Tia sáng từ ngành ngân hàng Mỹ?
Mới chỉ chưa đầy 3 tháng trước, nhiều ngân hàng hàng đầu của Mỹ còn đang sống thoi thóp với sự trợ lực từ Chính phủ
Mới chỉ chưa đầy 3 tháng trước, nhiều ngân hàng hàng đầu của Mỹ còn đang sống thoi thóp với sự trợ lực từ Chính phủ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngành ngân hàng Mỹ đã phát đi những một số tín hiệu phục hồi tích cực.
Vào ngày 16/4, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ là JPMorgan Chase báo cáo lợi nhuận vượt dự kiến trong quý 1. Trước đó, hai ngân hàng Goldman Sachs và Wells Fargo cũng làm nức lòng các nhà đầu tư với mức lợi nhuận tốt đẹp ngoài dự kiến. Mức thua lỗ 966 triệu USD mà cổ đông phổ thông của Citigroup gánh chịu trong quý 1 theo báo cáo mà tập đoàn này công bố hôm 17/4 cũng không tệ như dự báo trước đó của thị trường.
Những báo cáo lợi nhuận sáng sủa này đã thúc đẩy sự phục hồi xa hơn của thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới - đợt phục hồi bắt đầu từ 5 tuần trước đây, khi hai ngân hàng chịu tác động nghiêm trọng nhất trong lần khủng hoảng này Citigroup và Bank of America dự báo giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất đã chấm dứt.
Có thể nói, làn sóng lợi nhuận tươi mới trong ngành ngân hàng Mỹ là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm đưa lĩnh vực tài chính trở lại từ “cõi chết”. Mức lãi suất cực thấp hiện nay đã thúc đẩy một số lượng khách hàng lớn đi tìm kiếm những khoản vay cầm cố nhà mới. Lĩnh vực ngân hàng đầu tư và các hoạt động giao dịch đang khởi sắc trở lại nhờ nhiều tỷ USD được tung ra để phá băng thị trường tín dụng. Trước khi kết quả kiểm tra năng lực tài chính của 19 ngân hàng Mỹ được công bố, một số ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs, đã tìm cách trả lại tiền cứu trợ của Chính phủ.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những vệt sáng le lói trên một bức tranh tối màu. Hàng triệu khách vay ngân hàng ở Mỹ tiếp tục rơi vào cảnh vỡ nợ. Những khoản thua lỗ trong hoạt động cho vay doanh nghiệp mới bắt đầu quá trình leo thang. Cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở bắt đầu lan sang thị trường địa ốc thương mại, với vụ phá sản của tập đoàn kinh doanh mặt bằng bán lẻ General Growth Properties, đánh dấu vụ phá sản lớn nhất lịch sử trong ngành địa ốc Mỹ.
“Thị trường nhà ở đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất. Nhưng đối với thị trường địa ốc thương mại và cho vay doanh nghiệp, tình hình vẫn còn u ám”, nhà phân tích lĩnh vực ngân hàng Gerard Cassidy thuộc hãng tư vấn RBC Capital Markets nhận xét.
Lợi nhuận của JPMorgan Chase trong quý 1 vừa qua là 2,1 tỷ USD, vượt dự báo trước đó của giới quan sát. Doanh thu của ngân hàng này trong quý tăng 45% lên mức 25 tỷ USD, từ mức 16,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh mức thua lỗ có thể được xem là khiêm tốn 966 triệu USD, doanh thu quý 1/2009 của Citigroup đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 24,79 tỷ USD.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của JPMorgan vẫn phản ánh tình trạng bất ổn tiếp diễn ở những mảng như dịch vụ thẻ tín dụng, nơi xảy ra tình trạng thua lỗ. Điều này cho thấy những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đối với hoạt động tiêu dùng của người dân và thị trường tín dụng.
Nhiều ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị cho những tình huống bất lợi mới có thể xảy ra bằng cách tăng dự phòng nợ xấu. Các ngân hàng khu vực và ngân hàng cộng đồng - đối tượng vốn chịu đặc biệt nhiều rủi ro trước tình trạng vỡ nợ cho vay doanh nghiệp và địa ốc - đang đưa hàng chục triệu USD vào nguồn tiền mặt dự trữ. Trong khi những ngân hàng lớn như JPMorgan thì bổ sung hàng tỷ USD.
“Tình hình chưa khả quan tới mức như những gì mà người ta nói. Một khi giá nhà còn chưa bình ổn trở lại và tỷ lệ thất nghiệp còn chưa đạt đỉnh, chúng ta sẽ còn tiếp tục chịu áp lực thua lỗ”, Giám đốc tài chính Michael J. Cavanagh của JPMorgan nói. Tuy nhiên, nếu lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp và Chính phủ Mỹ tiếp tục chính sách hỗ trợ tài chính cho ngành ngân hàng, các nhà băng của nước này sẽ còn hy vọng kiếm được đủ lợi nhuận để phòng ngừa cú sốc từ những khoản thua lỗ được dự báo trên.
Một số chuyên gia cho rằng, những mối lo về quốc hữu hóa ngân hàng đã dịu bớt, nhưng câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu những khoản lợi nhuận được công bố vừa qua có bền vững hay không trong trường hợp suy thoái kinh tế Mỹ còn diễn biến xấu đi. “Các ngân hàng đã có thể sinh lời. Vấn đề tiếp theo là tính bền vững tới đâu của những khoản lợi trên”, nhà phân tích dịch vụ tài chính Charles Peabody thuộc công ty tư vấn Portales Partner nhận xét.
Sự thận trọng này không phải không có lý do. Với những điều chỉnh trong quy tắc kế toán mới gần đây ở Mỹ, lợi nhuận của các ngân hàng nước này có thể đã được phần nào thổi phồng lên. Bên cạnh đó, quãng thời gian mà các ngân hàng tạm ngừng hoạt động tịch biên nhà theo chính sách của Chính phủ Mỹ áp dụng ở nhiều khu vực trong thời gian qua sẽ chấm dứt một khi các ngân hàng vào sổ những khoản thua lỗ từ lượng nợ xấu vốn không phải là nhỏ.
Ngoài ra, gần đây, các ngân hàng đã hưởng lợi từ kết quả tốt đẹp khác thường của hoạt động giao dịch và mức lãi suất thấp, giúp giá trị các khoản đầu tư vào thị trường cho vay cầm cố của họ được đẩy lên.
Kết quả kiểm tra chính thức năng lực tài chính của 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ theo dự kiến được công bố vào ngày 4/5 có thể sẽ giúp các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ tìm được một số ngân hàng có khả năng sinh lợi ở mức đủ để bù đắp những khoản thua lỗ xảy ra khi nền kinh tế nước này còn diễn biến xấu đi.
Kết luận của các nhà đầu tư khi kết quả kiểm tra này được đưa ra có thể sẽ không đồng nhất với những gì mà họ nhận định sau kết quả kinh doanh quý 1 của các ngân hàng được công bố, vì cuộc kiểm tra năng lực tài chính đem tới một cái nhìn về sức khỏe của các ngân hàng trong thời gian 2 năm tới. Còn về bản chất, báo cáo lợi nhuận hàng quý là sự nhìn lại những gì đã diễn ra.
Các quan chức có tham gia vào hoạt động kiểm tra năng lực tài chính các ngân hàng Mỹ cho hay, rất có khả năng một số ngân hàng sẽ cần phải huy động vốn mới. Tuy nhiên, một quan chức cũng nhấn mạnh rằng, những ngân hàng như vậy chưa hẳn sẽ cần tới tiền cứu trợ thêm từ Chính phủ. Ngoài việc tìm tới nguồn vốn của các nhà đầu tư khối tư nhân, các ngân hàng còn có thể tiếp cận với một nguồn vốn lớn thông qua việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi mà Chính phủ đang nắm giữ thành cổ phiếu phổ thông như dự định hiện nay của Citigroup.
Các quan chức có liên quan cho biết, họ muốn các ngân hàng cần phải tăng vốn sẽ ngay lập tức công bố kế hoạch thực hiện điều này sau khi kết quả kiểm tra năng lực tài chính được công bố. Tuy nhiên, dù sao, trước khi kết quả kiểm tra nói trên được đưa ra, giá cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ trong những phiên giao dịch gần đây vẫn chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ.
Đầu tuần trước, Goldman Sachs cho hay, họ sẽ huy động 5 tỷ USD vốn mới để trả lại tiền cứu trợ cho Chính phủ Mỹ. Giữa tuần, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Jamie Dimon của JPMorgan Chase tuyên bố tập đoàn này sẽ trả lại 25 tỷ USD tiền vốn mà Chính phủ đã bơm cho ngay khi được phép của các nhà chức trách.
“Chúng tôi có thể trả tiền ngay ngày mai. Chúng tôi có tiền”, ông Dimon nói.
(Theo New York Times)
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngành ngân hàng Mỹ đã phát đi những một số tín hiệu phục hồi tích cực.
Vào ngày 16/4, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ là JPMorgan Chase báo cáo lợi nhuận vượt dự kiến trong quý 1. Trước đó, hai ngân hàng Goldman Sachs và Wells Fargo cũng làm nức lòng các nhà đầu tư với mức lợi nhuận tốt đẹp ngoài dự kiến. Mức thua lỗ 966 triệu USD mà cổ đông phổ thông của Citigroup gánh chịu trong quý 1 theo báo cáo mà tập đoàn này công bố hôm 17/4 cũng không tệ như dự báo trước đó của thị trường.
Những báo cáo lợi nhuận sáng sủa này đã thúc đẩy sự phục hồi xa hơn của thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới - đợt phục hồi bắt đầu từ 5 tuần trước đây, khi hai ngân hàng chịu tác động nghiêm trọng nhất trong lần khủng hoảng này Citigroup và Bank of America dự báo giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất đã chấm dứt.
Có thể nói, làn sóng lợi nhuận tươi mới trong ngành ngân hàng Mỹ là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm đưa lĩnh vực tài chính trở lại từ “cõi chết”. Mức lãi suất cực thấp hiện nay đã thúc đẩy một số lượng khách hàng lớn đi tìm kiếm những khoản vay cầm cố nhà mới. Lĩnh vực ngân hàng đầu tư và các hoạt động giao dịch đang khởi sắc trở lại nhờ nhiều tỷ USD được tung ra để phá băng thị trường tín dụng. Trước khi kết quả kiểm tra năng lực tài chính của 19 ngân hàng Mỹ được công bố, một số ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs, đã tìm cách trả lại tiền cứu trợ của Chính phủ.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những vệt sáng le lói trên một bức tranh tối màu. Hàng triệu khách vay ngân hàng ở Mỹ tiếp tục rơi vào cảnh vỡ nợ. Những khoản thua lỗ trong hoạt động cho vay doanh nghiệp mới bắt đầu quá trình leo thang. Cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở bắt đầu lan sang thị trường địa ốc thương mại, với vụ phá sản của tập đoàn kinh doanh mặt bằng bán lẻ General Growth Properties, đánh dấu vụ phá sản lớn nhất lịch sử trong ngành địa ốc Mỹ.
“Thị trường nhà ở đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất. Nhưng đối với thị trường địa ốc thương mại và cho vay doanh nghiệp, tình hình vẫn còn u ám”, nhà phân tích lĩnh vực ngân hàng Gerard Cassidy thuộc hãng tư vấn RBC Capital Markets nhận xét.
Lợi nhuận của JPMorgan Chase trong quý 1 vừa qua là 2,1 tỷ USD, vượt dự báo trước đó của giới quan sát. Doanh thu của ngân hàng này trong quý tăng 45% lên mức 25 tỷ USD, từ mức 16,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh mức thua lỗ có thể được xem là khiêm tốn 966 triệu USD, doanh thu quý 1/2009 của Citigroup đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 24,79 tỷ USD.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của JPMorgan vẫn phản ánh tình trạng bất ổn tiếp diễn ở những mảng như dịch vụ thẻ tín dụng, nơi xảy ra tình trạng thua lỗ. Điều này cho thấy những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đối với hoạt động tiêu dùng của người dân và thị trường tín dụng.
Nhiều ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị cho những tình huống bất lợi mới có thể xảy ra bằng cách tăng dự phòng nợ xấu. Các ngân hàng khu vực và ngân hàng cộng đồng - đối tượng vốn chịu đặc biệt nhiều rủi ro trước tình trạng vỡ nợ cho vay doanh nghiệp và địa ốc - đang đưa hàng chục triệu USD vào nguồn tiền mặt dự trữ. Trong khi những ngân hàng lớn như JPMorgan thì bổ sung hàng tỷ USD.
“Tình hình chưa khả quan tới mức như những gì mà người ta nói. Một khi giá nhà còn chưa bình ổn trở lại và tỷ lệ thất nghiệp còn chưa đạt đỉnh, chúng ta sẽ còn tiếp tục chịu áp lực thua lỗ”, Giám đốc tài chính Michael J. Cavanagh của JPMorgan nói. Tuy nhiên, nếu lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp và Chính phủ Mỹ tiếp tục chính sách hỗ trợ tài chính cho ngành ngân hàng, các nhà băng của nước này sẽ còn hy vọng kiếm được đủ lợi nhuận để phòng ngừa cú sốc từ những khoản thua lỗ được dự báo trên.
Một số chuyên gia cho rằng, những mối lo về quốc hữu hóa ngân hàng đã dịu bớt, nhưng câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu những khoản lợi nhuận được công bố vừa qua có bền vững hay không trong trường hợp suy thoái kinh tế Mỹ còn diễn biến xấu đi. “Các ngân hàng đã có thể sinh lời. Vấn đề tiếp theo là tính bền vững tới đâu của những khoản lợi trên”, nhà phân tích dịch vụ tài chính Charles Peabody thuộc công ty tư vấn Portales Partner nhận xét.
Sự thận trọng này không phải không có lý do. Với những điều chỉnh trong quy tắc kế toán mới gần đây ở Mỹ, lợi nhuận của các ngân hàng nước này có thể đã được phần nào thổi phồng lên. Bên cạnh đó, quãng thời gian mà các ngân hàng tạm ngừng hoạt động tịch biên nhà theo chính sách của Chính phủ Mỹ áp dụng ở nhiều khu vực trong thời gian qua sẽ chấm dứt một khi các ngân hàng vào sổ những khoản thua lỗ từ lượng nợ xấu vốn không phải là nhỏ.
Ngoài ra, gần đây, các ngân hàng đã hưởng lợi từ kết quả tốt đẹp khác thường của hoạt động giao dịch và mức lãi suất thấp, giúp giá trị các khoản đầu tư vào thị trường cho vay cầm cố của họ được đẩy lên.
Kết quả kiểm tra chính thức năng lực tài chính của 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ theo dự kiến được công bố vào ngày 4/5 có thể sẽ giúp các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ tìm được một số ngân hàng có khả năng sinh lợi ở mức đủ để bù đắp những khoản thua lỗ xảy ra khi nền kinh tế nước này còn diễn biến xấu đi.
Kết luận của các nhà đầu tư khi kết quả kiểm tra này được đưa ra có thể sẽ không đồng nhất với những gì mà họ nhận định sau kết quả kinh doanh quý 1 của các ngân hàng được công bố, vì cuộc kiểm tra năng lực tài chính đem tới một cái nhìn về sức khỏe của các ngân hàng trong thời gian 2 năm tới. Còn về bản chất, báo cáo lợi nhuận hàng quý là sự nhìn lại những gì đã diễn ra.
Các quan chức có tham gia vào hoạt động kiểm tra năng lực tài chính các ngân hàng Mỹ cho hay, rất có khả năng một số ngân hàng sẽ cần phải huy động vốn mới. Tuy nhiên, một quan chức cũng nhấn mạnh rằng, những ngân hàng như vậy chưa hẳn sẽ cần tới tiền cứu trợ thêm từ Chính phủ. Ngoài việc tìm tới nguồn vốn của các nhà đầu tư khối tư nhân, các ngân hàng còn có thể tiếp cận với một nguồn vốn lớn thông qua việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi mà Chính phủ đang nắm giữ thành cổ phiếu phổ thông như dự định hiện nay của Citigroup.
Các quan chức có liên quan cho biết, họ muốn các ngân hàng cần phải tăng vốn sẽ ngay lập tức công bố kế hoạch thực hiện điều này sau khi kết quả kiểm tra năng lực tài chính được công bố. Tuy nhiên, dù sao, trước khi kết quả kiểm tra nói trên được đưa ra, giá cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ trong những phiên giao dịch gần đây vẫn chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ.
Đầu tuần trước, Goldman Sachs cho hay, họ sẽ huy động 5 tỷ USD vốn mới để trả lại tiền cứu trợ cho Chính phủ Mỹ. Giữa tuần, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Jamie Dimon của JPMorgan Chase tuyên bố tập đoàn này sẽ trả lại 25 tỷ USD tiền vốn mà Chính phủ đã bơm cho ngay khi được phép của các nhà chức trách.
“Chúng tôi có thể trả tiền ngay ngày mai. Chúng tôi có tiền”, ông Dimon nói.
(Theo New York Times)