SHB và Habubank: Có “kèo trên, kèo dưới”?
Thời điểm tổ chức đại hội cổ đông thường niên Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã gần kề
Thời điểm tổ chức đại hội cổ đông thường niên Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã gần kề. Dự kiến, kế hoạch sáp nhập giữa hai ngân hàng sẽ được đề cập trong chương trình đại hội.
“Bỏ qua cái tôi”
Một nhóm nhà đầu tư cho biết đã quyết định mua vào cổ phiếu SHB và HBB, mục đích chính là có “tấm vé” tham dự đại hội cổ đông, để trực tiếp tai nghe mắt thấy về một sự kiện nóng sốt trên thị trường những ngày qua.
Thời điểm này, cả hai đang hoàn tất danh mục tài liệu phục vụ cho đại hội. Thị trường chờ đợi nội dung kế hoạch sáp nhập sẽ sớm được công bố, giải trình một cách cụ thể. Nếu kế hoạch được đặt ra và lấy ý kiến biểu quyết tại đại hội tới, họ cần được nắm những thông tin đó càng sớm càng tốt, để có cơ sở suy tính cho lựa chọn biểu quyết của mình.
Qua e-mail trao đổi với VnEconomy, một bạn đọc và cũng là nhà đầu tư quan tâm đến sự kiện này kỳ vọng: “Trên phương diện cải tổ, tái cơ cấu ngành ngân hàng nói chung thì sát nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng tốt hơn sẽ đem đến sự tích cực hơn cho nền kinh tế. Dù chưa có cơ sở cụ thể để xem xét ủng hộ hay không, nhưng tôi nghĩ việc sáp nhập sẽ đem đến sự ổn định, tiềm lực phát triển cho hai ngân hàng và hệ thống ngân hàng nói chung”.
Trong khi đó, một nhà đầu tư vừa là cổ đông của SHB vừa là cổ đông của Habubank, cũng là cán bộ một ngân hàng thương mại khác cho rằng ông ủng hộ kế hoạch này bởi nhiều lẽ, cũng như đưa ra phân tích ở các khía cạnh khác nhau.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ kế hoạch sáp nhập này. Bởi lẽ, nếu để Habubank nói riêng hay những ngân hàng tương tự nói chung (mà chúng ta đang gọi là “ngân hàng yếu” nhóm 3, nhóm 4) sẽ rất khó vượt những khó khăn của thị trường tài chính hiện tại: về thanh khoản, về an toàn vốn, về nợ xấu… Nhưng với kịch bản sáp nhập với SHB hiện là ngân hàng nhóm 1, thì sự việc có thể sáng sủa hơn. Bởi cả quyền lợi nhiều phía”, e-mail của nhà đầu tư này chia sẻ khi VnEconomy lấy ý kiến tham khảo.
Và ông phân tích, với quyền lợi khách hàng, việc sáp nhập vẫn đảm bảo an toàn, không làm xáo động thị trường chung nếu có rủi ro xấu nhất nào đó xảy ra cho Habubank; quyền lợi cổ đông sẽ được củng cố và cải thiện nếu Habubank tái cấu trúc và kinh doanh hiệu quả hơn; và quyền lợi bản thân Habubank là vượt qua được khó khăn, đảm bảo quyền lợi khách hàng, cổ đông và người lao động; còn quyền lợi bản thân SHB là kế thừa, củng cố, phát triển dựa trên nền tảng danh mục khách hàng sẵn có từ Habubank.
“Kỳ vọng lớn của tôi về chuyện sáp nhập này là quyền lợi cổ đông của Habubank được đảm bảo, không chênh lệch quá lớn so với cổ đông hiện hữu SHB. Tất nhiên, có thể vẫn phải thấp hơn vì vị thế của Habubank so với SHB nhưng ở mức chấp nhận được. Và băn khoăn của tôi là các cổ đông lớn Habubank có bỏ qua cái tôi của mình để ngồi đàm phán với SHB trên cơ sở hợp tác cùng có lợi không? Hoặc cổ đông SHB có dựa thế “kèo trên” để ép quyền lợi các cổ đông Habubank?”, nhà đầu tư này đưa ra câu hỏi đáng chú ý.
Chủ động hơn là bị động
Một nguồn tin của VnEconomy cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã “ngầm định” một mốc hẹn thời gian, nếu các ngân hàng cần tái cơ cấu (tập trung ở nhóm 3 và nhóm 4) không chủ động tìm đối tác thì sẽ bị chỉ định sáp nhập, hợp nhất hoặc mua - bán lại (sau khi Ngân hàng Nhà nước lập một tổ giám sát riêng).
Còn kế hoạch sáp nhập của Habubank vào SHB là một bước đi chủ động. Chủ động dù sao vẫn tốt hơn là bị động, bởi gắn với vị thế tốt hơn trong đàm phán, trong việc tìm tiếng nói chung thỏa đáng. Và hai bên đã đạt được thỏa thuận bước đầu qua bản ghi nhớ ngày 7/3/2012.
Đến lúc này, câu hỏi vì sao lại là Habubank với SHB mà không phải đối tác khác vẫn còn để ngỏ. Hiện tại, SHB là một thành viên thuộc nhóm 1 (với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17%), có sự tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản nhất trí chủ trương cho kế hoạch, ít nhất cũng có thể xem là một sự thẩm định năng lực bước đầu.
Và SHB là ngân hàng tỏ ra giàu tham vọng. Trong 5 năm qua, quy mô vốn điều lệ đã tăng từ 500 tỷ đồng lên 4.825 tỷ đồng; mạng lưới đã có trên 200 điểm giao dịch, đã mở rộng hoạt động sang Campuchia và dự kiến mở chi nhánh Lào vào tháng 6 tới cũng như nghiên cứu mở chi nhánh Myanmar. Việc hợp tác với Habubank trong kế hoạch này hẳn cũng nằm trong mục đích nhanh chóng tạo một quy mô lớn hơn nữa.
Nếu thành công, SHB sau sáp nhập sẽ có quy mô vốn điều lệ gần 8.000 tỷ đồng; tổng tài sản gần 130 nghìn tỷ đồng; mạng lưới trên 300 điểm giao dịch; nguồn nhân lực khoảng 3.500 người. Cả SHB và Habubank sẽ có một quy mô lớn hơn để tham gia vào một thị trường mà lợi thế đang nghiêng về các “ông lớn”.
Tất nhiên, còn rất nhiều vấn đề đặt ra khi “ghép” hai cơ thể. Đó là các vấn đề kỹ thuật. Điều quan trọng nhất lúc này là sự ủng hộ của cổ đông và người lao động, mà hai bên sẽ nhận được nếu cam kết và bảo đảm được tốt nhất quyền lợi của họ.
Và như băn khoăn của nhà đầu tư ở trên, các cổ đông lớn hai bên có “bỏ qua cái tôi” của mình để hướng tới sự hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích các cổ đông, người lao động và thị trường nói chung?
“Bỏ qua cái tôi”
Một nhóm nhà đầu tư cho biết đã quyết định mua vào cổ phiếu SHB và HBB, mục đích chính là có “tấm vé” tham dự đại hội cổ đông, để trực tiếp tai nghe mắt thấy về một sự kiện nóng sốt trên thị trường những ngày qua.
Thời điểm này, cả hai đang hoàn tất danh mục tài liệu phục vụ cho đại hội. Thị trường chờ đợi nội dung kế hoạch sáp nhập sẽ sớm được công bố, giải trình một cách cụ thể. Nếu kế hoạch được đặt ra và lấy ý kiến biểu quyết tại đại hội tới, họ cần được nắm những thông tin đó càng sớm càng tốt, để có cơ sở suy tính cho lựa chọn biểu quyết của mình.
Qua e-mail trao đổi với VnEconomy, một bạn đọc và cũng là nhà đầu tư quan tâm đến sự kiện này kỳ vọng: “Trên phương diện cải tổ, tái cơ cấu ngành ngân hàng nói chung thì sát nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng tốt hơn sẽ đem đến sự tích cực hơn cho nền kinh tế. Dù chưa có cơ sở cụ thể để xem xét ủng hộ hay không, nhưng tôi nghĩ việc sáp nhập sẽ đem đến sự ổn định, tiềm lực phát triển cho hai ngân hàng và hệ thống ngân hàng nói chung”.
Trong khi đó, một nhà đầu tư vừa là cổ đông của SHB vừa là cổ đông của Habubank, cũng là cán bộ một ngân hàng thương mại khác cho rằng ông ủng hộ kế hoạch này bởi nhiều lẽ, cũng như đưa ra phân tích ở các khía cạnh khác nhau.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ kế hoạch sáp nhập này. Bởi lẽ, nếu để Habubank nói riêng hay những ngân hàng tương tự nói chung (mà chúng ta đang gọi là “ngân hàng yếu” nhóm 3, nhóm 4) sẽ rất khó vượt những khó khăn của thị trường tài chính hiện tại: về thanh khoản, về an toàn vốn, về nợ xấu… Nhưng với kịch bản sáp nhập với SHB hiện là ngân hàng nhóm 1, thì sự việc có thể sáng sủa hơn. Bởi cả quyền lợi nhiều phía”, e-mail của nhà đầu tư này chia sẻ khi VnEconomy lấy ý kiến tham khảo.
Và ông phân tích, với quyền lợi khách hàng, việc sáp nhập vẫn đảm bảo an toàn, không làm xáo động thị trường chung nếu có rủi ro xấu nhất nào đó xảy ra cho Habubank; quyền lợi cổ đông sẽ được củng cố và cải thiện nếu Habubank tái cấu trúc và kinh doanh hiệu quả hơn; và quyền lợi bản thân Habubank là vượt qua được khó khăn, đảm bảo quyền lợi khách hàng, cổ đông và người lao động; còn quyền lợi bản thân SHB là kế thừa, củng cố, phát triển dựa trên nền tảng danh mục khách hàng sẵn có từ Habubank.
“Kỳ vọng lớn của tôi về chuyện sáp nhập này là quyền lợi cổ đông của Habubank được đảm bảo, không chênh lệch quá lớn so với cổ đông hiện hữu SHB. Tất nhiên, có thể vẫn phải thấp hơn vì vị thế của Habubank so với SHB nhưng ở mức chấp nhận được. Và băn khoăn của tôi là các cổ đông lớn Habubank có bỏ qua cái tôi của mình để ngồi đàm phán với SHB trên cơ sở hợp tác cùng có lợi không? Hoặc cổ đông SHB có dựa thế “kèo trên” để ép quyền lợi các cổ đông Habubank?”, nhà đầu tư này đưa ra câu hỏi đáng chú ý.
Chủ động hơn là bị động
Một nguồn tin của VnEconomy cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã “ngầm định” một mốc hẹn thời gian, nếu các ngân hàng cần tái cơ cấu (tập trung ở nhóm 3 và nhóm 4) không chủ động tìm đối tác thì sẽ bị chỉ định sáp nhập, hợp nhất hoặc mua - bán lại (sau khi Ngân hàng Nhà nước lập một tổ giám sát riêng).
Còn kế hoạch sáp nhập của Habubank vào SHB là một bước đi chủ động. Chủ động dù sao vẫn tốt hơn là bị động, bởi gắn với vị thế tốt hơn trong đàm phán, trong việc tìm tiếng nói chung thỏa đáng. Và hai bên đã đạt được thỏa thuận bước đầu qua bản ghi nhớ ngày 7/3/2012.
Đến lúc này, câu hỏi vì sao lại là Habubank với SHB mà không phải đối tác khác vẫn còn để ngỏ. Hiện tại, SHB là một thành viên thuộc nhóm 1 (với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17%), có sự tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản nhất trí chủ trương cho kế hoạch, ít nhất cũng có thể xem là một sự thẩm định năng lực bước đầu.
Và SHB là ngân hàng tỏ ra giàu tham vọng. Trong 5 năm qua, quy mô vốn điều lệ đã tăng từ 500 tỷ đồng lên 4.825 tỷ đồng; mạng lưới đã có trên 200 điểm giao dịch, đã mở rộng hoạt động sang Campuchia và dự kiến mở chi nhánh Lào vào tháng 6 tới cũng như nghiên cứu mở chi nhánh Myanmar. Việc hợp tác với Habubank trong kế hoạch này hẳn cũng nằm trong mục đích nhanh chóng tạo một quy mô lớn hơn nữa.
Nếu thành công, SHB sau sáp nhập sẽ có quy mô vốn điều lệ gần 8.000 tỷ đồng; tổng tài sản gần 130 nghìn tỷ đồng; mạng lưới trên 300 điểm giao dịch; nguồn nhân lực khoảng 3.500 người. Cả SHB và Habubank sẽ có một quy mô lớn hơn để tham gia vào một thị trường mà lợi thế đang nghiêng về các “ông lớn”.
Tất nhiên, còn rất nhiều vấn đề đặt ra khi “ghép” hai cơ thể. Đó là các vấn đề kỹ thuật. Điều quan trọng nhất lúc này là sự ủng hộ của cổ đông và người lao động, mà hai bên sẽ nhận được nếu cam kết và bảo đảm được tốt nhất quyền lợi của họ.
Và như băn khoăn của nhà đầu tư ở trên, các cổ đông lớn hai bên có “bỏ qua cái tôi” của mình để hướng tới sự hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích các cổ đông, người lao động và thị trường nói chung?