16:23 20/06/2012

Sẽ nhân rộng thí điểm xử phạt cao trong vi phạm giao thông?

Nguyễn Lê

Khi áp dụng mức xử phạt cao thì hầu hết người vi phạm đều biết rõ và chấp hành, không thắc mắc, Chính phủ đánh giá

Khi áp dụng mức xử phạt cao thì hầu hết người vi phạm đều biết rõ và chấp hành, không thắc mắc, Chính phủ đánh giá.
Khi áp dụng mức xử phạt cao thì hầu hết người vi phạm đều biết rõ và chấp hành, không thắc mắc, Chính phủ đánh giá.
Báo cáo sơ kết hai năm áp dụng mức phạt thí điểm đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ trong khu vực nội thành ở thành phố Hà Nội và Tp.HCM vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội.

Tại đây, Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh rằng, trong 5 tháng đầu năm 2012, tình hình tai nạn giao thông đã có chuyển biến đáng kể, tai nạn giao thông giảm mạnh cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giảm 1.185 vụ (20,74%), 843 người chết (17,59%), 1.089 người bị thương (24,68%).

Tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn đang được khắc phục, đua xe, tụ tập đua xe đã cơ bản được ngăn chặn, an ninh trật tự giao thông được duy trì ổn định.

Một trong những giải pháp chính góp phần đạt được kết quả nêu trên là giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện từ năm 2010, điển hình là việc thí điểm áp dụng mức xử phạt cao đối với một số vi phạm là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông tại khu vực nội thành Hà Nội và Tp.HCM, Chính phủ nhìn nhận.

Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tính từ 20/5/2010 đến 30/3/2012 cũng là những con số khá ấn tượng.

Tại Hà Nội, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý áp dụng mức xử phạt thí điểm trong khu vực nội thành 861.963 trường hợp (khoảng 76% tổng số vụ xử lý trên toàn thành phố), nộp kho bạc Nhà nước 149.939.870.000 đồng (chiếm 52% số tiền thu phạt). So sánh với thời gian liền kề tăng 324.215 trường hợp (60,3%), tăng 78.885.776.000 tiền xử phạt (111%). Ngoài ra, tạm giữ 40.161 phương tiện các loại, gồm 3.647 ôtô, 36.514 mô tô và 257.931 bộ giấy tờ xe, tước 121.093 giấy phép lái xe các loại.

Còn lực lượng thanh tra giao thông đã kiểm tra, xử lý 46.706 trường hợp (chiếm 45,3% tổng số vụ xử lý trên toàn thành phố), với tổng số tiền đã xử phạt là 36.267.940.000 đồng (70,25% tổng số tiền xử phạt).

Ở Tp.HCM, các con số tương tự từ lực lượng cảnh sát giao thông là 2.260.300 trường hợp (70% tổng số vụ xử lý).  Đã chấp hành thực hiện quyết định xử phạt 2.818.500 trường hợp (đạt 87,17%) nộp kho bạc Nhà nước 447.730.959.000 đồng, so với cùng thời gian trước đó tăng 481.504 vụ (tăng 17,50%) thực hiện quyết định xử phạt tăng 463.980 trường hợp (bằng 19,71%), nộp kho bạc Nhà nước tăng 125.119.093.000 đồng (38,78%). Ngoài ra tạm giữ 120.277 phương tiện, tước 89.113 giấy phép lái xe các loại.

Con số do thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý là 19.305 trường hợp, ra quyết định xử phạt 19.305 trường hợp với tổng số tiền 20.330.380.300 đồng (tăng 130,23% số vụ vi phạm và tăng 799,883% số tiền so với cùng thời gian trước khi áp dụng). Ngoài ra đã áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày đối với 19.305 trường hợp vi phạm.

Khi áp dụng mức xử phạt cao thì hầu hết người vi phạm đều biết rõ và chấp hành, không thắc mắc, Chính phủ đánh giá.

Phần chưa làm được, báo cáo nêu tình trạng thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây mất trật tự trên đường vẫn còn xảy ra (Tp.HCM năm 2011 còn xảy ra 77 vụ), song các chế tài xử phạt hành vi tụ tập, đua xe, lạng lách, đánh võng còn thiếu sức răn đe, làm cho tình trạng chạy xe gây mất trật tự về đêm vẫn còn tiếp diễn.

Tiếp tục cho phép thí điểm nhân rộng việc áp dụng mức xử phạt cao theo quy định tại mục 7, chương II Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại 5 thành phố loại 1 trực thuộc  Trung ương.

Đánh giá việc áp dụng mức xử phạt tăng nặng đem lại hiệu quả tích cực trong việc phòng ngừa kéo giảm tai nạn giao thông, Chính phủ kiến nghị tiếp tục cho phép thí điểm nhân rộng việc áp dụng mức xử phạt cao theo quy định tại mục 7, chương II, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại 5 thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương.