Sẽ tiến hành phiên điều trần về phòng chống tham nhũng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, tinh thần là nghị quyết của Quốc hội phải đi vào cuộc sống
Vào tháng 5 tới đây, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ tổ chức phiên điều trần về công tác phòng chống tham nhũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết tại hội nghị triển khai thực hiện các nghị quyết đã được Quốc hội ban hành tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, sáng 4/2.
Nhấn mạnh đây là lần đầu tiên tổ chức hội nghị như thế này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ chủ đề của hội nghị là nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội, vì nếu nghị quyết không đi vào cuộc sống thì không có ý nghĩa gì.
Tinh thần là nghị quyết của Quốc hội phải đi vào cuộc sống, chỗ nào làm chưa tốt, ai cản trở thì đại biểu phải hỏi cho rõ, Chủ tịch yêu cầu.
Tại hội nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã báo cáo một số vấn đề cần tập trung, theo dõi giám sát, trong đó có việc giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phòng chống tham nhũng...
Nhấn mạnh vai trò của thông tin trong việc nâng cao chất lượng giám sát, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết vào tháng 5 tới, Ủy ban sẽ tiến hành phiên giải trình về công tác phòng chống tham nhũng và “tha thiết đề nghị’ các cơ quan liên quan đáp ứng đầy đủ thông tin khi được đề nghị.
Cũng theo ông Quyền, muốn tăng cường hiệu lực giám sát thì cần làm rõ địa chỉ trách nhiệm, không chỉ của tập thể mà đến từng cá nhân.
Thêm một lần dùng chữ “thiết tha”, ông Quyền đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu phải chỉ rõ địa chỉ của vấn đề trách nhiệm, bằng bản lĩnh và phương pháp của mình, vì nếu nói trách nhiệm chung chung thì cũng như “đấm vào không khí thôi”.
Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc phản ánh tâm tư của nhiều đại biểu về tính khách quan, chính xác trong việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm liên quan đến sự chủ động cung cấp của những người được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Chỉ ra không ít khoảng cách giữa nghị quyết của Quốc hội với chỉ đạo của Chính phủ và địa phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đặt vấn đề cần phải xem xét cả mức độ phù hợp của các nghị quyết đã được Quốc hội ban hành với sự vận động cuộc sống.
Nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan liên quan cần làm tốt hơn việc báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, bởi vẫn còn có những nghị quyết chưa được triển khai thực hiện đầy đủ.
Nhấn mạnh đây là lần đầu tiên tổ chức hội nghị như thế này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ chủ đề của hội nghị là nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội, vì nếu nghị quyết không đi vào cuộc sống thì không có ý nghĩa gì.
Tinh thần là nghị quyết của Quốc hội phải đi vào cuộc sống, chỗ nào làm chưa tốt, ai cản trở thì đại biểu phải hỏi cho rõ, Chủ tịch yêu cầu.
Tại hội nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã báo cáo một số vấn đề cần tập trung, theo dõi giám sát, trong đó có việc giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phòng chống tham nhũng...
Nhấn mạnh vai trò của thông tin trong việc nâng cao chất lượng giám sát, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết vào tháng 5 tới, Ủy ban sẽ tiến hành phiên giải trình về công tác phòng chống tham nhũng và “tha thiết đề nghị’ các cơ quan liên quan đáp ứng đầy đủ thông tin khi được đề nghị.
Cũng theo ông Quyền, muốn tăng cường hiệu lực giám sát thì cần làm rõ địa chỉ trách nhiệm, không chỉ của tập thể mà đến từng cá nhân.
Thêm một lần dùng chữ “thiết tha”, ông Quyền đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu phải chỉ rõ địa chỉ của vấn đề trách nhiệm, bằng bản lĩnh và phương pháp của mình, vì nếu nói trách nhiệm chung chung thì cũng như “đấm vào không khí thôi”.
Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc phản ánh tâm tư của nhiều đại biểu về tính khách quan, chính xác trong việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm liên quan đến sự chủ động cung cấp của những người được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Chỉ ra không ít khoảng cách giữa nghị quyết của Quốc hội với chỉ đạo của Chính phủ và địa phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đặt vấn đề cần phải xem xét cả mức độ phù hợp của các nghị quyết đã được Quốc hội ban hành với sự vận động cuộc sống.
Nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan liên quan cần làm tốt hơn việc báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, bởi vẫn còn có những nghị quyết chưa được triển khai thực hiện đầy đủ.