“Siêu” dự án Tây Hồ Tây chưa xong mặt bằng vẫn khởi công
Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây đến nay vẫn còn 26,6 ha chưa giải phóng mặt bằng
Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới Hà Nội vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trên địa bàn, tính đến hết năm 2012.
Đáng chú ý, trong số các dự án khu đô thị, khu nhà ở thuộc đối tượng quản lý của cơ quan này, có dự án khu đô thị Tây Hồ Tây với khá nhiều những tồn tại hạn chế, cho dù dự án đã được chính thức khởi công vào giữa tháng 10/2012.
Theo Ban quản lý, dự án khu đô thị Tây Hồ Tây có tổng diện tích được thành phố Hà Nội phê duyệt là 117,3 ha (giai đoạn 1). Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn còn 26,6 ha đất chưa giải phóng mặt bằng. Trong đó, tính đến 30/12/2012, đối với diện tích đất nông nghiệp, dự án vẫn còn khoảng 21,6 ha của 211 hộ gia đình đang sử dụng (tương đương 18,4% diện tích giai đoạn 1) nằm rải rác, xen kẹt với diện tích đã giải phóng mặt bằng.
Ngay cả số diện tích đất đã giải phóng mặt bằng và được Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố bàn giao cho chủ đầu tư là 86 ha cũng chỉ là “bàn giao tạm” với mục đích để bảo vệ, chống tái lấn chiếm.
Đặc biệt, do khu vực dự án Tây Hồ Tây nằm trong khu vực có nghĩa trang, nhiều ngôi mộ, song đến nay các bên liên quan mới chỉ di dời xong 66 ngôi mộ tại xã Xuân Đỉnh, còn tại xã Cổ Nhuế mới chỉ di dời được 1 ngôi mộ. 18 ngôi còn lại chủ đầu tư chỉ mới có báo cáo sơ họa vị trí, gửi Trung tâm Phát triển qũy đất lên kế hoạch khảo sát, di dời.
Ngoài ra, dự án Tây Hồ Tây cũng có 1.680 m2 đất được giao chính là khu vực nghĩa trang Thôn Hoàng (Cổ Nhuế) với khoảng 450 ngôi mộ. Tuy nhiên, đến thời điểm khởi công dự án, chủ đầu tư và các cơ quan của thành phố cũng mới chỉ dừng ở việc điều tra hiện trạng nghĩa trang, xác định ranh giới và xây hàng rào tạm để tránh người dân chôn cất mới, chứ chưa thể di dời.
Theo đánh giá của Ban quản lý, trong tháng cuối cùng của năm 2012 vừa qua, công tác giải phóng mặt bằng của dự án Tây Hồ Tây đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thực tế công tác giải phóng mặt bằng tại dự án vẫn bị chậm so với tiến độ. Đến nay, các đơn vị chức năng của thành phố vẫn chưa thể bàn giao toàn bộ diện tích đất sạch (giai đoạn 1) cho chủ đầu tư để thi công hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Như vậy, nếu chiếu theo các quy định xây dựng và quy định UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý đầu tư các dự án khu đô thị, chủ dự án Tây Hồ Tây đã có phần “nóng vội” khi cho tiến hành khởi công, động thổ dự án, trong khi việc giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án vẫn chưa hoàn tất.
Đặc biệt, nếu đối chiếu với quy định về “lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với dự án khu đô thị mới, dự án phát triển khu nhà ở trên địa bàn được UBND thành phố Hà Nội ban hành vào tháng 9/2012, tức trước thời điểm dự án khởi công khoảng 1 tháng, thì chủ đầu tư phải hoàn thành hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị trước khi xây dựng các công trình khác trong phạm vi dự án theo từng phân kỳ đầu tư.
Dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây có tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD, do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm chủ đầu tư. Dự án sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư từ tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB).
Đáng chú ý, trong số các dự án khu đô thị, khu nhà ở thuộc đối tượng quản lý của cơ quan này, có dự án khu đô thị Tây Hồ Tây với khá nhiều những tồn tại hạn chế, cho dù dự án đã được chính thức khởi công vào giữa tháng 10/2012.
Theo Ban quản lý, dự án khu đô thị Tây Hồ Tây có tổng diện tích được thành phố Hà Nội phê duyệt là 117,3 ha (giai đoạn 1). Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn còn 26,6 ha đất chưa giải phóng mặt bằng. Trong đó, tính đến 30/12/2012, đối với diện tích đất nông nghiệp, dự án vẫn còn khoảng 21,6 ha của 211 hộ gia đình đang sử dụng (tương đương 18,4% diện tích giai đoạn 1) nằm rải rác, xen kẹt với diện tích đã giải phóng mặt bằng.
Ngay cả số diện tích đất đã giải phóng mặt bằng và được Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố bàn giao cho chủ đầu tư là 86 ha cũng chỉ là “bàn giao tạm” với mục đích để bảo vệ, chống tái lấn chiếm.
Đặc biệt, do khu vực dự án Tây Hồ Tây nằm trong khu vực có nghĩa trang, nhiều ngôi mộ, song đến nay các bên liên quan mới chỉ di dời xong 66 ngôi mộ tại xã Xuân Đỉnh, còn tại xã Cổ Nhuế mới chỉ di dời được 1 ngôi mộ. 18 ngôi còn lại chủ đầu tư chỉ mới có báo cáo sơ họa vị trí, gửi Trung tâm Phát triển qũy đất lên kế hoạch khảo sát, di dời.
Ngoài ra, dự án Tây Hồ Tây cũng có 1.680 m2 đất được giao chính là khu vực nghĩa trang Thôn Hoàng (Cổ Nhuế) với khoảng 450 ngôi mộ. Tuy nhiên, đến thời điểm khởi công dự án, chủ đầu tư và các cơ quan của thành phố cũng mới chỉ dừng ở việc điều tra hiện trạng nghĩa trang, xác định ranh giới và xây hàng rào tạm để tránh người dân chôn cất mới, chứ chưa thể di dời.
Theo đánh giá của Ban quản lý, trong tháng cuối cùng của năm 2012 vừa qua, công tác giải phóng mặt bằng của dự án Tây Hồ Tây đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thực tế công tác giải phóng mặt bằng tại dự án vẫn bị chậm so với tiến độ. Đến nay, các đơn vị chức năng của thành phố vẫn chưa thể bàn giao toàn bộ diện tích đất sạch (giai đoạn 1) cho chủ đầu tư để thi công hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Như vậy, nếu chiếu theo các quy định xây dựng và quy định UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý đầu tư các dự án khu đô thị, chủ dự án Tây Hồ Tây đã có phần “nóng vội” khi cho tiến hành khởi công, động thổ dự án, trong khi việc giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án vẫn chưa hoàn tất.
Đặc biệt, nếu đối chiếu với quy định về “lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với dự án khu đô thị mới, dự án phát triển khu nhà ở trên địa bàn được UBND thành phố Hà Nội ban hành vào tháng 9/2012, tức trước thời điểm dự án khởi công khoảng 1 tháng, thì chủ đầu tư phải hoàn thành hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị trước khi xây dựng các công trình khác trong phạm vi dự án theo từng phân kỳ đầu tư.
Dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây có tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD, do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm chủ đầu tư. Dự án sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư từ tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB).