Sếp lớn của Citigroup và BoA có nguy cơ mất chức
CEO của hai nhà băng hàng đầu nước Mỹ là Bank of America (BoA) và Citigroup đang đứng trước khả năng mất ghế
Giám đốc điều hành (CEO) của hai nhà băng hàng đầu nước Mỹ là Bank of America (BoA) và Citigroup đang đứng trước khả năng mất ghế nếu số tiền 90 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ đã bơm vào BoA và Citigroup không đủ để vực dậy hai ngân hàng này.
Áp lực đối với Kenneth Lewis, CEO của BoA, và Vikram Pandit, CEO của Citigroup, đang mỗi lúc một tăng sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 28/4 loan tin hai ngân hàng này có thể phải tăng vốn. Tờ báo này dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay, nhận định trên xuất phát từ cơ sở kết quả cuộc kiểm tra năng lực tài chính 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Theo dự kiến ban đầu, kết quả này sẽ được chính thức công bố vào ngày 4/5 tới, nhưng hiện đã bị lùi lại chậm hơn vài ngày.
Cách đây chưa lâu, giới phân tích và các nhà đầu tư cho rằng, chỉ một số ngân hàng khu vực quy mô lớn bị kiểm tra lần này sẽ phải tăng vốn. Tuy nhiên, tới thời điểm này, đã xuất hiện những nhận định rằng, sự thiếu hụt vốn trong ngành ngân hàng Mỹ là nghiêm trọng hơn so với dự báo ban đầu.
Các nhà quan sát cũng tỏ ý cho rằng, đánh giá của Lewis và Pandit về khả năng vượt suy thoái của các ngân hàng mà họ lãnh đạo là sai lầm, khiến uy tín lãnh đạo của họ bị giảm sút và hội đồng quản trị có lý do để tìm kiếm người thay thế họ.
“Tôi đoán là cả hai nhân vật này sẽ phải ra đi trước mùa hè năm nay”, Giáo sư tài chính Charles Geisst thuộc Đại học Manhattan nhận xét. “Họ đang ở thế mắc kẹt. Họ vừa phải vẽ ra một bức tranh đẹp đẽ cho các nhà đầu tư. Nhưng điều mà thế giới thực sự cần là những lời nhận xét thẳng thắn về tình trạng của BoA và Citigroup. Trong khi đó, hai vị lãnh đạo này lại không đưa ra những nhận xét như vậy”, vị giáo sư này nói.
Hiện phía Citigroup vẫn chưa đưa ra bình luận gì về cuộc điều tra năng lực tài chính do các nhà chức trách tiến hành, nhưng tuyên bố vẫn đang đạt được những bước tiến mới trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh. Nguồn tin mà tờ Wall Street Journal trích dẫn cho rằng, Citigroup có thể phải tăng vốn nếu như Chính phủ Mỹ không bổ sung thêm vốn cho ngân hàng này thông qua việc mở rộng kế hoạch chuyển đổi lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá 52,5 tỷ sang cổ phiếu phổ thông.
Tương tự như Citigroup, BoA cũng từ chối bình luận gì về cuộc kiểm tra năng lực tài chính. Ngày 29/4 này, BoA sẽ tổ chức cuộc họp thường niên ở Charlotte, North Carolina. Tại cuộc họp này, các cổ đông của BoA sẽ bỏ phiếu để quyết định xem CEO Lewis có được tiếp tục ngồi trong hội đồng quản trị, hoặc ít nhất phải rời vị trí Chủ tịch hiện nay.
Những người phản đối việc Lewis tiếp tục lãnh đạo BoA đang nhấn mạnh vào những rắc rối mà ngân hàng này phải gánh chịu sau vụ mua lại Merrill Lynch. Hôm 28/4, quỹ lương hưu lớn nhất ở Mỹ, có tên California Public Employees' Retirement System (CalPERS), đã lên tiếng phản đối việc Lewis tiếp tục giữ ghế trong hội đồng quản trị của BoA.
Mặc dù giới quan sát tin rằng, sẽ không ngân hàng nào trong số 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ bị “trượt” trong cuộc kiểm tra năng lực tài chính, các nhà đầu tư có thể sẽ xem những ngân hàng bị Chính phủ yêu cầu phải tăng vốn trong vòng 6 tháng tới là đã “trượt”. Hiện tại, các nhà đầu tư và các nhà phân tích đang có quan điểm khác nhau khi đánh giá xem Lewis và Pandit xem ai có nguy cơ mất chức cao hơn.
Pandit nhậm chức tại Citigroup vào tháng 12/2007 và “thừa hưởng” một loạt vấn đề gai góc tại ngân hàng này. Trong khi đó, Lewis được xem là “kiến trúc sư” của phần lớn BoA hiện nay, và đã nắm chức CEO của nhà băng này từ năm 2001.
“Lewis gặp rắc rối lớn hơn Pandit, vì ông ấy chịu trách nhiệm quá nhiều vì tình trạng hiện nay của BoA, còn Pandit là người đến sau”, nhà đầu tư Ralph Cole, người rót vốn 2 tỷ USD vào công ty quản lý quỹ Wellman Capital Management ở bang Oregon, nhận xét.
Chính phủ Mỹ hiện đã tỏ rõ quyết tâm buộc từ nhiệm CEO của những doanh nghiệp nhận vốn cứu trợ từ tiền thuế của dân. Cách đây chưa lâu, CEO Rick Wagoner của hãng xe General Motors (GM) đã bị buộc thôi chức. Trước đó, CEO Robert Willumstad của hãng bảo hiểm AIG cũng bị bật khỏi ghế này chỉ sau 3 tháng nhậm chức.
Nhà quản lý danh mục đầu tư Walter Todd thuộc công ty quản lý quỹ Greenwood Capital Associates ở bang South Carolina cho rằng, chính phủ Mỹ đã cho thấy rõ thái độ sẵn sàng thực hiện những thay đổi lớn ở Citigroup. “Khả năng Vikram Pandit bị buộc thôi việc là lớn hơn. Nhưng chắc chắn, Chính phủ cũng có thể gây áp lực đối với Ken Lewis”, ông nói.
Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, Chính phủ Mỹ đã bơm cho BoA và Citigroup mỗi ngân hàng 45 tỷ USD. Thêm vào đó, Chính phủ Mỹ còn bảo lãnh 118 tỷ USD tài sản độc hại cho BoA và 301 tỷ USD tài sản xấu cho Citigroup. Kế hoạch chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi do Chính phủ Mỹ nắm giữ sang cổ phiếu phổ thông có thể nâng cổ phần của Chính phủ Mỹ tại ngân hàng này lên mức 36%.
Trong cuộc họp thường niên của Citigroup tuần trước, CEO Pandit tuyên bố với các cổ đông rằng, Citigroup sẽ “bật lên” và trả lại hết tiền cứu trợ của Chính phủ. Trong khi đó, CEO Lewis thì tuyên bố, ngân hàng của ông không cần tới một nửa số tiền 20 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ rót cho hồi tháng 1 vừa qua.
Cả Citigroup và BoA đều có thể tăng vốn bằng cách bán tài sản. BoA đang rao bán bộ phận ngân hàng có tên First Republic Bank, trong khi Citigroup sắp bán đứt bộ phận ngân hàng đầu tư và môi giới tại Nhật với giá hơn 5,2 tỷ USD. Tuy nhiên, việc huy động vốn hiện nay vẫn còn là một công việc khó, đặc biệt đối với những ngân hàng gặp rắc rối. Ở những ngân hàng này, Chính phủ Mỹ có thể và sẽ đơn phương giành thêm nhiều ảnh hưởng và pha loãng quyền của các cổ đông hiện hữu.
Nhiều luật sư và nhà đầu tư tin rằng Lewis đã sai lầm khi trong buổi điều trần trước Tổng chưởng lý bang New York Andrew Cuomo, vị CEO này đã gần như tiết lộ rằng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke và cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson đã thuyết phục ông sáp nhập Merrill Lynch vào BoA và không công bố những con số thua lỗ ở Merrill nhằm bảo vệ hệ thống tài chính.
“BoA sẽ phải đẩy Lewis khỏi ghế chủ tịch hội đồng quản trị, nhưng điều này có thể sẽ khiến ông ấy càng gặp khó khăn hơn ở ghế CEO, vì ông ấy vẫn bị coi là kẻ giơ đầu chịu báng ở BoA”, ông Michael Mullaney, một nhà quản lý quỹ thuộc công ty Fiduciary Trust ở Boston, nhận định.
(Theo Reuters)
Áp lực đối với Kenneth Lewis, CEO của BoA, và Vikram Pandit, CEO của Citigroup, đang mỗi lúc một tăng sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 28/4 loan tin hai ngân hàng này có thể phải tăng vốn. Tờ báo này dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay, nhận định trên xuất phát từ cơ sở kết quả cuộc kiểm tra năng lực tài chính 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Theo dự kiến ban đầu, kết quả này sẽ được chính thức công bố vào ngày 4/5 tới, nhưng hiện đã bị lùi lại chậm hơn vài ngày.
Cách đây chưa lâu, giới phân tích và các nhà đầu tư cho rằng, chỉ một số ngân hàng khu vực quy mô lớn bị kiểm tra lần này sẽ phải tăng vốn. Tuy nhiên, tới thời điểm này, đã xuất hiện những nhận định rằng, sự thiếu hụt vốn trong ngành ngân hàng Mỹ là nghiêm trọng hơn so với dự báo ban đầu.
Các nhà quan sát cũng tỏ ý cho rằng, đánh giá của Lewis và Pandit về khả năng vượt suy thoái của các ngân hàng mà họ lãnh đạo là sai lầm, khiến uy tín lãnh đạo của họ bị giảm sút và hội đồng quản trị có lý do để tìm kiếm người thay thế họ.
“Tôi đoán là cả hai nhân vật này sẽ phải ra đi trước mùa hè năm nay”, Giáo sư tài chính Charles Geisst thuộc Đại học Manhattan nhận xét. “Họ đang ở thế mắc kẹt. Họ vừa phải vẽ ra một bức tranh đẹp đẽ cho các nhà đầu tư. Nhưng điều mà thế giới thực sự cần là những lời nhận xét thẳng thắn về tình trạng của BoA và Citigroup. Trong khi đó, hai vị lãnh đạo này lại không đưa ra những nhận xét như vậy”, vị giáo sư này nói.
Hiện phía Citigroup vẫn chưa đưa ra bình luận gì về cuộc điều tra năng lực tài chính do các nhà chức trách tiến hành, nhưng tuyên bố vẫn đang đạt được những bước tiến mới trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh. Nguồn tin mà tờ Wall Street Journal trích dẫn cho rằng, Citigroup có thể phải tăng vốn nếu như Chính phủ Mỹ không bổ sung thêm vốn cho ngân hàng này thông qua việc mở rộng kế hoạch chuyển đổi lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá 52,5 tỷ sang cổ phiếu phổ thông.
Tương tự như Citigroup, BoA cũng từ chối bình luận gì về cuộc kiểm tra năng lực tài chính. Ngày 29/4 này, BoA sẽ tổ chức cuộc họp thường niên ở Charlotte, North Carolina. Tại cuộc họp này, các cổ đông của BoA sẽ bỏ phiếu để quyết định xem CEO Lewis có được tiếp tục ngồi trong hội đồng quản trị, hoặc ít nhất phải rời vị trí Chủ tịch hiện nay.
Những người phản đối việc Lewis tiếp tục lãnh đạo BoA đang nhấn mạnh vào những rắc rối mà ngân hàng này phải gánh chịu sau vụ mua lại Merrill Lynch. Hôm 28/4, quỹ lương hưu lớn nhất ở Mỹ, có tên California Public Employees' Retirement System (CalPERS), đã lên tiếng phản đối việc Lewis tiếp tục giữ ghế trong hội đồng quản trị của BoA.
Mặc dù giới quan sát tin rằng, sẽ không ngân hàng nào trong số 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ bị “trượt” trong cuộc kiểm tra năng lực tài chính, các nhà đầu tư có thể sẽ xem những ngân hàng bị Chính phủ yêu cầu phải tăng vốn trong vòng 6 tháng tới là đã “trượt”. Hiện tại, các nhà đầu tư và các nhà phân tích đang có quan điểm khác nhau khi đánh giá xem Lewis và Pandit xem ai có nguy cơ mất chức cao hơn.
Pandit nhậm chức tại Citigroup vào tháng 12/2007 và “thừa hưởng” một loạt vấn đề gai góc tại ngân hàng này. Trong khi đó, Lewis được xem là “kiến trúc sư” của phần lớn BoA hiện nay, và đã nắm chức CEO của nhà băng này từ năm 2001.
“Lewis gặp rắc rối lớn hơn Pandit, vì ông ấy chịu trách nhiệm quá nhiều vì tình trạng hiện nay của BoA, còn Pandit là người đến sau”, nhà đầu tư Ralph Cole, người rót vốn 2 tỷ USD vào công ty quản lý quỹ Wellman Capital Management ở bang Oregon, nhận xét.
Chính phủ Mỹ hiện đã tỏ rõ quyết tâm buộc từ nhiệm CEO của những doanh nghiệp nhận vốn cứu trợ từ tiền thuế của dân. Cách đây chưa lâu, CEO Rick Wagoner của hãng xe General Motors (GM) đã bị buộc thôi chức. Trước đó, CEO Robert Willumstad của hãng bảo hiểm AIG cũng bị bật khỏi ghế này chỉ sau 3 tháng nhậm chức.
Nhà quản lý danh mục đầu tư Walter Todd thuộc công ty quản lý quỹ Greenwood Capital Associates ở bang South Carolina cho rằng, chính phủ Mỹ đã cho thấy rõ thái độ sẵn sàng thực hiện những thay đổi lớn ở Citigroup. “Khả năng Vikram Pandit bị buộc thôi việc là lớn hơn. Nhưng chắc chắn, Chính phủ cũng có thể gây áp lực đối với Ken Lewis”, ông nói.
Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, Chính phủ Mỹ đã bơm cho BoA và Citigroup mỗi ngân hàng 45 tỷ USD. Thêm vào đó, Chính phủ Mỹ còn bảo lãnh 118 tỷ USD tài sản độc hại cho BoA và 301 tỷ USD tài sản xấu cho Citigroup. Kế hoạch chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi do Chính phủ Mỹ nắm giữ sang cổ phiếu phổ thông có thể nâng cổ phần của Chính phủ Mỹ tại ngân hàng này lên mức 36%.
Trong cuộc họp thường niên của Citigroup tuần trước, CEO Pandit tuyên bố với các cổ đông rằng, Citigroup sẽ “bật lên” và trả lại hết tiền cứu trợ của Chính phủ. Trong khi đó, CEO Lewis thì tuyên bố, ngân hàng của ông không cần tới một nửa số tiền 20 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ rót cho hồi tháng 1 vừa qua.
Cả Citigroup và BoA đều có thể tăng vốn bằng cách bán tài sản. BoA đang rao bán bộ phận ngân hàng có tên First Republic Bank, trong khi Citigroup sắp bán đứt bộ phận ngân hàng đầu tư và môi giới tại Nhật với giá hơn 5,2 tỷ USD. Tuy nhiên, việc huy động vốn hiện nay vẫn còn là một công việc khó, đặc biệt đối với những ngân hàng gặp rắc rối. Ở những ngân hàng này, Chính phủ Mỹ có thể và sẽ đơn phương giành thêm nhiều ảnh hưởng và pha loãng quyền của các cổ đông hiện hữu.
Nhiều luật sư và nhà đầu tư tin rằng Lewis đã sai lầm khi trong buổi điều trần trước Tổng chưởng lý bang New York Andrew Cuomo, vị CEO này đã gần như tiết lộ rằng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke và cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson đã thuyết phục ông sáp nhập Merrill Lynch vào BoA và không công bố những con số thua lỗ ở Merrill nhằm bảo vệ hệ thống tài chính.
“BoA sẽ phải đẩy Lewis khỏi ghế chủ tịch hội đồng quản trị, nhưng điều này có thể sẽ khiến ông ấy càng gặp khó khăn hơn ở ghế CEO, vì ông ấy vẫn bị coi là kẻ giơ đầu chịu báng ở BoA”, ông Michael Mullaney, một nhà quản lý quỹ thuộc công ty Fiduciary Trust ở Boston, nhận định.
(Theo Reuters)