Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á
Mục tiêu của sáng kiến này là phát triển những thị trường trái phiếu hiệu quả ở châu Á, tận dụng tốt hơn nguồn vốn để đầu tư cho khu vực
Ngày 26/2/2008, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác tài chính khu vực ASEAN và ASEAN + 3 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 sắp diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 4/2008, “Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á” (ABMI) đã được đưa ra tại cuộc họp tổ chức Hà Nội.
Mục tiêu của ABMI là nhằm phát triển những thị trường trái phiếu hiệu quả ở châu Á, tận dụng tốt hơn nguồn vốn để đầu tư cho khu vực này và tăng cường hỗ trợ kết nối tài chính trong khu vực.
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thị trường trái phiếu nội tệ tại khu vực Đông Á (bao gồm: Trung Quốc, vùng lãnh thổ Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) đã có bước phát triển vượt bậc.
Thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 tăng 21%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mặc dù tăng nhanh hơn so với năm 2006 và phản ánh chất lượng tín dụng và tính đa dạng cao hơn nhưng lại chậm hơn thị trường trái phiếu Chính phủ. Trong 9 quốc gia và vùng lãnh thổ mới nổi ở khu vực Đông Á, Việt Nam là nước có thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ phát triển với tốc độ nhanh nhất trong năm 2007, đạt 98,11%; Trung Quốc đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng, đạt 33,42%.
Tuy nhiên, xét về tổng giá trị trái phiếu huy động được trong năm 2007, Trung Quốc lại đứng hàng đầu với 1.689,83 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với 1.313,81 tỷ USD và Việt Nam đứng cuối bảng với 9,79 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nguồn vốn từ thị trường trái phiếu của khu vực này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Đến cuối năm 2007, lượng vốn huy động được từ thị trường này chiếm 59% tổng GDP của cả khu vực. Hàn Quốc là quốc gia nổi bật nhất với tỷ trọng nguồn vốn thu được từ thị trường trong nước chiếm đến 139% GDP. Đứng thứ hai là Malaysia với tỷ trọng đạt 86,29% và Việt Nam đạt tỷ trọng ít ỏi nhất với con số 13,72%.
Năm 2007 cũng chứng kiến những thay đổi về thể chế và quy tắc hoạt động trên thị trường này. Hàn Quốc đã thông qua đạo luật củng cố thị trường vốn (Capital Markets Consolidation Act) nhằm hợp lý hóa các quy định về tài chính và cho phép các luồng vốn vào thị trường dễ hơn. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng tích cực nâng cao tính minh bạch, các yêu cầu về xác định giá trái phiếu và khuyến khích cải cách tài chính.
Việt Nam thắt chặt các tiêu chuẩn phát hành, trong khi cung cấp thêm quyền phát hành cho khu vực tư nhân và cho phép thực hiện hoán đổi nghĩa vụ nợ tín dụng (CDS) để đánh giá rủi ro tốt hơn. Trung Quốc và Indonesia thúc đẩy phát hành trái phiếu thông qua việc ưu tiên tài chính cho những kế hoạch của nhà nước.
Tuy nhiên, bất chấp tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát và mối đe dọa từ “cú sốc” bên ngoài dẫn đến sự biến đổi của đường cong lãi suất trái phiếu. Yếu tố có tác động rõ nét nhất là sự sụp đổ ngày càng rộng lớn của thị trường thế chấp nợ dưới chuẩn.
Thị trường bất động sản Mỹ đang suy thoái và kết quả là tình trạng rối loạn tài chính tác động đến nền kinh tế nhiều hơn dự đoán, các ngân hàng Mỹ ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào các quỹ hỗ trợ. Các thị trường vốn toàn cầu lâm vào cuộc “đại hạ giá” trong khi những tác động không rõ ràng tiếp tục làm lung lay niềm tin của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Các khoản nợ tăng khi tín dụng bị “thít chặt”.
Tại hội nghị này, đại biểu từ các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN + 3) đã nêu ra hai nhóm hành động ngắn hạn để duy trì tính ổn định của các định chế tài chính nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Thứ nhất, các quốc gia nên tích cực xem xét lại các khoản nợ đồng thời tăng cường hoạt động của ngân hàng trung ương nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường và giảm căng thẳng trên thị trường tiền tệ và liên ngân hàng.
Thứ hai, các định chế tài chính tiếp tục thực hiện giảm thiểu những rắc rối về thông tin có liên quan đến giá trị của các sản phẩm tài chính cấu trúc, các công cụ ngoại bảng và tăng cường năng lực hoạt động của các ngân hàng nhằm cung cấp một nền tảng vững chắc để thực hiện công tác đánh giá.
ABMI lần này cũng chỉ ra viễn cảnh phát triển của khu vực. Rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ ngày càng cao. Thị trường tài chính bất ổn định kéo dài. Áp lực lạm phát tiếp tục đè nén Chính phủ các nước. Các ngân hàng tiếp tục chịu áp lực từ sự bất ổn của thị trường tín dụng dưới chuẩn của Mỹ. Tín dụng bị siết chặt hơn. Các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ ngày càng xấu đi nếu khủng hoảng nợ dưới chuẩn vẫn tiếp tục lan rộng và khủng hoảng tài chính dự báo sẽ tiếp tục tác động đến kinh tế vĩ mô trầm trọng hơn mà không một khu vực nào có thể trốn tránh hoàn toàn.
Do đó, ABMI đề xuất những vấn đề chính sách cần được xem xét.
Thứ nhất, tăng cường đánh giá và quản lý rủi ro trong các định chế tài chính, các ngân hàng trung ương, các cơ quan kiểm soát và các tổ chức định mức tín nhiệm.
Thứ hai, nâng cao tính minh bạch của thị trường thông qua việc cung cấp thêm thông tin đánh giá rủi ro, bao gồm các sản phẩm chuyển rủi ro và các công cụ ngoại bảng. Đồng thời, nâng cao môi trường hoạt động cho các thị trường trái phiếu nội tệ. Tăng cường hợp tác khu vực và tăng cường chia sẻ thông tin để giám sát và kiểm soát các định chế tài chính, đồng thời, tiếp tục củng cố và phát triển năng lực phản ứng nhanh với những biến động cũng là những hành động cần thiết.
Mục tiêu của ABMI là nhằm phát triển những thị trường trái phiếu hiệu quả ở châu Á, tận dụng tốt hơn nguồn vốn để đầu tư cho khu vực này và tăng cường hỗ trợ kết nối tài chính trong khu vực.
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thị trường trái phiếu nội tệ tại khu vực Đông Á (bao gồm: Trung Quốc, vùng lãnh thổ Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) đã có bước phát triển vượt bậc.
Thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 tăng 21%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mặc dù tăng nhanh hơn so với năm 2006 và phản ánh chất lượng tín dụng và tính đa dạng cao hơn nhưng lại chậm hơn thị trường trái phiếu Chính phủ. Trong 9 quốc gia và vùng lãnh thổ mới nổi ở khu vực Đông Á, Việt Nam là nước có thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ phát triển với tốc độ nhanh nhất trong năm 2007, đạt 98,11%; Trung Quốc đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng, đạt 33,42%.
Tuy nhiên, xét về tổng giá trị trái phiếu huy động được trong năm 2007, Trung Quốc lại đứng hàng đầu với 1.689,83 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với 1.313,81 tỷ USD và Việt Nam đứng cuối bảng với 9,79 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nguồn vốn từ thị trường trái phiếu của khu vực này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Đến cuối năm 2007, lượng vốn huy động được từ thị trường này chiếm 59% tổng GDP của cả khu vực. Hàn Quốc là quốc gia nổi bật nhất với tỷ trọng nguồn vốn thu được từ thị trường trong nước chiếm đến 139% GDP. Đứng thứ hai là Malaysia với tỷ trọng đạt 86,29% và Việt Nam đạt tỷ trọng ít ỏi nhất với con số 13,72%.
Năm 2007 cũng chứng kiến những thay đổi về thể chế và quy tắc hoạt động trên thị trường này. Hàn Quốc đã thông qua đạo luật củng cố thị trường vốn (Capital Markets Consolidation Act) nhằm hợp lý hóa các quy định về tài chính và cho phép các luồng vốn vào thị trường dễ hơn. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng tích cực nâng cao tính minh bạch, các yêu cầu về xác định giá trái phiếu và khuyến khích cải cách tài chính.
Việt Nam thắt chặt các tiêu chuẩn phát hành, trong khi cung cấp thêm quyền phát hành cho khu vực tư nhân và cho phép thực hiện hoán đổi nghĩa vụ nợ tín dụng (CDS) để đánh giá rủi ro tốt hơn. Trung Quốc và Indonesia thúc đẩy phát hành trái phiếu thông qua việc ưu tiên tài chính cho những kế hoạch của nhà nước.
Tuy nhiên, bất chấp tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát và mối đe dọa từ “cú sốc” bên ngoài dẫn đến sự biến đổi của đường cong lãi suất trái phiếu. Yếu tố có tác động rõ nét nhất là sự sụp đổ ngày càng rộng lớn của thị trường thế chấp nợ dưới chuẩn.
Thị trường bất động sản Mỹ đang suy thoái và kết quả là tình trạng rối loạn tài chính tác động đến nền kinh tế nhiều hơn dự đoán, các ngân hàng Mỹ ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào các quỹ hỗ trợ. Các thị trường vốn toàn cầu lâm vào cuộc “đại hạ giá” trong khi những tác động không rõ ràng tiếp tục làm lung lay niềm tin của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Các khoản nợ tăng khi tín dụng bị “thít chặt”.
Tại hội nghị này, đại biểu từ các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN + 3) đã nêu ra hai nhóm hành động ngắn hạn để duy trì tính ổn định của các định chế tài chính nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Thứ nhất, các quốc gia nên tích cực xem xét lại các khoản nợ đồng thời tăng cường hoạt động của ngân hàng trung ương nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường và giảm căng thẳng trên thị trường tiền tệ và liên ngân hàng.
Thứ hai, các định chế tài chính tiếp tục thực hiện giảm thiểu những rắc rối về thông tin có liên quan đến giá trị của các sản phẩm tài chính cấu trúc, các công cụ ngoại bảng và tăng cường năng lực hoạt động của các ngân hàng nhằm cung cấp một nền tảng vững chắc để thực hiện công tác đánh giá.
ABMI lần này cũng chỉ ra viễn cảnh phát triển của khu vực. Rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ ngày càng cao. Thị trường tài chính bất ổn định kéo dài. Áp lực lạm phát tiếp tục đè nén Chính phủ các nước. Các ngân hàng tiếp tục chịu áp lực từ sự bất ổn của thị trường tín dụng dưới chuẩn của Mỹ. Tín dụng bị siết chặt hơn. Các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ ngày càng xấu đi nếu khủng hoảng nợ dưới chuẩn vẫn tiếp tục lan rộng và khủng hoảng tài chính dự báo sẽ tiếp tục tác động đến kinh tế vĩ mô trầm trọng hơn mà không một khu vực nào có thể trốn tránh hoàn toàn.
Do đó, ABMI đề xuất những vấn đề chính sách cần được xem xét.
Thứ nhất, tăng cường đánh giá và quản lý rủi ro trong các định chế tài chính, các ngân hàng trung ương, các cơ quan kiểm soát và các tổ chức định mức tín nhiệm.
Thứ hai, nâng cao tính minh bạch của thị trường thông qua việc cung cấp thêm thông tin đánh giá rủi ro, bao gồm các sản phẩm chuyển rủi ro và các công cụ ngoại bảng. Đồng thời, nâng cao môi trường hoạt động cho các thị trường trái phiếu nội tệ. Tăng cường hợp tác khu vực và tăng cường chia sẻ thông tin để giám sát và kiểm soát các định chế tài chính, đồng thời, tiếp tục củng cố và phát triển năng lực phản ứng nhanh với những biến động cũng là những hành động cần thiết.