Sẽ yêu cầu tập đoàn, tổng công ty bán lại hơn 370 triệu USD
Tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD
Đó là thông tin từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, khi ông trả lời những câu hỏi liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, được báo giới liên tiếp gửi đến người đứng đầu ngành ngân hàng tại buổi họp báo Chính phủ chiều 30/3.
Phải tin vào chính sách
Tại buổi họp báo, phần lớn các câu hỏi được báo giới đưa ra vẫn chủ yếu tập trung vào tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, vàng... trong thời gian qua.
Sau khi nhận được những “phàn nàn” về thực tế diễn biến trên thị trường sau hàng loạt các giải pháp được đưa ra, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước quả quyết, những chính sách đưa ra đã bước đầu có hiệu quả, những biến động trên thị trường tiền tệ, ngoại tệ, vàng đã giảm nhiệt khá nhiều.
“Chính phủ đã có những chính sách, giải pháp với nỗ lực là kiềm chế lạm phát. Chúng ta đừng có bi quan hay nghi ngờ gì trước những giải pháp đó. Trách nhiệm của chúng ta là phải tin vào những chính sách, bởi như thế nào cũng phải chờ thời gian thực hiện trong cuộc sống đã”, Thống đốc nói.
Liên quan đến việc rà soát tiền gửi là ngoại tệ tại các ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, qua báo cáo từ 78 tổ chức, tập đoàn, tổng công ty thì tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức này tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD, trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.
Theo Thống đốc, con số dư tiền gửi có kỳ hạn rõ ràng là nhằm mục đích găm giữ. Do đó, trong tuần tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán lại số ngoại tệ gửi có kỳ hạn nói trên cho tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ.
“Sau khi bán lại cho các ngân hàng, nếu các doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng về ngoại tệ thì các ngân hàng chắc cũng sẽ phải bán lại đúng theo chỉ đạo của Chính phủ”, Thống đốc khẳng định.
Một vấn đề cũng được báo giới quan tâm là việc các ngân hàng sẽ thu phí khi bán ngoại tệ cho người dân và doanh nghiệp. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, cho biết đây mới chỉ là phương án đề xuất và đang được các cơ quan chức năng cân nhắc, chưa trở thành chính sách. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đây vốn là công cụ được các nước sử dụng phổ biến.
“Không nên hiểu đây là một loại phí thông thường mà nên nhìn nhận nó là một biện pháp được triển khai để không khuyến khích người dân sử dụng ngoại tệ tiền mặt. Nếu các bạn sang nước khác có khi cầm USD cả ngày cũng không mua được thứ gì vì không ai nhận USD”, Thống đốc nói.
Cũng liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, trả lời câu hỏi của VnEconomy về việc một số ngân hàng áp dụng huy động tiền gửi bằng VND, nhưng được đảm bảo bằng USD, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết chỉ mới biết được thông tin này. Trong tuần tới sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng thẩm tra lại thực hư thế nào thì mới kết luận được, do đó chưa thể kết luận là vi phạm hay không.
Chính phủ đã chia sẻ về giá xăng dầu
Ngoài vấn đề liên quan đến thị trường tiền tệ, một vấn đề cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo giới là việc giá xăng dầu đồng loạt tăng cao hai lần trong vòng hơn một tháng qua.
Lý giải cho động thái tăng giá này, phát biểu tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa nói vào ngày 29/3, sau khi xem xét giá thế giới, liên bộ đã chấp thuận đề xuất tăng giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Về mật độ tăng giá khá dày, ông Thỏa cho hay, theo quy định của Nghị định 84, nếu giá cơ sở chênh lệch với giá bán hiện hành thì thời gian điều chỉnh cho phép giữa hai lần tối thiểu là 10 ngày.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, liên bộ đã báo cáo Thủ tướng giãn thời gian điều chỉnh lên 30 ngày và lần tăng gần nhất là 24/2. “Đây là điều chỉnh bất khả kháng vì từ ngày 24/2 đến nay, giá thị trường thế giới đã tăng từ 12 - 17%, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu”, ông Thỏa nói.
Cũng theo Cục trưởng Thỏa, Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, nhưng với nguyên tắc vẫn lùi thuế nhập khẩu về 0%, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm chi phí kinh doanh về mức 600 đồng/lít, thay vì 900 đồng/lít theo tính toán, và không tính lãi 300 đồng/lít để đưa ra mức giá hợp lý.
“Đó chính là những chia sẻ của Chính phủ đối với người dân trong bối cảnh giá thế giới biến động liên tục. Còn nếu tính đủ tất cả các chi phí, thuế lợi nhuận thì lần tăng giá vừa rồi sẽ có mức tăng cao hơn nữa, chứ không chỉ là 2.000 đồng/lít”.
Trong khi đó, theo tính toán của Cục Quản lý giá, việc tăng giá xăng dầu vừa qua có thể làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,4%. Nhưng theo lãnh đạo cơ quan này, ngay cả khi điều chỉnh rồi thì giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực từ 3 - 5 nghìn đồng/lít.
Liên quan đến ý kiến cho rằng, giá xăng dầu tăng cao là do Nhà nước thực hiện các khoản thu quá cao, Cục trưởng Nguyễn Tiến Thỏa nói, các khoản thu đối với xăng dầu là 22%, tính trên giá bán, trong khi tại Lào là 38%, Thái Lan 48%, Campuchia là 35%... “Trong bối cảnh 70% xăng dầu vẫn phải nhập khẩu thì không thể có cơ chế mua cao bán thấp được nữa, mà phải dần chuyển sang cơ chế thị trường”, ông kết luận.
Phải tin vào chính sách
Tại buổi họp báo, phần lớn các câu hỏi được báo giới đưa ra vẫn chủ yếu tập trung vào tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, vàng... trong thời gian qua.
Sau khi nhận được những “phàn nàn” về thực tế diễn biến trên thị trường sau hàng loạt các giải pháp được đưa ra, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước quả quyết, những chính sách đưa ra đã bước đầu có hiệu quả, những biến động trên thị trường tiền tệ, ngoại tệ, vàng đã giảm nhiệt khá nhiều.
“Chính phủ đã có những chính sách, giải pháp với nỗ lực là kiềm chế lạm phát. Chúng ta đừng có bi quan hay nghi ngờ gì trước những giải pháp đó. Trách nhiệm của chúng ta là phải tin vào những chính sách, bởi như thế nào cũng phải chờ thời gian thực hiện trong cuộc sống đã”, Thống đốc nói.
Liên quan đến việc rà soát tiền gửi là ngoại tệ tại các ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, qua báo cáo từ 78 tổ chức, tập đoàn, tổng công ty thì tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức này tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD, trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.
Theo Thống đốc, con số dư tiền gửi có kỳ hạn rõ ràng là nhằm mục đích găm giữ. Do đó, trong tuần tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán lại số ngoại tệ gửi có kỳ hạn nói trên cho tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ.
“Sau khi bán lại cho các ngân hàng, nếu các doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng về ngoại tệ thì các ngân hàng chắc cũng sẽ phải bán lại đúng theo chỉ đạo của Chính phủ”, Thống đốc khẳng định.
Một vấn đề cũng được báo giới quan tâm là việc các ngân hàng sẽ thu phí khi bán ngoại tệ cho người dân và doanh nghiệp. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, cho biết đây mới chỉ là phương án đề xuất và đang được các cơ quan chức năng cân nhắc, chưa trở thành chính sách. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đây vốn là công cụ được các nước sử dụng phổ biến.
“Không nên hiểu đây là một loại phí thông thường mà nên nhìn nhận nó là một biện pháp được triển khai để không khuyến khích người dân sử dụng ngoại tệ tiền mặt. Nếu các bạn sang nước khác có khi cầm USD cả ngày cũng không mua được thứ gì vì không ai nhận USD”, Thống đốc nói.
Cũng liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, trả lời câu hỏi của VnEconomy về việc một số ngân hàng áp dụng huy động tiền gửi bằng VND, nhưng được đảm bảo bằng USD, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết chỉ mới biết được thông tin này. Trong tuần tới sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng thẩm tra lại thực hư thế nào thì mới kết luận được, do đó chưa thể kết luận là vi phạm hay không.
Chính phủ đã chia sẻ về giá xăng dầu
Ngoài vấn đề liên quan đến thị trường tiền tệ, một vấn đề cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo giới là việc giá xăng dầu đồng loạt tăng cao hai lần trong vòng hơn một tháng qua.
Lý giải cho động thái tăng giá này, phát biểu tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa nói vào ngày 29/3, sau khi xem xét giá thế giới, liên bộ đã chấp thuận đề xuất tăng giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Về mật độ tăng giá khá dày, ông Thỏa cho hay, theo quy định của Nghị định 84, nếu giá cơ sở chênh lệch với giá bán hiện hành thì thời gian điều chỉnh cho phép giữa hai lần tối thiểu là 10 ngày.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, liên bộ đã báo cáo Thủ tướng giãn thời gian điều chỉnh lên 30 ngày và lần tăng gần nhất là 24/2. “Đây là điều chỉnh bất khả kháng vì từ ngày 24/2 đến nay, giá thị trường thế giới đã tăng từ 12 - 17%, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu”, ông Thỏa nói.
Cũng theo Cục trưởng Thỏa, Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, nhưng với nguyên tắc vẫn lùi thuế nhập khẩu về 0%, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm chi phí kinh doanh về mức 600 đồng/lít, thay vì 900 đồng/lít theo tính toán, và không tính lãi 300 đồng/lít để đưa ra mức giá hợp lý.
“Đó chính là những chia sẻ của Chính phủ đối với người dân trong bối cảnh giá thế giới biến động liên tục. Còn nếu tính đủ tất cả các chi phí, thuế lợi nhuận thì lần tăng giá vừa rồi sẽ có mức tăng cao hơn nữa, chứ không chỉ là 2.000 đồng/lít”.
Trong khi đó, theo tính toán của Cục Quản lý giá, việc tăng giá xăng dầu vừa qua có thể làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,4%. Nhưng theo lãnh đạo cơ quan này, ngay cả khi điều chỉnh rồi thì giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực từ 3 - 5 nghìn đồng/lít.
Liên quan đến ý kiến cho rằng, giá xăng dầu tăng cao là do Nhà nước thực hiện các khoản thu quá cao, Cục trưởng Nguyễn Tiến Thỏa nói, các khoản thu đối với xăng dầu là 22%, tính trên giá bán, trong khi tại Lào là 38%, Thái Lan 48%, Campuchia là 35%... “Trong bối cảnh 70% xăng dầu vẫn phải nhập khẩu thì không thể có cơ chế mua cao bán thấp được nữa, mà phải dần chuyển sang cơ chế thị trường”, ông kết luận.