Rakuten sai lầm khi mua Viber?
Có vẻ như vụ thâu tóm Viber của Rakuten đang khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an
Cổ phiếu “đại gia” bán lẻ trực tuyến Rakuten của Nhật Bản lao dốc chóng mặt trong phiên giao dịch đầu tuần sáng nay (17/2). Tuần trước, Rakuten tuyên bố mua lại ứng dụng nhắn tin di động Viber với giá 900 triệu USD.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, giá cổ phiếu của Rakuten đã giảm 8,8% trong phiên sáng nay tại thị trường Tokyo, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong vòng hơn 4 tháng trở lại đây. Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu này đã tăng 84%. Phiên sáng nay, chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật tăng 0,5%.
Có vẻ như vụ thâu tóm Viber của Rakuten đang khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an, bởi lẽ Mô hình kinh doanh của Viber - loại dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí trên di động - hầu như không đem lại doanh thu đáng kể. Năm ngoái, Viber thu được 1,5 triệu USD, nhưng lỗ ròng tới 29,5 triệu USD. Trước đó, công ty này lỗ ròng 14,7 triệu USD vào năm 2012. Được thành lập vào tháng 3/2012, tức là mới 2 năm tuổi, Viber có tài sản âm 74,6 triệu USD.
Bên cạnh đó, Rakuten đã có mức doanh thu không đạt kỳ vọng của giới phân tích suốt 2 năm vừa qua. Vậy thì việc mua Viber với mức giá gần “tỷ đô” như vậy khác nào Rakuten “mua dây buộc mình”?
Năm ngoái, Rakuten đã có hai vụ M&A đình đám khác là thâu tóm cổ phần của mạng xã hội Pinterest, và công ty sách điện tử Kobo, cả hai đều chưa đem lại kết quả gì khả quan. Ông Kuni Kanamori thuộc công ty SMBC Nikko Securities đánh giá rằng, các khoản thua lỗ trong hoạt động ở thị trường ngoài Nhật và các lĩnh vực kinh doanh mới của Rakuten có thể đang thử thách mức độ kiên nhẫn của các nhà đầu tư.
“Thương vụ này là lớn và diễn ra bất chấp Kobo tiếp tục gây thua lỗ cho Rakuten. Khi mà thị trường kỳ vọng Rakuten sẽ giảm bớt được sự thua lỗ trong các vụ M&A ở nước ngoài, vụ mua Viber gây ra một ấn tượng tiêu cực”, nhà phân tích Kanamori đánh giá.
Theo số liệu được Rakuten đưa ra, Viber hiện có khoảng 280 triệu người sử dụng trên khắp thế giới, trong đó có chừng 100 triệu người dùng thường xuyên. So với các đối thủ như WeChat của Trung Quốc hay Line của Nhật, Viber đơn giản hơn. Dịch vụ của Viber chỉ tập trung vào nhắn tin và gọi điện miễn phí. Gần đây, Viber mới bắt đầu có “chút đỉnh” doanh thu từ việc bán những hình ảnh vui mắt để người dùng gửi cho nhau và cung cấp dịch vụ gọi từ Viber ra máy tính để bàn có tính phí giống như dịch vụ Skype của Microsoft.
“Đến nay, Viber vẫn chưa kiếm được tiền, và đó là nhiệm vụ cho Rakuten. Chúng tôi hiểu được chiến lược của Rakuten là mua Viber để phục vụ cho việc các nhà bán hàng trên mạng của Rakuten liên lạc với người tiêu dùng qua điện thoại di động. Nhưng không chắc là Rakuten có nhất thiết phải mua Viber vì điều này hay không”, nhà phân tích Oliver Matthew thuộc công ty CLSA nhận xét.
Cùng với đó, ông Matthew cũng đánh tụt khuyến nghị đối với các nhà đầu tư về cổ phiếu của Viber từ “mua” sang “bán”, và nói rằng “để kiếm được tiền từ Viber sẽ mất nhiều thời gian”.
Tuy nhiên, theo trang The Next Web, việc mua Viber với giá “khủng” cho thấy Rakuten có thể đang muốn tìm kiếm sự thành công như của Line - một dịch vụ nhắn tin miễn phí tương tự như Viber nhưng đang “ăn nên làm ra” ở Nhật.
Theo số liệu mà trang này đưa ra, Line hiện có 350 triệu người sử dụng. Năm ngoái, Line đạt doanh thu 318 triệu USD, trong đó 60% là từ người dùng Line để mua hàng, trong đó có mua các trò chơi trực tuyến. Trong quý 4/2013, doanh thu của Line tăng 450% so với cùng kỳ năm trước. Người dùng Line có thể lựa chọn nhận thông tin khuyến mãi từ các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ bên thứ ba, chẳng hạn các chương trình khuyến mãi của đồ ăn nhanh McDonald’s. Đương nhiên, trong trường hợp này, McDonald’s phải trả tiền cho Line để gửi thông tin.
Như vậy, nhắn tin miễn phí trên Line hay Viber chỉ là phần bề mặt. Các dịch vụ này đem lại cơ hội to lớn để doanh nghiệp truyền tải thông tin tới người tiêu dùng một cách hữu hiệu, và Rakuten - một nhà bán lẻ trực tuyến với doanh thu hàng năm khoảng 400 tỷ Yên (tương đương hơn 4 tỷ USD) - không muốn bỏ lỡ cơ hội này.
Trong số các ứng dụng tương tự như Viber hiện nay, WeChat và WhatsApp đều không được rao bán, Line và Kakao Talk thì sắp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nên đương nhiên cũng không “bán mình”, Kik cũng khó có khả năng được bán. Bởi vậy, lựa chọn cuối cùng rơi vào Viber.
Trong một cuộc họp báo tổ chức hôm 14/2 tại Tokyo, Giám đốc điều hành (CEO) Hiroshi Mikitani của Rakuten nói rằng, Viber sẽ tạo ra một kênh phân phối mới cho các sản phẩm kỹ thuật số của Rakuten. Ngoài ra, Rakuten cũng dự kiến tạo ra một nền tảng game dựa trên Viber.
Tuy vậy, The Next Web đánh giá rằng, mức đầu tư cho Viber sẽ không phải là nhỏ. Theo một số nguồn tin, Line mỗi năm phải đầu tư khoảng 200 triệu USD để mở rộng độ phủ sóng trên toàn cầu. Năm 2013, số người sử dụng Line tăng từ 100 triệu vào đầu năm lên 300 triệu vào cuối năm. Năm 2014 này, mục tiêu của Line là đạt 500 triệu người sử dụng.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 được Rakuten công bố hôm 14/2 cho thấy, do thu của hãng này thấp hơn 21% so với dự báo của các nhà phân tích, đánh dấu năm thứ hai yếu kém liên tiếp. Lợi nhuận ròng cả năm của Rakuten là 42,9 tỷ Yên, thấp hơn mức dự báo 54,2 tỷ Yên.
CEO Mikitani của Rakuten là người giàu thứ ba ở Nhật Bản, với khối tài sản ròng khoảng 9,4 tỷ USD theo xếp hạng của Bloomberg.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, giá cổ phiếu của Rakuten đã giảm 8,8% trong phiên sáng nay tại thị trường Tokyo, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong vòng hơn 4 tháng trở lại đây. Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu này đã tăng 84%. Phiên sáng nay, chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật tăng 0,5%.
Có vẻ như vụ thâu tóm Viber của Rakuten đang khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an, bởi lẽ Mô hình kinh doanh của Viber - loại dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí trên di động - hầu như không đem lại doanh thu đáng kể. Năm ngoái, Viber thu được 1,5 triệu USD, nhưng lỗ ròng tới 29,5 triệu USD. Trước đó, công ty này lỗ ròng 14,7 triệu USD vào năm 2012. Được thành lập vào tháng 3/2012, tức là mới 2 năm tuổi, Viber có tài sản âm 74,6 triệu USD.
Bên cạnh đó, Rakuten đã có mức doanh thu không đạt kỳ vọng của giới phân tích suốt 2 năm vừa qua. Vậy thì việc mua Viber với mức giá gần “tỷ đô” như vậy khác nào Rakuten “mua dây buộc mình”?
Năm ngoái, Rakuten đã có hai vụ M&A đình đám khác là thâu tóm cổ phần của mạng xã hội Pinterest, và công ty sách điện tử Kobo, cả hai đều chưa đem lại kết quả gì khả quan. Ông Kuni Kanamori thuộc công ty SMBC Nikko Securities đánh giá rằng, các khoản thua lỗ trong hoạt động ở thị trường ngoài Nhật và các lĩnh vực kinh doanh mới của Rakuten có thể đang thử thách mức độ kiên nhẫn của các nhà đầu tư.
“Thương vụ này là lớn và diễn ra bất chấp Kobo tiếp tục gây thua lỗ cho Rakuten. Khi mà thị trường kỳ vọng Rakuten sẽ giảm bớt được sự thua lỗ trong các vụ M&A ở nước ngoài, vụ mua Viber gây ra một ấn tượng tiêu cực”, nhà phân tích Kanamori đánh giá.
Theo số liệu được Rakuten đưa ra, Viber hiện có khoảng 280 triệu người sử dụng trên khắp thế giới, trong đó có chừng 100 triệu người dùng thường xuyên. So với các đối thủ như WeChat của Trung Quốc hay Line của Nhật, Viber đơn giản hơn. Dịch vụ của Viber chỉ tập trung vào nhắn tin và gọi điện miễn phí. Gần đây, Viber mới bắt đầu có “chút đỉnh” doanh thu từ việc bán những hình ảnh vui mắt để người dùng gửi cho nhau và cung cấp dịch vụ gọi từ Viber ra máy tính để bàn có tính phí giống như dịch vụ Skype của Microsoft.
“Đến nay, Viber vẫn chưa kiếm được tiền, và đó là nhiệm vụ cho Rakuten. Chúng tôi hiểu được chiến lược của Rakuten là mua Viber để phục vụ cho việc các nhà bán hàng trên mạng của Rakuten liên lạc với người tiêu dùng qua điện thoại di động. Nhưng không chắc là Rakuten có nhất thiết phải mua Viber vì điều này hay không”, nhà phân tích Oliver Matthew thuộc công ty CLSA nhận xét.
Cùng với đó, ông Matthew cũng đánh tụt khuyến nghị đối với các nhà đầu tư về cổ phiếu của Viber từ “mua” sang “bán”, và nói rằng “để kiếm được tiền từ Viber sẽ mất nhiều thời gian”.
Tuy nhiên, theo trang The Next Web, việc mua Viber với giá “khủng” cho thấy Rakuten có thể đang muốn tìm kiếm sự thành công như của Line - một dịch vụ nhắn tin miễn phí tương tự như Viber nhưng đang “ăn nên làm ra” ở Nhật.
Theo số liệu mà trang này đưa ra, Line hiện có 350 triệu người sử dụng. Năm ngoái, Line đạt doanh thu 318 triệu USD, trong đó 60% là từ người dùng Line để mua hàng, trong đó có mua các trò chơi trực tuyến. Trong quý 4/2013, doanh thu của Line tăng 450% so với cùng kỳ năm trước. Người dùng Line có thể lựa chọn nhận thông tin khuyến mãi từ các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ bên thứ ba, chẳng hạn các chương trình khuyến mãi của đồ ăn nhanh McDonald’s. Đương nhiên, trong trường hợp này, McDonald’s phải trả tiền cho Line để gửi thông tin.
Như vậy, nhắn tin miễn phí trên Line hay Viber chỉ là phần bề mặt. Các dịch vụ này đem lại cơ hội to lớn để doanh nghiệp truyền tải thông tin tới người tiêu dùng một cách hữu hiệu, và Rakuten - một nhà bán lẻ trực tuyến với doanh thu hàng năm khoảng 400 tỷ Yên (tương đương hơn 4 tỷ USD) - không muốn bỏ lỡ cơ hội này.
Trong số các ứng dụng tương tự như Viber hiện nay, WeChat và WhatsApp đều không được rao bán, Line và Kakao Talk thì sắp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nên đương nhiên cũng không “bán mình”, Kik cũng khó có khả năng được bán. Bởi vậy, lựa chọn cuối cùng rơi vào Viber.
Trong một cuộc họp báo tổ chức hôm 14/2 tại Tokyo, Giám đốc điều hành (CEO) Hiroshi Mikitani của Rakuten nói rằng, Viber sẽ tạo ra một kênh phân phối mới cho các sản phẩm kỹ thuật số của Rakuten. Ngoài ra, Rakuten cũng dự kiến tạo ra một nền tảng game dựa trên Viber.
Tuy vậy, The Next Web đánh giá rằng, mức đầu tư cho Viber sẽ không phải là nhỏ. Theo một số nguồn tin, Line mỗi năm phải đầu tư khoảng 200 triệu USD để mở rộng độ phủ sóng trên toàn cầu. Năm 2013, số người sử dụng Line tăng từ 100 triệu vào đầu năm lên 300 triệu vào cuối năm. Năm 2014 này, mục tiêu của Line là đạt 500 triệu người sử dụng.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 được Rakuten công bố hôm 14/2 cho thấy, do thu của hãng này thấp hơn 21% so với dự báo của các nhà phân tích, đánh dấu năm thứ hai yếu kém liên tiếp. Lợi nhuận ròng cả năm của Rakuten là 42,9 tỷ Yên, thấp hơn mức dự báo 54,2 tỷ Yên.
CEO Mikitani của Rakuten là người giàu thứ ba ở Nhật Bản, với khối tài sản ròng khoảng 9,4 tỷ USD theo xếp hạng của Bloomberg.