Sau sáp nhập Habubank, SHB bắt đầu lấn sân
Lần đầu tiên SHB nắm cả khoản tài trợ lớn cho một dự án trọng điểm quốc gia
Ngày 18/5/2013, tại lễ khởi công xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận tài trợ gói tín dụng lớn cho dự án.
Công trình mở rộng quốc lộ 1A, từ km 791A+500 - km 848+8 qua địa bàn Thừa Thiên Huế được thực hiện theo hình thức BOT, do Công ty TNHH Trùng Phương làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án trọng điểm cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A trong giai đoạn 2012 - 2020.
Với gói tài trợ 1.833 tỷ đồng, SHB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tài trợ cho cho dự án trọng điểm quốc gia này. Thời gian qua, các dự án thuộc lĩnh vực này chủ yếu thuộc về các ngân hàng quốc doanh, sự tham gia của khối cổ phần rất hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông quy mô lớn trước đây chủ yếu dành cho các đơn vị quốc doanh, các ngân hàng thương mại nhà nước với lợi thế vốn lớn, sự tham gia của các ngân hàng cổ phần còn hạn chế và chủ yếu là qua hợp vốn, do các ngân hàng lớn làm đầu mối.
Hiện nay, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã mở cơ chế thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), kêu gọi các đơn vị tư nhân tham gia đầu tư, sau đó vận hành và khai thác một thời gian rồi chuyển giao lại. Đây là cơ hội để khối ngân hàng thương mại cổ phần tham gia rót vốn.
Tuy nhiên, trước đây, do quy mô vốn của phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án lớn, do các quy định về giới hạn cấp tín dụng cho một dự án, một khách hàng. Đến nay, như với SHB, sau khi sáp nhập Habubank, quy mô vốn điều lệ đã tăng lên gần 9.000 tỷ đồng, tạo điều kiện để bắt đầu tham gia các dự án trọng điểm như trên.
Bên cạnh đó, gói tín dụng 1.833 tỷ đồng là quy mô đáng chú ý trong bối cảnh cạnh tranh cho vay hiện nay. Được biết, định hướng ban đầu của dự án là “khoanh vùng” tiếp vốn từ các ngân hàng quốc doanh. Nhưng, qua hình thức BOT, Bộ Giao thông và Vận tải đã mở hướng chọn đầu mối tài trợ vốn qua cạnh tranh. Có nhiều ngân hàng thương mại tiếp cận dự án trên, song SHB trở thành nhà tài trợ duy nhất khi đưa ra sự cạnh tranh tốt nhất.
“Sau khi sáp nhập Habubank, mặc dù còn nhiều khó khăn và các vấn đề phải xử lý, nhưng SHB đã có thêm lợi thế về quy mô để tiếp cận các khách hàng lớn, các dự án lớn. Chúng tôi đã có sức cạnh tranh mạnh hơn”, ông Lê nói.
Và sau công trình mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, sắp tới SHB sẽ tiếp tục là đơn vị tài trợ vốn cho dự án đoạn qua tỉnh Khánh Hòa với quy mô lớn hơn.
Đây là những gói tín dụng dài hạn, mức độ giải ngân theo từng thời điểm và tiến độ của dự án. Theo ông Lê, việc tài trợ những dự án này có độ rủi ro thấp và SHB sẽ thực hiện quản lý dòng tiền của chủ đầu tư khi các công trình vận hành.
Công trình mở rộng quốc lộ 1A, từ km 791A+500 - km 848+8 qua địa bàn Thừa Thiên Huế được thực hiện theo hình thức BOT, do Công ty TNHH Trùng Phương làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án trọng điểm cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A trong giai đoạn 2012 - 2020.
Với gói tài trợ 1.833 tỷ đồng, SHB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tài trợ cho cho dự án trọng điểm quốc gia này. Thời gian qua, các dự án thuộc lĩnh vực này chủ yếu thuộc về các ngân hàng quốc doanh, sự tham gia của khối cổ phần rất hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông quy mô lớn trước đây chủ yếu dành cho các đơn vị quốc doanh, các ngân hàng thương mại nhà nước với lợi thế vốn lớn, sự tham gia của các ngân hàng cổ phần còn hạn chế và chủ yếu là qua hợp vốn, do các ngân hàng lớn làm đầu mối.
Hiện nay, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã mở cơ chế thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), kêu gọi các đơn vị tư nhân tham gia đầu tư, sau đó vận hành và khai thác một thời gian rồi chuyển giao lại. Đây là cơ hội để khối ngân hàng thương mại cổ phần tham gia rót vốn.
Tuy nhiên, trước đây, do quy mô vốn của phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án lớn, do các quy định về giới hạn cấp tín dụng cho một dự án, một khách hàng. Đến nay, như với SHB, sau khi sáp nhập Habubank, quy mô vốn điều lệ đã tăng lên gần 9.000 tỷ đồng, tạo điều kiện để bắt đầu tham gia các dự án trọng điểm như trên.
Bên cạnh đó, gói tín dụng 1.833 tỷ đồng là quy mô đáng chú ý trong bối cảnh cạnh tranh cho vay hiện nay. Được biết, định hướng ban đầu của dự án là “khoanh vùng” tiếp vốn từ các ngân hàng quốc doanh. Nhưng, qua hình thức BOT, Bộ Giao thông và Vận tải đã mở hướng chọn đầu mối tài trợ vốn qua cạnh tranh. Có nhiều ngân hàng thương mại tiếp cận dự án trên, song SHB trở thành nhà tài trợ duy nhất khi đưa ra sự cạnh tranh tốt nhất.
“Sau khi sáp nhập Habubank, mặc dù còn nhiều khó khăn và các vấn đề phải xử lý, nhưng SHB đã có thêm lợi thế về quy mô để tiếp cận các khách hàng lớn, các dự án lớn. Chúng tôi đã có sức cạnh tranh mạnh hơn”, ông Lê nói.
Và sau công trình mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, sắp tới SHB sẽ tiếp tục là đơn vị tài trợ vốn cho dự án đoạn qua tỉnh Khánh Hòa với quy mô lớn hơn.
Đây là những gói tín dụng dài hạn, mức độ giải ngân theo từng thời điểm và tiến độ của dự án. Theo ông Lê, việc tài trợ những dự án này có độ rủi ro thấp và SHB sẽ thực hiện quản lý dòng tiền của chủ đầu tư khi các công trình vận hành.