14:00 07/12/2016

Sếp Zalo lần đầu chia sẻ về lí do tiến sang thị trường nước ngoài

Lương Giang

Ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc VNG đã chia sẻ động lực đi ra thế giới của Zalo xuất phát từ việc quan sát và học hỏi các đơn vị ở Đông Nam Á

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Những người ở Zalo thừa nhận rằng vốn luyến của đội ngũ này là khả năng kỹ thuật, còn lại thì đều học hỏi của các đối thủ từ marketing, truyền thông.</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Những người ở Zalo thừa nhận rằng vốn luyến của đội ngũ này là khả năng kỹ thuật, còn lại thì đều học hỏi của các đối thủ từ marketing, truyền thông.</span>
Lần xuất hiện trên đài truyền hình ở chương trình “Kết nối không giới hạn của HTV” vào tối ngày 6/12, ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc VNG đã chia sẻ động lực đi ra thế giới của Zalo xuất phát từ việc quan sát và học hỏi các đơn vị ở Đông Nam Á như Garena, Grab hay các tổ chức trong nước như Viettel.
 
Những người ở Zalo thừa nhận rằng vốn luyến của đội ngũ này là khả năng kỹ thuật, còn lại thì đều học hỏi của các đối thủ từ marketing, truyền thông… Do vậy, ứng dụng này chưa bao giờ dám chắc chắn về khả năng thành công khi cạnh tranh với đối thủ mạnh cả trong và ngoài nước.
 
Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm ra nước ngoài, hoặc việc phát hành sản phẩm ở Việt Nam cách đây 4 năm là cách mà những người trẻ này tự đặt mình dưới áp lực để bản thân có thể tự phát triển hơn.
 
“Con người chỉ phát triển tốt nhất khi đặt trong mình một áp lực lớn” – Là câu mở mà người đứng đầu sản phẩm này chia sẻ với HTV, cũng như khán giả xem truyền hình về lí do đằng sau việc đưa Zalo sang nước ngoài.
 
Theo HTV, việc lấn sân sang thị trường “ngoại” ngay lập tức buộc Zalo phải đối mặt với hai thách thức: Một là kiếm tiền để bù đắp những gì đã đầu tư, hai là phải ra nước ngoài tìm kiếm người dùng mới. Đó cũng là khó khăn mà chính bản thân những người làm Zalo cũng tự cảm nhận được. Tuy vậy, đội ngũ này khẳng định họ sẽ vẫn tiếp tục đi ra thị trường mới để chuẩn bị cho tương lai. Khi có những mặt trận mới, có những thách thức mới, thì đấy cũng là cơ hội để những người trẻ, những người mới có cơ hội để phát triển.
 
Theo ông Khải, cảm hứng này đến từ việc quan sát các start up ở Đông Nam Á như Garena hay Grab. Những công ty này ngay từ lúc mới hình thành đã tự coi mình là một sản phẩm quốc tế và hướng đến thị trường khu vực và thế giới. Chính cách nghĩ này đã định hình cách thức vận hành của các đơn vị này, giúp các đơn vị này bước ra thế giới dễ dàng hon.
 
Ngoài ra, ông Khải còn cho biết thêm rằng, bản thân Zalo cũng học hỏi rất nhiều từ Viettel ở tinh thần chấp nhận thách thức. Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ rằng cuộc chiến cạnh tranh giữa Vinaphone, MobiFone đã đủ mệt mỏi rồi, nhưng rồi những con người xuất sắc nhất của Viettel Telecom cũng dần dần phải chuyển sang Viettel Global và đi đến những vùng rất xa xôi để phát triển sản phẩm. Thế nhưng, sau tất cả, “xuất ngoại” cũng chính là chiến lược để Viettel phát triển hơn nói chung và đạt được thành quả như hiện tại.
 
Có thể sẽ Zalo sẽ thất bại ở thị trường Myanmar, nhưng điều đó sẽ không ngăn cản đội ngũ này tiếp tục đi sang các thị trường khác ở Đông Nam Á. Không chỉ Zalo mà các sản phẩm khác như Zing MP3, Baomoi, Zing cũng suy nghĩ đến việc bước sang thị trường toàn cầu, ông Khải nói.
 
“10 đội đi ra mà có 8 đội thất bại thì 2 đội thành công cũng sẽ mang đến cho chúng tôi những bài học vô cùng quý giá để có thể phát triển hơn nữa”, ông Khải chia sẻ.
 
* Chi tiết cuộc trao đổi xem tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=s9ZscE6OsyY