Sẽ hình thành trật tự tài chính mới?
Quyền lực tài chính Mỹ sẽ suy giảm, trong khi các nền kinh tế mới nổi có thể chi phối thị trường tài chính toàn cầu
Quyền lực tài chính Mỹ sẽ suy giảm, trong khi các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil đang có thế mạnh và có thể chi phối thị trường tài chính toàn cầu. Một trật tự tài chính thế giới mới dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau đang trở thành tất yếu.
Đó là nhận định mới của nhiều chuyên gia tài chính quốc tế, trong bối cảnh ngành tài chính Mỹ, châu Âu đang khủng hoảng trầm trọng và thế giới mất lòng tin vào “mô hình kinh tế Mỹ”.
Các nước mới nổi chiếm thế thượng phong
Mạng tin IPS của Brazil dẫn phát biểu mới đây của Bộ trưởng Tài chính Brazil G.Mantega cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể tạo ra một kịch bản tài chính thế giới mới. Trong đó, vai trò của các nước tiên tiến đang bị kiệt sức do kinh tế trì trệ và khủng hoảng dân số, sẽ phải nhường lại cho các quốc gia mới nổi đang phát triển mạnh và là “những cỗ máy tăng trưởng kinh tế” của thế giới.
Hiện nay, các nước mạnh là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, nhờ có thị trường nội địa phát triển; có dự trữ tài chính dồi dào và không bị điêu đứng bởi nợ xấu.
Tương tự nhận định của ông G.Mantega, tờ Địa cầu và Thư tín của Canada ngày 5/10 cũng đăng ý kiến của các nhà phân tích cho rằng: các nền kinh tế đang nổi và các nước sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh đang trở thành nhân tố quyết định số phận những nền kinh tế tư bản lớn.
Ông Nigel Rendell, nhà chiến lược về các thị trường đang nổi của Ngân hàng Hoàng gia Canada, dự báo trong 5-10 năm tới, các thị trường đang nổi sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng và các nhà quản lý tài sản sẽ đổ thêm nhiều tiền hơn vào đó.
Những quỹ đầu tư lớn độc lập trên thế giới như những quỹ ở khu vực vùng Vịnh ngày càng không muốn đổ tiền vào các thị trường phương Tây. Thay vào đó, họ đầu tư ở trong nước và các thị trường đang nổi. Trung Quốc với mức tăng trưởng GDP 10% và nguồn dự trữ ngoại tệ hơn 1.800 tỷ USD, có thể cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các thị trường đang nổi khác.
Một cuộc thăm dò ý kiến của Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) đối với 1.300 nhà điều hành kinh tế vừa cho thấy, 87% số người được hỏi ở các thị trường đang nổi "lạc quan" về tình hình kinh doanh của công ty họ trong 2 năm tới. Ngược lại, tại Mỹ và châu Âu, các cuộc thăm dò cho thấy, chỉ số niềm tin của các nhà kinh doanh và dân chúng đã giảm xuống mức rất thấp.
Quyền lực tài chính của Mỹ đang suy yếu
Các chuyên gia của Mỹ và phương Tây cũng cho rằng, “một trật tự quyền lực mới” đang được hình thành, với việc uy tín kinh tế của Mỹ đang tụt xuống mức rất thấp. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) khẳng định: sự ảnh hưởng kinh tế của các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, đang làm thay đổi cán cân quyền lực. Mỹ không thể giữ vai trò “đơn cực” chi phối thế giới như trước đây.
Nhiều chuyên gia khác có chung nhận định rằng, do khủng hoảng tài chính, “quyền lực mềm” của Mỹ có thể bị suy yếu ngay lập tức, vì các nước không còn xem Mỹ là một mô hình chính trị, kinh tế đáng để học tập. Các biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính Mỹ, trong đó có kế hoạch chi 700 tỷ USD, sẽ để lại hậu quả lâu dài trong những thập niên tới.
Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ là B. Obama J. McCain cũng cho rằng, vị tổng thống kế nhiệm ông Bush sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ “gánh nặng tài chính” của nước Mỹ.
Các nhà phân tích của mạng Asia Times vừa bình luận: một nước Mỹ chìm ngập trong nợ nần có thể sẽ mất dần sức mạnh trước Trung Quốc và các nước khác trong cuộc cạnh tranh gay gắt toàn cầu để giành giật tài nguyên và hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của nước mình.
Với việc Phố Wall suy sụp, trật tự tư bản toàn cầu đã tiến tới thời điểm bước ngoặt, tác động căn bản tới sự can dự của Mỹ ở châu Á. Việc Mỹ chọn phương án cứu trợ các chủ ngân hàng hơn là cho phép thị trường quyết định giá trị các tài sản liên quan đến nợ nần... đã làm tổn hại lòng tin trên toàn cầu vào “mô hình Mỹ”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thế giới không nên quá bi quan về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ.
Các kế hoạch cứu trợ tài chính thật ra mới tiêu tốn vài % GDP của nền kinh tế khổng lồ này. “Mỹ vẫn đóng vai trò là một cường quốc trên thế giới”-đó là câu trả lời và cũng là tâm lý chung của đa số người Mỹ được hỏi ý kiến trong một cuộc thăm dò dư luận do hãng Harris tiến hành mới đây.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN ngày 5/10, người giàu nhất nước Mỹ, ông Bill Gates cũng nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ "không phải đã đặt dấu chấm hết đối với chủ nghĩa tư bản và sẽ không dẫn tới một cuộc suy thoái". Và, nó chỉ cần "một vài hiệu chỉnh", ông không nhìn thấy dấu hiệu đổ vỡ của nền kinh tế Mỹ.
Đó là nhận định mới của nhiều chuyên gia tài chính quốc tế, trong bối cảnh ngành tài chính Mỹ, châu Âu đang khủng hoảng trầm trọng và thế giới mất lòng tin vào “mô hình kinh tế Mỹ”.
Các nước mới nổi chiếm thế thượng phong
Mạng tin IPS của Brazil dẫn phát biểu mới đây của Bộ trưởng Tài chính Brazil G.Mantega cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể tạo ra một kịch bản tài chính thế giới mới. Trong đó, vai trò của các nước tiên tiến đang bị kiệt sức do kinh tế trì trệ và khủng hoảng dân số, sẽ phải nhường lại cho các quốc gia mới nổi đang phát triển mạnh và là “những cỗ máy tăng trưởng kinh tế” của thế giới.
Hiện nay, các nước mạnh là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, nhờ có thị trường nội địa phát triển; có dự trữ tài chính dồi dào và không bị điêu đứng bởi nợ xấu.
Tương tự nhận định của ông G.Mantega, tờ Địa cầu và Thư tín của Canada ngày 5/10 cũng đăng ý kiến của các nhà phân tích cho rằng: các nền kinh tế đang nổi và các nước sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh đang trở thành nhân tố quyết định số phận những nền kinh tế tư bản lớn.
Ông Nigel Rendell, nhà chiến lược về các thị trường đang nổi của Ngân hàng Hoàng gia Canada, dự báo trong 5-10 năm tới, các thị trường đang nổi sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng và các nhà quản lý tài sản sẽ đổ thêm nhiều tiền hơn vào đó.
Những quỹ đầu tư lớn độc lập trên thế giới như những quỹ ở khu vực vùng Vịnh ngày càng không muốn đổ tiền vào các thị trường phương Tây. Thay vào đó, họ đầu tư ở trong nước và các thị trường đang nổi. Trung Quốc với mức tăng trưởng GDP 10% và nguồn dự trữ ngoại tệ hơn 1.800 tỷ USD, có thể cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các thị trường đang nổi khác.
Một cuộc thăm dò ý kiến của Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) đối với 1.300 nhà điều hành kinh tế vừa cho thấy, 87% số người được hỏi ở các thị trường đang nổi "lạc quan" về tình hình kinh doanh của công ty họ trong 2 năm tới. Ngược lại, tại Mỹ và châu Âu, các cuộc thăm dò cho thấy, chỉ số niềm tin của các nhà kinh doanh và dân chúng đã giảm xuống mức rất thấp.
Quyền lực tài chính của Mỹ đang suy yếu
Các chuyên gia của Mỹ và phương Tây cũng cho rằng, “một trật tự quyền lực mới” đang được hình thành, với việc uy tín kinh tế của Mỹ đang tụt xuống mức rất thấp. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) khẳng định: sự ảnh hưởng kinh tế của các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, đang làm thay đổi cán cân quyền lực. Mỹ không thể giữ vai trò “đơn cực” chi phối thế giới như trước đây.
Nhiều chuyên gia khác có chung nhận định rằng, do khủng hoảng tài chính, “quyền lực mềm” của Mỹ có thể bị suy yếu ngay lập tức, vì các nước không còn xem Mỹ là một mô hình chính trị, kinh tế đáng để học tập. Các biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính Mỹ, trong đó có kế hoạch chi 700 tỷ USD, sẽ để lại hậu quả lâu dài trong những thập niên tới.
Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ là B. Obama J. McCain cũng cho rằng, vị tổng thống kế nhiệm ông Bush sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ “gánh nặng tài chính” của nước Mỹ.
Các nhà phân tích của mạng Asia Times vừa bình luận: một nước Mỹ chìm ngập trong nợ nần có thể sẽ mất dần sức mạnh trước Trung Quốc và các nước khác trong cuộc cạnh tranh gay gắt toàn cầu để giành giật tài nguyên và hàng hoá đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của nước mình.
Với việc Phố Wall suy sụp, trật tự tư bản toàn cầu đã tiến tới thời điểm bước ngoặt, tác động căn bản tới sự can dự của Mỹ ở châu Á. Việc Mỹ chọn phương án cứu trợ các chủ ngân hàng hơn là cho phép thị trường quyết định giá trị các tài sản liên quan đến nợ nần... đã làm tổn hại lòng tin trên toàn cầu vào “mô hình Mỹ”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thế giới không nên quá bi quan về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ.
Các kế hoạch cứu trợ tài chính thật ra mới tiêu tốn vài % GDP của nền kinh tế khổng lồ này. “Mỹ vẫn đóng vai trò là một cường quốc trên thế giới”-đó là câu trả lời và cũng là tâm lý chung của đa số người Mỹ được hỏi ý kiến trong một cuộc thăm dò dư luận do hãng Harris tiến hành mới đây.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN ngày 5/10, người giàu nhất nước Mỹ, ông Bill Gates cũng nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ "không phải đã đặt dấu chấm hết đối với chủ nghĩa tư bản và sẽ không dẫn tới một cuộc suy thoái". Và, nó chỉ cần "một vài hiệu chỉnh", ông không nhìn thấy dấu hiệu đổ vỡ của nền kinh tế Mỹ.