùng Cường, quá trình đô thị hóa vùng ven đòi hỏi phải có sự nhìn nhận lại công tác quy hoạch. Khi mà mỗi một biến đổi của không gian kèm theo sự biến đổi xã hội, nghề nghiệp, dân cư rất lớn thì công tác quy hoạch theo cách làm hiện nay hầu như không đáp ứng được, nếu không nói là hoàn toàn thất bại.
Hơn 20 năm qua, chưa có một làng xã đô thị hóa nào được quy hoạch và thực hiện quy hoạch tốt.
Tính biến động của các khu vực vùng ven rất lớn, số lượng dân cư các làng xã tăng 2-3 lần chỉ trong vòng 3-5 năm. Nghề nghiệp thay đổi theo xu hướng dịch vụ, tiểu thủ công nghèo cũng tạo ra các thay đổi về môi trường, hạ tầng bị xuống cấp, suy giảm rất nhanh...
Thế nhưng những chính sách quản lý, phát triển ít đề cập đến. Sự phân bổ các nguồn lực đầu tư cho các làng xã vùng ven không tương xứng với vai trò và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triển chung của cả đô thị.
Có thể nói quy hoạch đô thị bị giới hạn trong phạm vi hành chính quá nặng nề. Ví như các khu công nghiệp, khu đô thị mới hình thành trên địa bàn Hà Tây cũ không thể nói là không liên quan gì đến Hà Nội nhưng những tác động của nó tới dân cư làng xã vùng giáp ranh Hà Nội - Hà Tây thì không được nhìn nhận và thực hiện theo quy hoạch trong các mối quan hệ vùng. Chỉ khi các vấn đề về ô nhiễm nước thải, rác thải tác động chung thì mới bàn cách khắc phục.
Trong vòng 10 năm tới, Việt Nam sẽ có khoảng 16 triệu dân từ dân cư nông nghiệp thành dân cư đô thị. Riêng Hà Nội mở rộng sẽ có hơn 2 triệu dân nông nghiệp với gần 300 xã (hơn 1.000 làng) chuyển thành các khu vực đô thị. Những bức xúc của các vấn đề đô thị hóa vùng ven ngày càng căng thẳng hơn.
Do đó, rất cần có chiến lược phát triển vùng ven, mô hình làng xã đô thị hóa mẫu mực, nguồn lực để phát triển cũng như chính sách giữ gìn các giá trị văn hóa vùng ven trong quá trình đô thị hóa.