Sẽ có 7 nghị định về kinh doanh có điều kiện
Có 4 bộ được Thủ tướng giao soạn thảo các nghị định về quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 7 nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư năm 2014.
Cụ thể, Thủ tướng phân công Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định thay thế Nghị định số 72/2009 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và nghị định quy định chi tiết về kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Bộ Y tế chủ trì soạn thảo 3 nghị định: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2008 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; Nghị định quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh; Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dược.
7 Nghị định nêu trên sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 12/2015.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ được phân công chủ trì soạn thảo phải trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên tập trung bố trí đủ nhân lực và kinh phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo, chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trong xây dựng các nđịnh, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Chính phủ theo Quyết định này.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản theo Quyết định này.
Các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình ban hành đối với từng văn bản; phân công trách nhiệm, thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công trong việc bảo đảm tiến độ xây dựng, trình văn bản được phân công.
Cụ thể, Thủ tướng phân công Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định thay thế Nghị định số 72/2009 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và nghị định quy định chi tiết về kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Bộ Y tế chủ trì soạn thảo 3 nghị định: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2008 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; Nghị định quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh; Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dược.
7 Nghị định nêu trên sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 12/2015.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ được phân công chủ trì soạn thảo phải trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên tập trung bố trí đủ nhân lực và kinh phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo, chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trong xây dựng các nđịnh, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Chính phủ theo Quyết định này.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản theo Quyết định này.
Các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình ban hành đối với từng văn bản; phân công trách nhiệm, thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công trong việc bảo đảm tiến độ xây dựng, trình văn bản được phân công.