Sẽ có chính sách với từng đối tượng học nghề ở nông thôn
Người học nghề sau khi học làm việc ổn định ở nông thôn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay tín dụng
Với tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề của Việt Nam hiện chỉ ở mức 18,7%, sẽ còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020.
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đàm Hữu Đắc đã có cuộc trao đổi với báo giới.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng lao động nông thôn nước ta hiện nay?
Do nhu cầu đô thị hóa cũng như phát triển kinh tế nên nói chung đất canh tác của nông dân đang bị giảm bớt, vì thế lao động nông thôn có nhu cầu học nghề khá lớn. Những vùng chuyên canh cây nguyên liệu như cao su, chè, thuốc lá, cà phê, giấy... cũng có nhu cầu đào tạo nghề cao, khoảng 96 ngàn người/năm.
Thực tế, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề của nước ta chỉ đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%. Đặc biệt, số lượng lao động nông thôn cần qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
Dự báo đến 2010, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 16%, công nghiệp - xây dựng chiếm 43% và dịch vụ chiếm 41% GDP của cả nước. Lúc đó, tỷ lệ lao động nông thôn sẽ chiếm 68,98% (tức khoảng 34,2 triệu người).
Đến năm 2015, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 12%, công nghiệp - xây dựng chiếm 46% và dịch vụ chiếm 42% thì lao động nông thôn chiếm 63,09% (khoảng 33,1 triệu người). Năm 2020, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 10%, công nghiệp - xây dựng chiếm 47% và dịch vụ chiếm 43%, thì lao động nông thôn chiếm 57,33% (khoảng 32,1 triệu người).
Các cơ sở đào tạo nghề của ta hiện có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu trên không và có những chính sách gì để hỗ trợ cho các cơ sở này, thưa ông?
Mặc dù kinh phí của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 trong những năm qua tăng nhanh nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư của Dự án lại còn ít. Theo tôi được biết, hiện mới chỉ hỗ trợ cho 3 trường tiếp cận trình độ khu vực; 60 trường trọng điểm; 50 trường trung cấp nghề khó khăn; 219 trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Do đó chúng ta cần có chính sách quan tâm tới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đối với 61 huyện nghèo dự kiến sẽ được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Còn 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30- 50% mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết; xưởng thực hành; ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên... Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm.
Thêm vào đó, 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 sẽ được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành; ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên; thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 - 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm.
116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm. Đồng thời hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường cho 9 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 9 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống.
Đồng thời, cũng nên huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.
Các chính sách hỗ trợ người học nghề tại nông thôn sẽ được triển khai cụ thể thế nào, thưa ông?
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng chính sách cho từng đối tượng học nghề. Dự kiến đối với người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn - trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng - với mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/ khóa học.
Đối với người thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Các đối tượng còn lại được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Người học nghề sau khi học làm việc ổn định ở nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay tín dụng.
Người học là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khoá học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách học nghề nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg.
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đàm Hữu Đắc đã có cuộc trao đổi với báo giới.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng lao động nông thôn nước ta hiện nay?
Do nhu cầu đô thị hóa cũng như phát triển kinh tế nên nói chung đất canh tác của nông dân đang bị giảm bớt, vì thế lao động nông thôn có nhu cầu học nghề khá lớn. Những vùng chuyên canh cây nguyên liệu như cao su, chè, thuốc lá, cà phê, giấy... cũng có nhu cầu đào tạo nghề cao, khoảng 96 ngàn người/năm.
Thực tế, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề của nước ta chỉ đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%. Đặc biệt, số lượng lao động nông thôn cần qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
Dự báo đến 2010, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 16%, công nghiệp - xây dựng chiếm 43% và dịch vụ chiếm 41% GDP của cả nước. Lúc đó, tỷ lệ lao động nông thôn sẽ chiếm 68,98% (tức khoảng 34,2 triệu người).
Đến năm 2015, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 12%, công nghiệp - xây dựng chiếm 46% và dịch vụ chiếm 42% thì lao động nông thôn chiếm 63,09% (khoảng 33,1 triệu người). Năm 2020, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 10%, công nghiệp - xây dựng chiếm 47% và dịch vụ chiếm 43%, thì lao động nông thôn chiếm 57,33% (khoảng 32,1 triệu người).
Các cơ sở đào tạo nghề của ta hiện có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu trên không và có những chính sách gì để hỗ trợ cho các cơ sở này, thưa ông?
Mặc dù kinh phí của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 trong những năm qua tăng nhanh nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư của Dự án lại còn ít. Theo tôi được biết, hiện mới chỉ hỗ trợ cho 3 trường tiếp cận trình độ khu vực; 60 trường trọng điểm; 50 trường trung cấp nghề khó khăn; 219 trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Do đó chúng ta cần có chính sách quan tâm tới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đối với 61 huyện nghèo dự kiến sẽ được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Còn 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30- 50% mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết; xưởng thực hành; ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên... Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm.
Thêm vào đó, 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 sẽ được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành; ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên; thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 - 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm.
116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm. Đồng thời hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường cho 9 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 9 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống.
Đồng thời, cũng nên huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.
Các chính sách hỗ trợ người học nghề tại nông thôn sẽ được triển khai cụ thể thế nào, thưa ông?
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng chính sách cho từng đối tượng học nghề. Dự kiến đối với người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn - trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng - với mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/ khóa học.
Đối với người thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Các đối tượng còn lại được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Người học nghề sau khi học làm việc ổn định ở nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay tín dụng.
Người học là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khoá học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách học nghề nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg.