Sắp tới thời của buôn bán nội vùng ở châu Á?
Do nhu cầu tiêu dùng ở phương Tây sụt giảm, châu Á tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu ngay tại các nước láng giềng
Lần suy thoái nghiêm trọng này của kinh tế thế giới đã gây những tác động bất lợi cho thương mại tự do.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu tiêu dùng suy giảm mạnh tại hầu hết các thị trường trên thế giới, chính phủ các nước đã tập trung hơn vào việc bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa và việc làm cho người dân của nước mình, thay vì thực hiện những nhượng bộ cần thiết để thúc đẩy thương mại quốc tế.
Nước Mỹ, quốc gia vẫn được xem là một nước điển hình trong phong trào thúc đẩy thương mại tự do, đã đưa điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” vào gói kích thích kinh tế của mình, đồng thời vực dậy ngành công nghiệp ôtô đang ốm yếu của mình bằng một chương trình kích cầu xe mới. Trong bối cảnh kinh tế tốt đẹp, một chương trình kích cầu như vậy có thể bị chỉ trích là trợ giá bất bình đẳng.
Đầu tháng 9 vừa qua, một hội nghị bộ trưởng diễn ra ở New Dehli, Ấn Độ, đã cam kết tái khởi động các cuộc đàm phán bị trì hoãn bất lâu trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm mục đích đạt tới sự đồng thuận quốc tế mới về thương mại tự do hơn, những khác biệt còn tồn tại giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn khiến một thỏa thuận cuối cùng giữa các bên là điều khó đạt được.
Mở cửa cho láng giềng
Tuy nhiên, trên bức nền u ám đó, châu Á - khu vực chịu tác động nặng nề nhất từ sự sụt giảm thương mại - đã tích cực mở cửa các thị trường khu vực của mình. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký giữa các nước châu Á với nhau đã tăng lên mức 56 thỏa thuận tính tới cuối tháng 8 vừa qua, từ mức 3 thỏa thuận vào năm 2000.
19 trong số các FTA này được ký kết giữa 16 nền kinh tế lớn của châu Á, tạo ra một xu hướng có thể đưa châu lục này trở thành một khối thương mại hùng mạnh ngang hàng với khối thương mại được tạo ra bởi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
“Sự hội nhập nội vùng của châu Á vẫn bị xem là một giấc mơ. Nhưng ở thời điểm hiện nay, giấc mơ đó đã gần hiện thực hơn nhiều so với trước kia”, ông Ganeshan Wignaraja, nhà kinh tế học thuộc ADB nhận xét. “Đang diễn ra những động thái hướng tới tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn ở châu Á. Động lực cho điều này là khá mạnh”, ông Wignaraja nói.
Có thể nhận thấy rõ điều này qua hàng loạt thỏa thuận ràng buộc các nền kinh tế hùng mạnh nhất khu vực lại với nhau. Tháng 8 vừa qua, Ấn Độ đã ký kết 2 FTA chỉ trong vòng 2 tuần, với Hàn Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, ASEAN và Trung Quốc dự kiến tới năm 2010 sẽ thực thi toàn bộ việc giảm thuế quan trong FTA mà hai bên đã ký kết vào năm 2004.
Nhiều thỏa thuận tương tự có thể sẽ còn được ký kết trong thời gian tới. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã đặt ưu tiên hàng đầu trong chính sách của ông là đạt tới một “thỏa thuận khung toàn diện về kinh tế” với Trung Quốc, theo đó giảm thuế quan đánh vào hàng hóa Đài Loan khi vào thị trường Trung Quốc.
Ông Yukio Hatoyama, vị Thủ tướng sắp tới của Nhật Bản, đã nhấn mạnh sự cần thiết về mức độ hội nhập sâu rộng hơn ở châu Á. Thậm chí, ông Hatoyama còn đề xuất việc thành lập một đồng tiền chung cho khu vực, kiểu như đồng Euro của châu Âu.
Mặc dù xu hướng này đã tồn tại từ nhiều năm nay, việc hướng tới hạ thấp các hàng rào thương mại càng trở nên cấp bách hơn khi lần suy thoái này xảy ra. Nỗi lo về khả năng sụt giảm tiêu dùng mạnh hơn tại Mỹ - thị trường xuất khẩu số 1 của châu Á - đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của châu lục quay sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong khu vực để tìm kiếm khách hàng cho hàng hóa xuất khẩu của nước mình.
“Không thể chỉ trông chờ vào thị trường Mỹ thêm nữa. Chúng ta cần hình thành một mô hình kinh tế mới”, Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện hồi tháng 8.
Do các mạng lưới sản xuất công nghiệp ở châu Á đã liên hệ qua lại mật thiết hơn, đồng thời người tiêu dùng trong khu vực đã có thu nhập tốt hơn và chi tiêu thoải mái hơn, thương mại nội khu vực hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tương lai ở đây. Sự phục hồi kinh tế vừa mạnh nha của châu Á đã cho thấy những lợi ích tiềm năng to lớn.
Năm ngoái, thương mại nội vùng của châu Á chiếm 57% tổng kim ngạch thương mại của khu vực, từ mức 37% vào năm 1980. “Trước đây, châu Á sản xuất cho Mỹ và châu Âu. Bây giờ, châu Á sản xuất cho châu Á”, Tổng thống Philippines, bà Gloria Arroyo, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây do kênh truyền hình CNBC của Mỹ thực hiện.
Tất nhiên, châu Á vẫn phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang phương Tây, nhưng các FTA khu vực có thể giảm bớt sự phụ thuộc này bằng cách đem tới cho các công ty châu Á những ưu đãi trong việc bán hàng cho các công ty và người tiêu dùng láng giềng.
Những mối lo
Mặc dù vậy, những lợi ích này có thể tạo ra những tác động bất lợi cho thế giới nói chung. Các công ty thuộc các quốc gia không nằm trong các FTA của châu Á, chẳng hạn như Mỹ, có thể đối mặt với những bất lợi khi cạnh tranh để xâm nhập vào thị trường châu Á.
Tiếp đó, điều này có cản trở những nỗ lực nhằm tái cân bằng lại những khoản nợ và thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước Mỹ và mức tiết kiệm thái quá của châu Á.
Theo giáo sư về chính sách thương mại Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell, New York, Mỹ, các FTA song phương “tạo ra một sân chơi không bằng phẳng với lợi thế thuộc về các nước châu Á”. Giáo sư này cũng cho rằng: “Nếu khu vực tăng trưởng năng động nhất này của kinh tế toàn cầu hạn chế khả năng tiếp cận của các nhà xuất khẩu Mỹ, sự tái cân bằng nợ và ngân sách của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng”.
Một số nhà phân tích cũng lo ngại rằng các hiệp định thương mại nội vùng của châu Á có thể gây khó khăn cho các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO. Các FTA của châu Á là một biểu hiện rõ ràng cho thấy các chính phủ ở châu Á đã mất kiên nhẫn với tiến trình đàm phát trong WTO. Với ít bên tham gia hơn, các thỏa thuận song phương dễ đạt được hơn là sự đồng thuận trên quy mô toàn cầu.
Ông Edward Leung, nhà kinh tế trưởng của Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông, cho rằng: “Thế giới sẽ không tốt đẹp hơn nếu chúng ta tách mình ra khỏi các khối thương mại khác”.
Một số rào cản
Giáo sư kinh tế quốc tế Richard Baldwin thuộc Viện Graduate ở Geneva, Thụy Sỹ, thì tin tưởng rằng châu Á sẽ còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường phương Tây trong nhiều năm tới. Ông cho rằng, thuế quan ở châu Á hiện đã giảm nhiều, và những lợi ích bổ sung của các FTA không đem tới cho các công ty châu Á thêm nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ bên ngoài.
Một số nhà phân tích còn cho rằng, mức độ mà ở đó các quốc gia châu Á sẵn lòng ràng buộc với nhau chỉ là hạn chế. Những mâu thuẫn về kinh tế và chính trị giữa một số nước châu Á đặt ra những rào cản lớn trên con đường hướng tới một khối thương mại toàn châu Á thực sự. “Quan niệm cho rằng sắp có một “pháo đài châu Á” là không chuẩn", ông Vinod Aggarwal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC thuộc Đại học California, Mỹ, nhận định.
Tuy vậy, sức hấp dẫn của những lợi ích từ việc hội nhập khu vực sâu rộng hơn có thể đủ mạnh để vượt qua những rào cản trên. Nhà kinh tế học Wignaraja của ADB dự báo châu Á sẽ trở thành một khu vực thương mại tự do kiểu NAFTA trong vòng 10 năm tới. “Ở châu Á, điều duy nhất mà người ta nhất trí với nhau là chuyện kinh doanh. Rốt cục, chủ nghĩa thực tế sẽ thắng thế”, ông Wignaraja nói.
(Theo Time)
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu tiêu dùng suy giảm mạnh tại hầu hết các thị trường trên thế giới, chính phủ các nước đã tập trung hơn vào việc bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa và việc làm cho người dân của nước mình, thay vì thực hiện những nhượng bộ cần thiết để thúc đẩy thương mại quốc tế.
Nước Mỹ, quốc gia vẫn được xem là một nước điển hình trong phong trào thúc đẩy thương mại tự do, đã đưa điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” vào gói kích thích kinh tế của mình, đồng thời vực dậy ngành công nghiệp ôtô đang ốm yếu của mình bằng một chương trình kích cầu xe mới. Trong bối cảnh kinh tế tốt đẹp, một chương trình kích cầu như vậy có thể bị chỉ trích là trợ giá bất bình đẳng.
Đầu tháng 9 vừa qua, một hội nghị bộ trưởng diễn ra ở New Dehli, Ấn Độ, đã cam kết tái khởi động các cuộc đàm phán bị trì hoãn bất lâu trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm mục đích đạt tới sự đồng thuận quốc tế mới về thương mại tự do hơn, những khác biệt còn tồn tại giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn khiến một thỏa thuận cuối cùng giữa các bên là điều khó đạt được.
Mở cửa cho láng giềng
Tuy nhiên, trên bức nền u ám đó, châu Á - khu vực chịu tác động nặng nề nhất từ sự sụt giảm thương mại - đã tích cực mở cửa các thị trường khu vực của mình. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký giữa các nước châu Á với nhau đã tăng lên mức 56 thỏa thuận tính tới cuối tháng 8 vừa qua, từ mức 3 thỏa thuận vào năm 2000.
19 trong số các FTA này được ký kết giữa 16 nền kinh tế lớn của châu Á, tạo ra một xu hướng có thể đưa châu lục này trở thành một khối thương mại hùng mạnh ngang hàng với khối thương mại được tạo ra bởi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
“Sự hội nhập nội vùng của châu Á vẫn bị xem là một giấc mơ. Nhưng ở thời điểm hiện nay, giấc mơ đó đã gần hiện thực hơn nhiều so với trước kia”, ông Ganeshan Wignaraja, nhà kinh tế học thuộc ADB nhận xét. “Đang diễn ra những động thái hướng tới tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn ở châu Á. Động lực cho điều này là khá mạnh”, ông Wignaraja nói.
Có thể nhận thấy rõ điều này qua hàng loạt thỏa thuận ràng buộc các nền kinh tế hùng mạnh nhất khu vực lại với nhau. Tháng 8 vừa qua, Ấn Độ đã ký kết 2 FTA chỉ trong vòng 2 tuần, với Hàn Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, ASEAN và Trung Quốc dự kiến tới năm 2010 sẽ thực thi toàn bộ việc giảm thuế quan trong FTA mà hai bên đã ký kết vào năm 2004.
Nhiều thỏa thuận tương tự có thể sẽ còn được ký kết trong thời gian tới. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã đặt ưu tiên hàng đầu trong chính sách của ông là đạt tới một “thỏa thuận khung toàn diện về kinh tế” với Trung Quốc, theo đó giảm thuế quan đánh vào hàng hóa Đài Loan khi vào thị trường Trung Quốc.
Ông Yukio Hatoyama, vị Thủ tướng sắp tới của Nhật Bản, đã nhấn mạnh sự cần thiết về mức độ hội nhập sâu rộng hơn ở châu Á. Thậm chí, ông Hatoyama còn đề xuất việc thành lập một đồng tiền chung cho khu vực, kiểu như đồng Euro của châu Âu.
Mặc dù xu hướng này đã tồn tại từ nhiều năm nay, việc hướng tới hạ thấp các hàng rào thương mại càng trở nên cấp bách hơn khi lần suy thoái này xảy ra. Nỗi lo về khả năng sụt giảm tiêu dùng mạnh hơn tại Mỹ - thị trường xuất khẩu số 1 của châu Á - đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của châu lục quay sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong khu vực để tìm kiếm khách hàng cho hàng hóa xuất khẩu của nước mình.
“Không thể chỉ trông chờ vào thị trường Mỹ thêm nữa. Chúng ta cần hình thành một mô hình kinh tế mới”, Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện hồi tháng 8.
Do các mạng lưới sản xuất công nghiệp ở châu Á đã liên hệ qua lại mật thiết hơn, đồng thời người tiêu dùng trong khu vực đã có thu nhập tốt hơn và chi tiêu thoải mái hơn, thương mại nội khu vực hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tương lai ở đây. Sự phục hồi kinh tế vừa mạnh nha của châu Á đã cho thấy những lợi ích tiềm năng to lớn.
Năm ngoái, thương mại nội vùng của châu Á chiếm 57% tổng kim ngạch thương mại của khu vực, từ mức 37% vào năm 1980. “Trước đây, châu Á sản xuất cho Mỹ và châu Âu. Bây giờ, châu Á sản xuất cho châu Á”, Tổng thống Philippines, bà Gloria Arroyo, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây do kênh truyền hình CNBC của Mỹ thực hiện.
Tất nhiên, châu Á vẫn phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang phương Tây, nhưng các FTA khu vực có thể giảm bớt sự phụ thuộc này bằng cách đem tới cho các công ty châu Á những ưu đãi trong việc bán hàng cho các công ty và người tiêu dùng láng giềng.
Những mối lo
Mặc dù vậy, những lợi ích này có thể tạo ra những tác động bất lợi cho thế giới nói chung. Các công ty thuộc các quốc gia không nằm trong các FTA của châu Á, chẳng hạn như Mỹ, có thể đối mặt với những bất lợi khi cạnh tranh để xâm nhập vào thị trường châu Á.
Tiếp đó, điều này có cản trở những nỗ lực nhằm tái cân bằng lại những khoản nợ và thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước Mỹ và mức tiết kiệm thái quá của châu Á.
Theo giáo sư về chính sách thương mại Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell, New York, Mỹ, các FTA song phương “tạo ra một sân chơi không bằng phẳng với lợi thế thuộc về các nước châu Á”. Giáo sư này cũng cho rằng: “Nếu khu vực tăng trưởng năng động nhất này của kinh tế toàn cầu hạn chế khả năng tiếp cận của các nhà xuất khẩu Mỹ, sự tái cân bằng nợ và ngân sách của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng”.
Một số nhà phân tích cũng lo ngại rằng các hiệp định thương mại nội vùng của châu Á có thể gây khó khăn cho các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO. Các FTA của châu Á là một biểu hiện rõ ràng cho thấy các chính phủ ở châu Á đã mất kiên nhẫn với tiến trình đàm phát trong WTO. Với ít bên tham gia hơn, các thỏa thuận song phương dễ đạt được hơn là sự đồng thuận trên quy mô toàn cầu.
Ông Edward Leung, nhà kinh tế trưởng của Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông, cho rằng: “Thế giới sẽ không tốt đẹp hơn nếu chúng ta tách mình ra khỏi các khối thương mại khác”.
Một số rào cản
Giáo sư kinh tế quốc tế Richard Baldwin thuộc Viện Graduate ở Geneva, Thụy Sỹ, thì tin tưởng rằng châu Á sẽ còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường phương Tây trong nhiều năm tới. Ông cho rằng, thuế quan ở châu Á hiện đã giảm nhiều, và những lợi ích bổ sung của các FTA không đem tới cho các công ty châu Á thêm nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ bên ngoài.
Một số nhà phân tích còn cho rằng, mức độ mà ở đó các quốc gia châu Á sẵn lòng ràng buộc với nhau chỉ là hạn chế. Những mâu thuẫn về kinh tế và chính trị giữa một số nước châu Á đặt ra những rào cản lớn trên con đường hướng tới một khối thương mại toàn châu Á thực sự. “Quan niệm cho rằng sắp có một “pháo đài châu Á” là không chuẩn", ông Vinod Aggarwal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC thuộc Đại học California, Mỹ, nhận định.
Tuy vậy, sức hấp dẫn của những lợi ích từ việc hội nhập khu vực sâu rộng hơn có thể đủ mạnh để vượt qua những rào cản trên. Nhà kinh tế học Wignaraja của ADB dự báo châu Á sẽ trở thành một khu vực thương mại tự do kiểu NAFTA trong vòng 10 năm tới. “Ở châu Á, điều duy nhất mà người ta nhất trí với nhau là chuyện kinh doanh. Rốt cục, chủ nghĩa thực tế sẽ thắng thế”, ông Wignaraja nói.
(Theo Time)