Rất ít cơ sở giáo dục đại học hoạt động phi lợi nhuận
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục đại học
Nhiều cơ sở giáo dục đại học tuyên bố là phi lợi nhuận nhưng hành động lại không phải như vậy, vẫn chia chác, mâu thuẫn vì lợi nhuận. Trong số các trường đại học ngoài công lập thì chỉ có Đại học Thăng Long là phi lợi nhuận.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nhấn mạnh thông tin này tại phiên thảo luận về dự án Luật Giáo dục đại học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 30/9. Khi vấn đề hoạt động phi lợi nhuận được đặt ra với các quan điểm nhiều chiều.
Cũng theo ông Luận vì “không thạo lắm về tài chính” nên với vấn đề này, Bộ chỉ hậu kiểm là chính.
Bản tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo luật này cũng thể hiện ý kiến đề nghị cần quy định về trường đại học phi lợi nhuận và trường đại học vì lợi nhuận trong Luật Giáo dục đại học.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ban soạn thảo, đây là vấn đề mới trong giáo dục đại học Việt Nam,vì hiện nay đa số các trường là công lập với tư cách đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, nên không đặt ra vấn đề chia lợi nhuận.
Luật Giáo dục đã quy định về việc cấm các hành vi vụ lợi trong giáo dục. Hiện chưa có cơ sở khoa học, cũng như kiểm nghiệm của thực tiễn để đưa quy định lợi nhuận/phi lợi nhuận vào Luật Giáo dục đại học, Ban soạn thảo giải thích.
Vì vậy, dự luật đã được bổ sung quy định về chính sách của về phát triển đại học “khuyến khích cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận”.
Dự luật cũng quy định phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học nếu đầu tư cho hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội thì được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.
Thẩm tra dự án luật, Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội vẫn đề nghị cần quy định rõ tiêu chí về cơ sở giáo dục “phi lợi nhuận” và cơ sở giáo dục “có lợi nhuận hợp lý”. Trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề tài sản được chia và tài sản không được chia, để từ đó xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học phi lợi nhuận cũng như định hướng, điều chỉnh hoạt động của các cơ sở “vì lợi nhuận hợp lý” nhằm tránh khuynh hướng thương mại hóa giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người học nói riêng và của xã hội nói chung.
Dự án luật cũng cần quy định các khoản hiến tặng của tổ chức và cá nhân cho các trường đại học công lập hoặc các trường đại học tư thục phi lợi nhuận thì được miễn thuế. Đây là chính sách quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học tư thục phi lợi nhuận phát triển, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần phải quy định mềm mại về vấn đề lợi nhuận/phi lợi nhuận, vì nếu “phi lợi nhuận thì chẳng ai làm”.
Nói “không vụ lợi” là rất hay, tức là có lợi nhưng không vụ lợi, vụ lợi là không được, ông Hùng nói.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nhấn mạnh thông tin này tại phiên thảo luận về dự án Luật Giáo dục đại học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 30/9. Khi vấn đề hoạt động phi lợi nhuận được đặt ra với các quan điểm nhiều chiều.
Cũng theo ông Luận vì “không thạo lắm về tài chính” nên với vấn đề này, Bộ chỉ hậu kiểm là chính.
Bản tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo luật này cũng thể hiện ý kiến đề nghị cần quy định về trường đại học phi lợi nhuận và trường đại học vì lợi nhuận trong Luật Giáo dục đại học.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ban soạn thảo, đây là vấn đề mới trong giáo dục đại học Việt Nam,vì hiện nay đa số các trường là công lập với tư cách đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, nên không đặt ra vấn đề chia lợi nhuận.
Luật Giáo dục đã quy định về việc cấm các hành vi vụ lợi trong giáo dục. Hiện chưa có cơ sở khoa học, cũng như kiểm nghiệm của thực tiễn để đưa quy định lợi nhuận/phi lợi nhuận vào Luật Giáo dục đại học, Ban soạn thảo giải thích.
Vì vậy, dự luật đã được bổ sung quy định về chính sách của về phát triển đại học “khuyến khích cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận”.
Dự luật cũng quy định phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học nếu đầu tư cho hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội thì được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.
Thẩm tra dự án luật, Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội vẫn đề nghị cần quy định rõ tiêu chí về cơ sở giáo dục “phi lợi nhuận” và cơ sở giáo dục “có lợi nhuận hợp lý”. Trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề tài sản được chia và tài sản không được chia, để từ đó xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học phi lợi nhuận cũng như định hướng, điều chỉnh hoạt động của các cơ sở “vì lợi nhuận hợp lý” nhằm tránh khuynh hướng thương mại hóa giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người học nói riêng và của xã hội nói chung.
Dự án luật cũng cần quy định các khoản hiến tặng của tổ chức và cá nhân cho các trường đại học công lập hoặc các trường đại học tư thục phi lợi nhuận thì được miễn thuế. Đây là chính sách quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học tư thục phi lợi nhuận phát triển, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần phải quy định mềm mại về vấn đề lợi nhuận/phi lợi nhuận, vì nếu “phi lợi nhuận thì chẳng ai làm”.
Nói “không vụ lợi” là rất hay, tức là có lợi nhưng không vụ lợi, vụ lợi là không được, ông Hùng nói.